Chùm ảnh xúc xích chứa đầy giòi
Anh Trương – một người tiêu dùng tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho hay, vào chiều 10/6, anh đã mua hai gói xúc xích của Song Hội loại 500g (50g x 10 cây) tại siêu thị trong khu phố. Sau khi mua về, người chị gái đang mang thai hai tháng và cô con gái hai tuổi bóc ra ăn.
“Con gái tôi vừa cắn một miếng thì vợ tôi thấy điều gì bất thường, cô ấy cầm lên xem thì thấy hàng loạt giòi chết nằm lẫn trong xúc xích.” – anh Trương kể lại.
Những con giòi màu trắng nằm lẫn trong xúc xích.
Ngay tối hôm đó, anh đã mang cây xúc xích trên đến siêu thị, tuy nhiên, lúc đó đã khá muộn nên phía nhà sản xuất hẹn sẽ đến giải quyết vào ngày hôm sau. Tối hôm đó và sáng ngày hôm sau, chị gái và con gái anh có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.
Chiều 11/6, đại diện công ty Song Hội đã đến để làm việc với siêu tị và gia đình anh Trương, ban đầu, người này không thừa nhận những chiếc xúc xích anh mua là do Song Hội sản xuất. Để chứng minh, anh Trương bóc thêm một cây xúc xích khác còn nguyên bao bì và nhận thấy bên trong cây này cũng chứa giòi.
Hai gói xúc xích anh Trương mua được sản xuất ngày 8/5/2012, hạn sử dụng 6 tháng, vị đại diện cho công ty Song Hội khẳng định: “Xưởng sản xuất của chúng tôi không hề có ruồi bọ, nguyên liệu được sử dụng là thịt tươi, được xay và hấp chín, sau đó được đưa vào lò 120-150 độ C để tiệt trùng, không thể có chuyện xuất hiện giòi trong xúc xích.”
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên giòi hay côn trùng bị phát hiện trong
xúc xích của Trung Quốc.
Ông Lưu Kim Thọ – phó tổng giám đốc tập đoàn Song Hội cho biết. “Sản phẩm của chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Song sau khi được đưa ra thị trường, trong quá trình vận chuyển hay cất giữ có thể xảy ra hiện tượng hư hỏng.”
Ông Lưu cũng hi vọng, các cơ quan điều tra sẽ sớm đưa ra kết luận chính xác cuối cùng thay vì việc vội quy cho công ty này tội không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cuối tháng 5 vừa qua, sản phẩm thịt của Song Hội cũng dính bê bối tương tự.
Vị phó tổng giám đốc này khẳng định, Song Hội sẽ chỉ chịu bồi thường cho anh số lượng xúc xích tương đương, tuy nhiên, họ sẽ không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào khác trừ khi anh Trương đưa ra được bằng chứng cụ thể về việc người thân bị ngộ độc có liên quan đến chất lượng của xúc xích. “Nếu có bằng chứng rõ ràng cho việc này, chúng tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan.”
Song Hội – tập đoàn chế biết thịt lớn nhất Trung Quốc cũng vừa dính vào một vụ bê bối tương tự, ngày 29/5 vừa qua, một người tiêu dùng tại Trịnh Châu khẳng định đã phát hiện rất nhiều giòi trong sản phẩm thịt lợn của tập đoàn này, tuy nhiên Song Hội vẫn một mực phủ nhận sự việc cũng như từ chối yêu cầu bồi thường của khách hàng.
Theo vietbao
Pha máu kiếm lời: y đức thành nước lã
Mới đây, có tin đồn về việc pha loãng máu để bán cho bệnh nhân ở Hà Tĩnh. Nếu thật sự có việc pha máu để bán kiếm lời thì đây là sự táng tận lương tâm kinh khủng của những người từng nghiêm chỉnh đọc lời thề của ông tổ ngành y Hippocrates. Bởi người bệnh đã đến sát cửa tử mà lại được truyền máu dỏm thì không còn sự bi thảm nào hơn!
Vì sao máu quý?
Máu có hai thành phần cơ bản: huyết tương và huyết cầu. Huyết tương chính là chất lỏng chiếm 54% thể tích máu huyết cầu gồm nhiều loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) chiếm 46% thể tích còn lại. Cần ghi nhận các tỷ lệ hay số liệu về thành phần của máu, vì đây là các con số gần như không đổi hoặc thay đổi rất ít ở cơ thể người khoẻ mạnh, nếu có sự pha loãng máu thì các tỷ lệ sẽ thay đổi (như tỷ lệ huyết cầu sẽ rất thấp so với con số 46% nếu máu pha loãng). Trong huyết tương còn có rất nhiều chất dinh dưỡng và các chất điện giải, thành phần và hàm lượng các chất này gần như không đổi để máu có độ nhớt, tỷ trọng, áp suất thẩm thấu bất biến (nếu các trị số này thay đổi thì hoặc đó là máu lấy ra từ người bị bệnh, hoặc máu dự trữ dùng để truyền đã bị pha loãng).
Máu có nhiều chức năng rất quan trọng như hô hấp, dinh dưỡng, bảo vệ cơ thể (bạch cầu được xem như lực lượng tinh nhuệ), vận chuyển các chất sinh học tối quan trọng như hormon, enzyme... để thống nhất và điều hoà các hoạt động của cơ thể... Chính máu có nhiều chức năng quan trọng như thế nên khi người bệnh bị mất nhiều máu do giải phẫu, do chấn thương... mà số lượng máu trong cơ thể bị thiếu đến mức nguy hiểm thì phải bổ sung máu gọi là truyền máu. Khi đó, máu bổ sung được xem là thuốc đặc biệt và những trường hợp phải dùng đúng thuốc đặc biệt đó là: giảm thể tích máu, điều trị thiếu máu, truyền huyết tương cho người bị thiếu máu hemophilia, cung cấp vài thành phần của máu ngoài hồng cầu...
Ở đây cần nêu trường hợp người bệnh mất máu nhưng lại được chỉ định được dùng "dịch truyền thay thế máu" chứ không phải truyền máu. Dịch truyền thay thế máu là các dung dịch keo chứa các chất có phân tử lượng lớn như dextran có tác dụng tái lập chất lỏng trong máu, và được chỉ định dùng trong trường hợp thiếu máu không nghiêm trọng. Chứ thiếu máu đến độ nghiêm trọng thì chất có thể bổ sung phải là máu và là máu nguyên vẹn, không thể là máu pha loãng.
Có những trường hợp người ta không truyền máu nguyên vẹn mà là bổ sung một hay vài thành phần của máu như bổ sung chỉ riêng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu hay các yếu tố đông máu... Khi đó, các thành phần đã được tách riêng từ máu lấy từ ngân hàng máu được xử lý theo quy trình vô trùng nghiêm ngặt để cung cấp cho cơ thể người bệnh. Chứ hoàn toàn không có việc "pha loãng máu" dành cho truyền máu.
Làm sao nhận biết máu truyền đã bị pha loãng? Nhìn bằng mắt thường thì không thể nào biết được, nhưng tìm cách đo tỷ lệ thể tích huyết cầu thì có thể nhận ra (trong bệnh viện đo bằng cách quay máu ly tâm trong ống Hematocrite).
Pha máu, loãng y đức
Truyền máu là việc làm giống như sử dụng con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc bổ sung chất vô cùng quý là máu, cũng có thể đưa vào cơ thể người bệnh các mầm bệnh vô cùng độc hại và nguy cơ xảy ra tai biến do truyền máu. Chính vì thế, việc lấy máu từ người hiến và bảo quản, dự trữ, sau đó truyền cho người nhận là người bệnh đều có các quy trình thao tác chuẩn rất khắt khe nhằm bảo đảm điều tối hậu là "an toàn truyền máu". An toàn về chất lượng sản phẩm máu bắt đầu từ người hiến máu, phải sàng lọc để máu hoàn toàn vô trùng, không chứa các mầm bệnh (như HIV, siêu vi B, siêu vi C, giang mai...), xác định loại máu nào (A, B, AB, O, Rh , Rh-...) Việc sàng lọc trước khi máu được truyền cho người bệnh là vô cùng quan trọng để bảo đảm người bệnh không bị truyền nhầm máu và không khốn đốn do máu truyền nhiễm mầm bệnh. Thế mà nay lại có tin đồn là có nhà chuyên môn pha loãng lương tâm bằng cách pha máu bán cho người bệnh! Việc làm này nếu có chỉ vì lợi nhuận, bởi trên thế giới cho tới nay chưa có chỉ định gọi là pha loãng máu để truyền cho bệnh nhân. Theo nguồn tin, người pha loãng máu cũng có chút hiểu biết là dùng nước muối sinh lý (tức dung dịch NaCl 0,9%) để pha nhằm không làm thay đổi áp suất thẩm thấu của máu (NaCl 0,9% đẳng trương tức cùng áp suất thẩm thấu với máu). Nhưng họ quên các điều cơ bản khác: thủ thuật pha loãng có tuyệt đối vô trùng (ở các nước tiên tiến, người pha loãng dịch truyền chứa thuốc trị ung thư truyền cho người bệnh phải là dược sĩ lâm sàng và phải tuân thủ quy trình thao tác vô trùng), việc pha loãng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bệnh nhân khốn khó đang cần truyền máu thực thụ...
Theo vietbao
Bỏ tiền tỉ cấy tóc, Rooney sắp... hói trở lại Rooney hói vẫn hoàn hói, là những gì phóng viên ghi lại được trong buổi tập mới nhất của ĐT Anh. Tóc của tiền đạo M.U đã có dấu hiệu rụng sau gần một năm được cấy ghép. Rooney chi gần 30.000 bảng (hơn 1 tỷ VNĐ) để cấy tóc, thậm chí còn nhuộm màu cho "ra dáng". Nhưng chưa đầy một năm...