CHÙM ẢNH: Vườn đào đẹp nhất Hà Nội vắng bóng người dịp Tết dương lịch
Hiện tại một số gốc đào tại Nhật Tân đã nở, đây cũng là điểm đến của người dân mỗi độ Tết đến. Tuy nhiên, do kỳ nghỉ năm nay lạnh giá nên vườn đào nổi tiếng nhất Thủ đô này bỗng vắng khách.
Hôm nay (30.12), dù cả nước đang trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch nhưng không khí tại vườn đào Nhật Tân lại hết sức vắng lặng. Các vườn hoa cảnh xung quanh vườn đào cũng chung tình trạng.
Nguyên nhân được các chủ vườn khẳng định là do giá lạnh bao trùm khắp Thủ đô, nhiệt độ dưới 10 độ C kèm gió mạnh, có lúc có mưa nên cả ngày hôm nay vườn đào hầu như không có khách đến thăm quan, chụp hình.
Cơn mưa đêm qua khiến cho các đoạn đường quanh vườn đào ngập trong bùn đất, trở nên lầy lội, khó đi và mất mỹ quan.
Các mảnh vườn im ắng, vắng bóng du khách dù đây là điểm đến ưa thích của người dân mỗi kỳ nghỉ lễ.
Trên một số mảnh vườn lác đác có bóng người làm thuê hoặc chủ vườn đang chăm sóc cho các cây đào.
“Cách đây một tuần, nhiều du khách đến vườn đào tham quan, nhưng mấy ngày nay do lạnh giá nên rất vắng vẻ”, một chủ vườn đào cho biết.
Video đang HOT
Một số vườn đã xuất hiện những cây hoa nở bung khắp các cành, ngọn.
Những cành đào nở sớm sẽ được chủ vườn đem bán phục vụ người chơi đào sớm, như dịp rằm tháng giêng…
Đào phai là giống hoa phổ biến nhất tại nơi đây, nhiều cây bắt đầu ra hoa từ nhiều ngày trước đó.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, giá rét còn tiếp diễn nhiều ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho cây đào phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng làm cuộc sống người dân bị đảo lộn ít nhiều.
Theo danviet.vn
Các nước trên thế giới chào đón năm mới độc đáo như thế nào?
Mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hóa bản địa riêng biệt và cách mà họ chào đón năm mới cũng theo nhiều cách không giống nhau.
Cùng khám phá cách mà các nước trên thế giới chào đón năm mới nhé.
1. Nga
Tại Nga, ngày Tết, người ta trang hoàng lộng lẫy những cây thông tuyệt đẹp và làm món bánh nướng cổ truyền để đón chào Năm mới.
Theo phong tục, một cây thông to sẽ được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Moscow). Đây là "cây thông năm mới số 1" của nước Nga và trở thành địa điểm vui chơi của thiếu nhi khắp cả nước.
Đến 12 giờ đêm Giao thừa, ông già Noel sẽ xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng, vai mang theo túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông.
2. Anh
Một ngày trước Tết Dương lịch, người dân Anh tất bật mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt. Họ cho rằng, nếu rượu, thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, ở Anh còn lưu hành phong tục "lấy nước đầu Năm mới". Mọi người đều tranh nhau đi lấy nước để được là người đầu tiên múc được gáo nước đầu tiên trong những giờ phút đầu tiên của Năm mới để may mắn suốt cả năm.
Vào đêm Giao thừa, người Anh thường mang theo bánh ngọt và rượu đi thăm hỏi người thân, bạn bè. Tuy nhiên, những người khách sẽ không gõ cửa mà đi thẳng vào bên trong. Họ cho rằng, sau khi chuông báo nửa đêm chuyển sang Năm mới, người đầu tiên đặt chân vào nhà là một người đàn ông có mái tóc đen hoặc là một người giàu có sẽ mang đến cho chủ nhà một Năm mới đại cát đại lợi.
3. Mỹ
Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: "Happy New Year!" và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống "Auld Lang Syne", tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.
Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng.
Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.
Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình... may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói...
4. Đức
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".
5. Pháp
Người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc nên có câu nói "Người Pháp dùng rượu để chào đón Năm mới" là vì thế.
Vào ngày Tết, người dân Pháp phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Không chỉ vậy, trong ngày đầu Năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm.
Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết thì nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát.
6. Colombia
Đốt "ông năm cũ" là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.
7. Argentina
Nước được người Argentina xem là thứ "thánh khiết" nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày Tết Dương lịch, người ta lũ lượt kéo nhau ra sông để tắm mừng Năm mới. Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Họ dùng những cánh hoa tươi chà xát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho Năm mới.
Theo PNN
5 điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam trong dịp Tết Dương lịch 2019 Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2019, những người ưa thích đón năm mới trong băng tuyết như ở châu Âu sẽ có thể được thỏa mãn nguyện vọng nếu đến những nơi sau. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho hay dịp Tết dương lịch 2019, phía Bắc chịu rét hại nhất trong 10 năm gần đây, có nơi...