Chùm ảnh uy nghi cặp tàu tên lửa đầu tiên Việt Nam tự đóng
Cặp tàu tên lửa HQ 377 và HQ 378 đầu tiên trong loạt tàu tên lửa nội địa đầu tiên đã được Quân chủng Hải quân, Bộ quốc phòng tiếp nhận bàn giao từ Tổng công ty Ba Son sáng nay, 27/6, tại quân cảng Ba Son, TPHCM.
Đến dự Lễ bàn giao có Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM, các tướng lĩnh Bộ quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Quân khu 7.
Dưới đây là một số hình ảnh về lễ bàn giao cặp tàu tên lửa hiện đại đầu tiên được đóng tại Việt Nam do Phóng viên báo Tiền Phong ghi lại:
Cán bộ chiến sĩ hải quân tàu HQ 377 và HQ 378.
HQ 377 và HQ 378 là cặp tàu tên lửa đầu tiên trong loạt tàu tên lửa thuộc dự án 12414 được đóng tại Việt Nam. Được coi là loại tàu chiến hiện đại, nhỏ gọn, cơ động “mang tính đột phá về công nghệ”, tàu tên lửa HQ 377, HQ 378 mang theo nhiều vũ khí điều khiển tự động, gồm tên lửa và các loại pháo.
Video đang HOT
Tàu được tiến hành thử nghiệm nhiều lần trên thực địa, bắn đạn thật, bắn tên lửa, được Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Sau khi thử nghiệm thành công, tàu tên lửa được được bàn giao cho Quân chủng Hải quân. Đại diện Quân chủng Hải quân làm lễ trao chìa khóa tàu cho thuyền trưởng hai tàu.
Thiếu tá Phạm Tiến Dũng, thuyền trưởng tàu HQ 378 thay mặt bộ đội hai tàu tên lửa lên phát biểu ý kiến, thể hiện niềm tự hào là những cán bộ, chiến sĩ đầu tiên được tin tưởng tiếp nhận tàu tên lửa hiện đại, xin hứa cán bộ chiến sĩ tàu sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đem hết sức mình, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Đại biểu cắt băng Lễ bàn giao cặp tàu tên lửa đầu tiên.
Cán bộ chiến sĩ hải quân tàu HQ 377 và HQ 378.
Trước đó, cặp thứ hai của tàu tên lửa đã được hạ thủy, chuyển sang giai đoạn tích hợp vũ khí và cặp tàu thứ ba đang giai đoạn đóng, lắp các tổng đoạn, đấu lắp tổng thành. Không bao lâu nữa, những chiếc tàu chiến hiện đại “Made in Vietnam” sẽ xuất hiện trong đội hình tàu tên lửa, làm tăng thêm khả năng chiến đấu cho Hải quân Việt Nam, góp phần thực hiện sứ mệnh bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Quân chủng Hải quân tự hào giới thiệu với các tướng lĩnh quân đội và quan khách về mức độ hiện đại của tàu tên lửa mới đóng.
Khách tham quan, chiêm ngưỡng tàu tên lửa mới đóng, còn thơm mùi sơn, đậu uy nghi trên sông Sài Gòn. Trong đó có cả khách nước ngoài.
Theo Tiền Phong
Sức mạnh tàu tên lửa BPS-500 sau khi được nâng cấp của Việt Nam
BPS-500 là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga. Gần đây con tàu này bắt đầu được nâng cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới.
Chiếc tàu tên lửa BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990. KBO 2000 là một dự án hợp tác giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB).
Tàu tên lửa BPS-500 có tổng chiều dài khoảng 62m, chiều rộng 11m, lượng giãn nước 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người, lương nhiện liệu đủ để tàu có thể hoạt động ngoài khơi 30 ngày liên tục với vận tốc lớn nhất là 30 hải lý/h.
BPS-500 được trang bị hệ thống radar cảnh giới Pozitiv ME có thể phát hiện và bám theo nhiều mục tiêu cùng lúc cả trên không và trên biển ở phạm vi lên tới 100km.
Bên cạnh đó BPS-500 cũng sở hữu hàng loạt các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường cho các tên lửa và các hệ thống pháo để có thể tấn công chính xác nhằm tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên biển cũng như trên không của đối phương.
BPS-500 được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E có tầm bắn 130km, tổ hợp tên lửa phòng không Igla và 2 súng đại liên 12,7mm nhằm tiêu diệt các loại máy bay tầm thấp của kẻ thù.
Đáng chú ý là sau khi được nâng cấp, tàu BPS-500 được trang bị hệ thống chống ngầm đó là bệ phóng ngư lôi Paket-E vào loại hiện đại nhất của hải quân Nga hiện nay. Ngoài ra, tàu cũng được lắp pháo hạm A-190E cỡ nòng 100mm mới thay cho pháo hạm AK-176 mm.
Như vậy sau khi cải tiến và nâng cấp thì biến thể của tàu tên lửa BPS-500 có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn, nó có thể diệt được các tàu ngầm thay vì chỉ có chức năng chống hạm như phiên bản cũ. BPS-500 sau khi được nâng cấp đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của lực lượng hải quân Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Theo Phụ Nữ & Đời Sống
Khám phá loại tàu đặc biệt nhà máy Việt Nam có thể đóng cho Venezuela Các tàu Damen Roro 5612 ngoài khả năng vận tải, đổ bộ quân, xe cơ giới còn có thể mang theo các container, mở ra hướng trang bị hệ thống tên lửa Club-K. Tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh) dẫn lời Tư lệnh Hải quân Venezuela, Đô đốc Gilberto Pinto Blanco ngày 27/5 cho biết lực lượng này sẽ mua sắm thêm...