Chùm ảnh: Trường em ở lưng chừng núi
Học sinh dân tộc Mông nơi Háng Đồng ngày xưa chỉ dùng ngựa thồ hoặc đi bộ 3 ngày trời mới tới được trường…
Háng Đồng là xã vùng cao khó khăn bậc nhất huyện Bắc Yên (Sơn La). Nơi đây có 100% người Mông sinh sống trên dãy núi cao gần 2000m so với mặt biển, bốn mùa ngập chìm trong mây phủ. Trước đây, vùng đất này được mệnh danh là thủ phủ của cây thuốc phiện. Muốn vào được Háng Đồng, chỉ có thể đi bằng xe Uoat đặc dụng, hoặc xe máy bánh quấn thêm xích để đi vào ngày mưa. Xưa, học sinh dân tộc Mông nơi đây chỉ dùng ngựa thồ hoặc lầm lũi lội bộ 3 ngày trời mới ra được trường, phố huyện.
Nhờ nỗ lực triệt phá cây thuốc phiện của các cấp uỷ chính quyền, vùng đất nơi rẻo cao sương phủ đang dần thay da đổi thịt. Việc cho con đi học để thoát nghèo đã được người dân đưa lên hàng đầu. Nhưng sự học trong cái đói, cái nghèo còn vương vít, thì luôn hàm chứa nhiều câu chuyện cảm động.
Hầu hết cơm ăn của các em đều chính do tay các em tự nấu lấy
Háng Đồng gồm 6 bản làng heo hút là Háng BLa, Chống Tra, Háng Đồng A, Háng Đồng B, Háng Đồng C, Làng Sáng. Học sinh bản xa phải vượt núi mất nửa ngày đường trong sương mù mới đến được trường ở trung tâm xã. Đời sống người dân nơi đây hết sức nghèo khổ. Trong ảnh chính là ngôi nhà nội trú của học sinh. Khu nhà nội trú học sinh, thực ra là những lều bạt nhỏ nhoi dựng tạm khó chống chọi được với những cơn lốc xoáy, mưa dông… nhưng sự hiếu học nơi đây thì rất đáng khâm phục.
Những bữa cơm học sinh nội trú chỉ đơn thuần là bí xanh, măng rừng luộc chấm muối. Thi thoảng có một vài con cá khô; còn thịt lợn thì đường như là điều gì đó quá xa xỉ.
Những bữa ăn đạm bạc thế này lặp đi lặp lại quanh năm…
Video đang HOT
Đồ dùng cá nhân để ăn cơm hết sức đơn giản
Các em phải tự tập thói quen sinh hoạt ngay từ nhỏ, mọi công việc có thể làm được
Hai chị em chuẩn bị trang phục để tới trường
Hiệu trưởng liên trường cấp Tiểu học và THCS Đỗ Văn Tâm cho biết, năm học này đã vận động được rất nhiều học sinh nghỉ học đến lớp; chưa xảy ra trường hợp bỏ học nào. Đó cũng là kỳ tích của vùng đất khó.
Ở nơi khó khăn này, những quyển sách, báo đến tay các em sẽ được truyền đọc tới bao giờ nhàu nát quyển báo thì thôi
Để đảm bảo có điện cho lớp học và điện sinh hoạt, thầy và trò thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện mini
Nhằm chia sẻ, động viên những học sinh nghèo hiếu học, vừa qua Chương trình tình nguyện từ thiện “Nâng bước học trò nghèo” do Chi đoàn Đài Phát thanh & Truyền hình Sơn La, cùng các chi đoàn báo chí và Tổ chức Áo ấm mùa đông phối hợp thực hiện đã trao tặng các em học sinh nghèo vượt khó tại Háng Đồng 70 xuất học bổng; hơn 1.000 quyển vở học sinh, 40 tập giấy A4, 130 đôi dép nhựa và hơn 500 bộ quần áo ấm mùa đông.
Lần đầu tiên, tại rẻo cao đại ngàn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ và tiết mục lửa trại đã thu hút hàng ngàn người dân tham gia. Những điệu xoè ô, múa khèn dập dìu, e ấp của dân tộc Mông đã làm ấp áp thêm bản làng vốn đìu hiu trong sương lạnh. Cũng trong dịp này, buổi giao lưu “Nâng bước học trò nghèo”, đó là tâm nguyện mà bất cứ ai đặt chân đến vùng đất khó khăn này cũng đều trăn trở. Điều đáng nói là giữa vùng đất mịt mùng mây phủ, vẫn còn có những thầy cô giáo tâm huyết, đam mê cống hiến, tận tâm với trò nghèo. Mai đây, những trẻ em vùng cao Háng Đồng sẽ tiếp bước đi tìm con chữ, viết nên những giấc mơ đổi thay vùng đất khó mà người dân nơi đây đã bao đời kiên gan bám núi mưu sinh.
Theo GDVN
Đi "chợ một giá" ở vùng cao
Không họp theo phiên như những chợ quê khác, không chen lấn, xô bồ mà gần gũi, thân thuộc lại vô cùng độc đáo bởi nơi đây toàn bán những sản vật địa phương.
Sản vật đem ra chợ đều là những thứ của nhà làm ra
Chợ "một giá" duy nhất ở vùng đồng bào dân tộc ở xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đang là điểm dừng chân hấp dẫn của người dân Yên Bái cũng như du khách trên tuyến đường Nghĩa Lộ - Yên Bái.
Cuối thu, đầu đông, khi những nương cải của đồng bào dân tộc Mông vào mùa thu hoạch, trước kia đồng bào chỉ trồng để dùng cho bữa ăn gia đình, sau vì rau nhiều, nhà lại gần đường nên 1 số người mang ra bày bán, lâu dần người dân quen mua, người cần bán cũng nhiều, thế là hình thành nên chợ.
Ban đầu chỉ có đồng bào Mông tụ họp, họ bán những mớ rau cải, củ gừng, mấy quả bí ngô hay mớ rau rừng, thang thuốc lá cây... vì là những sản vật sẵn có nên họ chỉ bán với 1 giá duy nhất - 5 nghìn đồng. Và vì người mua đã quen nên cũng không thấy ai mặc cả, họ chỉ lấy hàng và trả tiền cho người bán, lại còn hỏi thăm chuyện trò rất rôm rả như những người thân lâu ngày gặp nhau. Lâu dần người Thái, người Tày cũng mang những sản vật của mình đến góp vui, giờ thì chợ có thêm nhiều mặt hàng khác như quả vườn nhà, khoai nương, ngô, măng, hoa chuối hay những món gia vị đậm đà của những món ăn dân tộc, hoặc những món bánh của đồng bào dân tộc có thể mua về gia đình hay làm quà cho người thân, bạn bè đều ý nghĩa.
Chợ đã có từ 2, 3 năm nay và vẫn giữ được những nét giản dị, chân chất của vùng đồng bào dân tộc miền núi, chợ chưa có tên, chưa được quy hoạch thành chợ dân sinh nên người dân vẫn quen gọi là chợ "5 nghìn" hay chợ "một giá".
Cùng khám phá nét đẹp giản dị của chợ "một giá" này:
Bánh trưng đen, đặc sản của dân tộc Tày
Những trái bí ngô đúng vụ
Phiên chợ tấp nập người bán, người mua
Đây là rau cải nương
Rau rừng xanh mướt
Rau rớn
Theo xahoi
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu Để có thể mang được con chữ đến với trẻ em học sinh vùng sâu, vùng khó khăn nhiều giáo viên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không chỉ chịu nhiều vất vả mà có lúc còn phải mang cả mạng sống của mình ra để đánh cược với tử thần. Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê,...