Chùm ảnh: Phá cỗ trên vỉa hè dưới ánh trăng rằm huyền ảo
Bầu trời quang đãng, thời tiết thuận lợi làm cho đêm rằm tháng Tám càng thêm hấp dẫn dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Nhiều địa điểm phá cỗ trung thu được sắp đặt ngay trên vỉa hè. Trẻ em có thể vui chơi ngoài trời, vừa háo hức trong tiếng trống tùng dinh, vừa cảm nhận được vẻ đẹp nhẹ nhàng dưới ánh trăng đẹp nhất trong năm.
Thời tiết thuận lợi, trăng được nhìn rõ ràng từ lúc xế chiều trên bầu trời Hà Nội trong ngày rằm tháng Tám.
Ánh trăng sáng vằng vặc trên hồ Đắc Di lúc 19h30.
Vào thời điểm này, các tụ điểm phá cỗ vui Trung thu đã rộn ràng trên nhiều đường phố. Trong ảnh là một tụ điểm vui Trung thu tại phố Hàng Thiếc (Hoàn Kiếm).
Một tụ điểm vui Trung thu của con em người dân khu vực ngõ Đê La Thành nhỏ đang diễn ra vô cùng náo nhiệt dưới ánh trăng.
Một mâm cỗ Trung thu được chuẩn bị đầy đủ với những thứ không thể thiếu như hoa quả, đèn ông sao cùng nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trên vỉa hè trong ngõ Đê La Thành nhỏ.
Video đang HOT
Ánh trăng sáng vàng vặc lúc 20h30.
Một gia đình tự tổ chức vui Trung thu cho trẻ em ở phố Thuốc Bắc (Hoàn Kiếm).
Khung cảnh náo nhiệt ở khu vực tổ chức phá cỗ Trung thu cho trẻ em phố Hàng Thiếc (Hoàn Kiếm).
Đây là phố có nghề thủ công truyền thống về ngành cơ khí lâu đời, trong ảnh là những chiếc tàu thủy được làm đúng với thiết kế cũ bày bán trên phố.
Người dân ở các khu phố có tổ chức phá cỗ cho trẻ em đều nhiệt tình hưởng ứng và cùng tham gia vui chơi.
Trăng treo trên hồ Gươm.
Tiết mục thưởng quà cho đội múa lân trên đường phố.
Hà Nội 22h, trăng đã lên cao.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Người giữ nghề xăm hường trên đất Cố đô
Suốt 40 năm, đôi bàn tay tài hoa của ông Đặng Văn Tố (Thừa Thiên - Huế) đã chế tác ra hàng nghìn bộ xăm hường cung cấp cho những gia đình còn giữ thú chơi đổ xăm hường.
Ngồi dưới bóng cây xoan đào ở đầu xóm Thượng Thành, tỉ mỉ khắc những hoạ tiết lên miếng xương bò hình chữ nhật, ông Đặng Văn Tố (67 tuổi, trú phường Thuận Lộc, TP Huế, Thừa Thiên - Huế) kể về thú chơi đổ xăm hường thú chơi đổ xăm hường trên đất Huế.
Theo ông Tố, trò chơi này một thời chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc, cung tần mỹ nữ trong hoàng cung nhà Nguyễn. Đa số các bộ xăm hường sử dụng trong hoàng cung được chế tác từ ngà voi. Vì nguyên liệu chế tác quý hiếm, người dân bình thường rất khó sở hữu riêng cho mình một bộ xăm hường.
Ông Đặng Văn Tố bên các bộ xăm hường do mình tạo ra. Ảnh: Võ Thạnh
Về sau, trò chơi này phổ biến ra ngoài cung, được xem là trò chơi dân gian khi nhiều người dân biết đến. Nghề sản xuất bộ xăm hường bắt đầu phát triển, các bộ xăm hường thường làm từ xương động vật và gỗ.
"Các thẻ sẽ được khắc hình ảnh các ông Trạng, chữ Hán Nôm và nhuộm màu sao cho bắt mắt, cuốn hút người chơi. Màu chủ đạo thông thường là màu đỏ và màu xanh. Sau đó, các thẻ sẽ được mài bóng bởi máy mài", ông Tố nói.
Hình ảnh trên thẻ xăm sau khi khắc sẽ được mài bóng. Ảnh: Võ Thạnh
Theo người đàn ông 67 tuổi, ngày xưa các thợ hành nghề chế tác xăm hường đều khắc hình ảnh ông Trạng, chữ Hán Nôm bằng cách thủ công, với thanh sắt sắc nhọn. Nhiều năm trong nghề, ông Tố đã tự chế ra một chiếc máy giúp ông khắc hình ảnh trên thẻ nhanh hơn.
Những bộ xăm hường được ông Tố làm xong, chờ dịp Tết để bán. Ảnh: Võ Thạnh
Biết làm xăm hường không có thu nhập ổn định, thường thì cuối năm mới có khách tìm đến mua xăm hường để chơi trong dịp xuân, ông Tố vẫn gắn bó với nghề. "Tôi muốn góp sức lưu giữ trò chơi này cho thế hệ trẻ", ông chia sẻ.
Bà Phan Thị Cúc, Chủ tich UBND phường Thuận Lộc (TP Huế) cho biết, trên địa bàn chỉ còn duy nhất ông Tố là người còn hành nghề chế tác xăm hường.
Đổ xăm hường là trò chơi gieo 6 "hột súc sắc" (còn gọi là "hột tào cáo") để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Một bộ xăm hường có 3 món đồ là những chiếc thẻ xăm, 6 hột súc sắc và bát sứ để gieo súc sắc.
Võ Thạnh
Theo VNE
Các cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ đi hội Lim Ngày đầu khai mạc, hội Lim (Bắc Ninh) đón hàng nghìn du khách với các làn điệu quan họ, trò chơi dân gian. Ngày 19/2, hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) đón hàng nghìn khách khai hội, chủ yếu là người dân quanh vùng. Năm nay, hội Lim kéo dài trong hai ngày là 12-13 âm lịch (tức 19-20/2). Các nghệ nhân ngồi...