Chùm ảnh: Những người lính rà phá bom mìn
Những người lính rà phá bom mìn vẫn miệt mài đối mặt với tử thần để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Chiến tranh đã lùi xa, dân tộc Việt Nam đang sống trong ấm no hòa bình, độc lập tự do. Khúc ruột miền Trung – Tây Nguyên trước đây oằn mình gánh chịu bom, đạn của kẻ thù cũng đã hồi sinh tươi tốt. Nhưng ẩn sâu trong lòng đất vẫn còn đó những hậu quả của chiến tranh để lại. Bom, mìn, đạn chưa nổ và cả những vùng đất bị ô nhiễm về chất độc hóa học Di-ô-xin vẫn gây ra những tang thương cho người dân vô tội.
Nhiều năm qua, các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là lực lượng bộ đội Công binh vẫn miệt mài ngày đêm dò tìm, xử lý, tiêu hủy bom, mìn, vật liệu nổ trên các mảnh nương, rẫy, khu dân cư… cố gắng xóa sạch những vùng đất bị ô nhiễm bởi bom, mìn.
Cuộc chiến thầm lặng ấy vẫn hết sức ác liệt và gian khổ, không quản tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, những người lính rà phá bom mìn vẫn miệt mài đối mặt với tử thần để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Xin gửi đến độc giả một số hình ảnh về công tác rà, phá bom mìn của lực lượng Công binh trên địa bàn Miền Trung – Tây Nguyên.
Cán bộ, chiến sĩ Công ty Trường An thuộc Bộ Tổng tham mưu thực hiện dò gỡ bom, mìn trên địa bàn xã Hòa Nhờ, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Máy dò nông được sử dụng phổ biển, máy có khả năng phát hiện bom, đạn ở độ sâu từ 1-3m
Video đang HOT
Ngoài ra các lực lượng công binh còn được trang bị máy dò sâu Valloon EC1303A1 có khả năng dò sâu đến 5m
Phát hiện một quả bom loại 250 cân Anh ở độ sâu hơn 2m
Gian khó, vất vả, hiểm nguy-đó là những gì người lính công binh phải đối mặt khi làm nhiệm vụ dò, gỡ bom, mìn sót lại sau chiến tranh
Ngay sát khu dân cư phường Hòa Quý quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lực lượng Trung tâm dò phá bom mìn 20 thuộc Tổng công ty 36 phát hiện một quả bom ở độ sâu khoảng 1m
Bom, mìn, vật liệu nổ được quy tập chờ đưa đi hủy nổ
Anh Nguyễn Hưng (1973) ở Tổ 1 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, bị mù 2 mắt, chân, tay, bụng bị nhiều vết thương nặng do vướng phải mìn khi đi chăn trâu năm 1985
Nhóm Phóng viên Báo Quân đội nhân dân trao quà cho A Luyện ở làng Kon Trang Kép, xã Đắkla, huyện Đắk Hà (Kon Tum) nạn nhân duy nhất sống sót sau vụ nổ lựu đạn 9/11/2007. 3 đứa trẻ chăn trâu cùng Luyện là A Cảo, A Thế, A Luy bị chết tại chỗ khi quả lựu đạn phát nổ.
Những bản làng mới với những con đường uốn lượn như dải lụa trên vùng đất đỏ Ba zan phì nhiêu rợp màu xanh tươi tốt của cây cà phê, tiêu… Có ai biết chúng được mọc lên từ những bãi mìn dày đặc trước kia. Sự sống đang được hồi sinh trên “vùng đất chết” là do một phần công sức không nhỏ của những người chiến sĩ công binh.
Theo 24h
Run sợ sống chung với "tử thần"
Bom mìn sót lại sau chiến tranh có mặt khắp nơi, đa số trong trạng thái sẵn sàng phát nổ. Hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn trong rà phá, xử lý.
Trong khi tỉnh Phú Yên có hơn 200.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn nặng thì tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều hơn, với 230.000 ha. Hiện 100% số xã, phường của tỉnh Quảng Ngãi bị ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh.
Hơn 170 năm nữa mới dọn hết
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi cho biết đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành rà phá trên diện tích 1.900 ha, thu gom hơn 1.540 quả bom mìn, vật liệu nổ các loại. Trong năm 2012, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai rà phá bom mìn, vật liệu nổ khoảng 4.150 ha. Tuy nhiên, diện tích rà phá bom mìn vẫn còn quá nhỏ so với diện tích bị ô nhiễm.
Theo thiếu tá Dương Thế Dũng, Giám đốc Công ty 319-5 (đơn vị được giao rà phá bom mìn còn sót lại ở tỉnh Quảng Ngãi), công tác rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh ở tỉnh này hiện đang gặp nhiều khó khăn, như: khu vực bị ô nhiễm bom mìn phần lớn có địa hình, thủy văn phức tạp bom mìn nằm ở các độ sâu khác nhau với nhiều dị vật nhiễm từ, gỉ sắt... Trong khi đó, hoạt động rà phá bom mìn chủ yếu sử dụng thiết bị cá nhân nên hiệu suất chưa cao.
Một quả đạn cối được phát hiện ven đường ở xã Hòa Thành - TP Cà Mau
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, đến nay, tỉnh đã có trên 2.600 người chết và hơn 4.350 người bị thương do tai nạn bom mìn. Hiện tỉnh mới làm sạch được 12.000 ha đất, vẫn còn trên 380.000 ha bị ô nhiễm bom mìn, trong đó nặng nhất là huyện Đakrông với trên 109.000 ha, kế đến là huyện Hướng Hóa với 84.700 ha... Bom mìn hiện hữu ngay trên mặt đất, nằm ở hàng rào nhà dân...
Trung tá Lê Mạnh Hùng, Trưởng Ban Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, cho biết nếu tiến độ dọn dẹp bom mìn tiến triển như hiện nay thì phải mất... hơn 170 năm nữa, tỉnh này mới cơ bản sạch bom mìn, tiêu tốn kinh phí trên 3.800 tỉ đồng.
Có rất nhiều ở các khu dân cư
Mới đây, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu đã vô hiệu hóa 137 quả pháo 105 ly được phát hiện dưới nền nhà một người dân ở ngay trung tâm thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Theo chủ nhà, ông Phan Văn Phụng, vào ngày 29/11, nhóm thợ xây đào hố đóng cừ thấy nhiều đầu đạn pháo nhưng nhầm tưởng là ống nước nên vẫn đào xới. Nhóm thợ chỉ ngưng tay khi lửa tóe ra từ những trái pháo sau những nhát cuốc cực mạnh.
Tiến hành rà soát, lực lượng công binh phát hiện bên dưới có hàng trăm quả pháo được chèn chặt với bê tông. Một sĩ quan công binh nhận định số vũ khí này sót lại sau chiến tranh vì trước đây, khu vực ông Phụng xây nhà từng là trận địa pháo. Số pháo này có khả năng phát nổ nếu gặp ma sát mạnh. Rất may là nhóm thợ xây đã dừng tay đúng lúc, nếu không thì hậu quả khó lường.
Trước đó, khoảng tháng 3/2012, trong lúc cưa một ống nhôm mua từ một bà bán ve chai, những người làm công cho cơ sở phế liệu của ông Hà Sinh ở xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai phát hoảng, bỏ chạy khi thấy bên trong chứa đến 64 quả bom bi. Ban Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu xác định đó là những quả bom do quân đội Mỹ sản xuất, không có chốt an toàn nên rất dễ phát nổ. Số bom này sau đó được đưa đến khu tập trung bom mìn ven biển Bạc Liêu để kích nổ phá hủy.
An Giang cũng là một trong những địa phương có lượng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh khá lớn, tập trung nhiều nhất ở các huyện biên giới như Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Tân Châu. Trong đợt rà phá quy mô lớn gần đây nhất, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng các địa phương đã tìm thấy và xử lý an toàn trên 4 tấn bom mìn các loại.
Riêng tại huyện Tri Tôn, lực lượng chức năng đã phát hiện một quả bom napalm nặng trên 315 kg trong một khu dân cư, một quả khác nặng 225 kg thuộc khu vực Đá Đen. Trước đó, cuối tháng 8/2011, sau khi tát cạn nước mưa gây ngập trong khuôn viên Nhà Văn hóa huyện Tri Tôn, các cán bộ của cơ quan này tá hỏa khi phát hiện phía dưới có căn hầm nhỏ chứa đến 89 đầu đạn pháo loại 105 ly. Ngay lập tức, cả khu vực này được phong tỏa để chờ lực lượng chuyên môn đến xử lý.
Chậm xử lý
Cách đây không lâu, một nhóm công nhân khi san ủi hầm tôm đã phát hiện một quả đạn cối 81 dài khoảng 50 cm trên phần đất của ông Cao Văn Út ở ấp Xóm Chùa, xã Hòa Thành - TP Cà Mau. Nhóm công nhân đã đưa quả đạn lên để sát đường lộ. Phải gần 1 năm phơi mưa nắng, sau khi người dân nhiều lần phản ánh, cơ quan chức năng mới đưa quả đạn đi xử lý.
Trước đó, cánh thợ rừng đi "ăn" ong phát hiện một ổ pháo 20 quả 105 ly nằm cặp đường Cà Mau - U Minh (ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh - Cà Mau). Kể từ đó, ai cũng sợ, không dám đến gần khu vực này. Ngành chức năng địa phương cho biết do không có kinh phí vận chuyển đến nơi cách ly, tiêu hủy nên số đạn nói trên cứ nằm ì tại chỗ trong thời gian dài
Theo 24h
Cất nhà trên một... hầm pháo Ngày 1.12, Ban công binh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu cho biết, theo trình báo của ông Phan Văn Phụng, ngụ thị trấn Giá Rai (H.Giá Rai) trong quá trình đào hố để đóng cừ tràm xây nhà, nhóm thợ xây đã phát hiện nhiều đầu đạn pháo. Ban đầu có người còn tưởng đầu đạn là ống nước nên...