Chùm ảnh: Những loài chim không thể bay
Dù thuộc họ chim, nhưng những loài này lại không hề được hưởng đặc quyền sải cánh trên bầu trời.
Đà điểu. Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46m/h.
Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải cánh rất nhanh. Loài cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam.
Chim Emu. Đây là giống chim bản địa lớn nhất ở Australia với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách với tốc độ tối đa là 30m/h.
Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin.
Video đang HOT
Chim Takahe. Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison.
Chim cốc Galapagos. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc không có khả năng bay lượn và sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác.
Chim Kiwi. Đây là loài chim bản địa của New Zealand và được xem là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim Kiwi. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm.
Chim Kakapo. Loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được New Zealand gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể.
Chim Weka. Loài chim không biết bay này nổi tiếng nóng tính và tò mò. Chúng thường nghe nhiều hơn là nhìn. Và cũng giống như gấu trúc, chim Weka được biết đến với tài ăn trộm thức ăn, sau đó tìm đến một nơi trú ẩn khác để khám phá.
Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mèo Cassowary ở Australia cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm tuy nhiên chúng mới bị tuyệt chủng cách đây không lâu.
Vịt trời Campbell là loài kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường ăn côn trùng và loài giáp xác. Cho đến nay vịt Campbell đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để bảo tồn và duy trì sự phát triển của loài vịt hiếm này./.
Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/MSN
Phát hiện loài khủng long mới ở Trung Quốc
Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện ra một loại khủng long mới ở Trung Quốc đang làm sáng tỏ cách thức loài bò sát cổ đại phát triển khác với các loài chim thời hiện đại.
Hình ảnh loài khủng long Wulong bohaiensis được mô tả lại.
Được biết đến với cái tên Wulong bohaiensis, hóa thạch 120 triệu năm tuổi chứa cả xương và lông được bảo tồn và được phát hiện cách đây hơn 10 năm tại tỉnh Jehol ở Trung Quốc.
Tiến sĩ Ashley Poust, người đã phân tích mẫu vật cho biết, loài khủng long mới phù hợp với phân tích đáng kinh ngạc của các loài động vật có lông, có cánh và có liên quan mật thiết đến nguồn gốc của các loài chim. Bộ xương được mô tả trong bài báo mới là hoàn chỉnh đáng kể.
Nghiên cứu các mẫu vật như thế này không chỉ cho chúng ta thấy những con đường đôi khi đáng ngạc nhiên mà cuộc sống trong thời kỳ cổ đại đã đi mà còn cho phép chúng ta kiểm tra ý tưởng về các đặc điểm quan trọng của loài chim, bao gồm cả chuyến bay trong quá khứ xa xôi.
Loài bò sát cổ đại này có một cái đuôi dài và xương "sẽ tăng gấp đôi chiều dài của nó có một khuôn mặt hẹp với hàm răng sắc nhọn và được bao phủ bởi lông vũ.
Theo các nhà nghiên cứu, đó là một hoá thạch khủng long chưa trưởng thành. Điều đó biểu thị rằng một số loài khủng long nhất định đã phát triển với lông trông rất trưởng thành trước khi chúng phát triển. Và đặc biệt những con khủng long trẻ tuổi cần những chiếc lông đuôi này cho một số chức năng mà chúng ta không biết, hoặc chúng đang mọc lông thực sự khác với hầu hết các loài chim còn sống.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Fox News
Khám phá những kỳ bí về rừng cây rung động ở Namibia Rừng cây rung động là một trong những rừng cây kỳ lạ, cá thể cây có vẻ ngoài hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương. (Nguồn Amusing Planet) Rừng cây rung động hay rừng cây quiver nằm cách khoảng 14 km về phía đông bắc của thị trấn Keetmanshoop, trên con đường tới ngôi làng nhỏ...