Chùm ảnh người dân Hà Nội ra sông Kim Ngưu bắt cá sau bão số 3
Chiều 3/8, thời tiết Hà Nội đôi lúc vẫn xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, nhiều ao hồ tràn ngập khiến cá theo dòng bơi ra sông. Đây cũng là thời điểm thích hợp để người dân đổ ra sông, hồ bắt cá.
Theo ghi nhận của PV, tại khu vực sông Kim Ngưu, Hà Nội rất đông người dân mang vó, lưới ra để đánh cá. Chỉ trong ít phút rất nhiều cá mắc vào lưới vó của người dân. Những con cá lớn này chủ yếu từ các hồ, ao theo mưa lớn thoát ra ngoài.
Sau khoảng 2 giờ kéo vó, nhiều người đã bắt được hàng chục kg cá
Những túi cá nặng được khuân lên bờ, cho vào bao tải
Video đang HOT
Theo người dân ở đây cho biết, cứ mưa bão nước chảy siết thì sông Kim Ngưu rất nhiều cá.
Nhiều người đi đường cũng thích thú dừng xe theo dõi việc bắt cá
THÀNH LONG
Theo TTTĐ
Mưa lũ làm 2 người chết, 15 người mất tích
Mưa lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 2 người chết, 15 người mất tích, 1 người bị thương; nhiều nhà dân bị ngập, cuốn trôi; nhiều đô thị ngập lụt cục bộ.
Lũ tràn qua nhà của người dân H.Mường Lát (Thanh Hóa) . Ảnh:Phúc Ngư
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, rạng sáng 3.8, bão số 3đã đi vào khu vực phía bắc tỉnh Quảng Ninh với gió mạnh cấp 7, giật cấp 9 và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu rồi tan dần. Hoàn lưu bão đã gây mưa lớn rộng khắp ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ.
Tỉnh Thanh Hóa có nhiều nơi mưa rất lớn, lượng mưa đo tại xã Na Mèo (H.Quan Sơn) lên tới 332 mm, tại xã Tam Chung (H.Mường Lát) 328 mm. Tại Lạng Sơn 320 mm, Hưng Yên 260 mm, Hà Nam 260 mm. Dự báo, mưa sau bão số 3 ở các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ còn kéo dài đến hết ngày 4.8 với nhiều diễn biến phức tạp, khiến khu vực đô thị vẫn còn có nguy cơ ngập úng và lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.
Tang thương Sa Ná
Mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương. Tại Thanh Hóa, mưa lớn kéo dài gây lũ và sạt lở đất đá, khiến các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát bị thiệt hại nặng nề. Toàn H.Quan Sơn có 17 người (15 người ở xã Na Mèo, 2 người ở xã Sơn Thủy), 25 ngôi nhà (xã Na Mèo 20 căn, xã Sơn Thủy 5 căn) bị lũ cuốn trôi; hàng chục ngôi nhà bị đất đá tràn vào gây hư hỏng.
Lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán người dân H.Mường Lát (Thanh Hóa)
Theo lãnh đạo H.Quan Sơn, khoảng 5 giờ ngày 3.8, lũ bất ngờ tràn qua bản Sa Ná (xã Na Mèo), cuốn trôi 15 người và cuốn trôi hoàn toàn 20 ngôi nhà. Sau khi lũ quét xảy ra, UBND huyện và UBND xã Na Mèo tổ chức lực lượng tìm kiếm các nạn nhân, giúp người dân khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do bản Sa Ná đang bị cô lập hoàn toàn do nước sông Luồng dâng cao và chảy xiết, nên các lực lượng chức năng chưa thể tiếp cận. Đến chiều cùng ngày, hơn 100 người gồm các lực lượng bộ đội biên phòng, công an, dân quân, người dân và chính quyền địa phương sau nhiều giờ nỗ lực đã tìm thấy và cứu sống 5 người dân ở bản Sa Ná bị cuốn trôi. Như vậy, tại H.Quan Sơn còn 12 người mất tích. Ngoài ra, hậu quả mưa lũ đang khiến 17 bản trên địa bàn H.Quan Sơn bị cô lập. Chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp 95 hộ dân khỏi những nơi sạt lở và có nguy cơ sạt lở.
Tại xã Sơn Thủy (H.Quan Hóa) mưa lũ cuốn trôi 2 người dân, đến tối 3.8 vẫn chưa tìm thấy. Tại H.Mường Lát, nước lũ tràn về đã cuốn trôi ông Bùi Văn Hoạt (58 tuổi, ngụ bản Na Tao, xã Pù Nhi) vào sáng 3.8. Nhiều xã trên địa bàn huyện như Pù Nhi, Quang Chiểu, Mường Chanh, Tén Tằn, Trung Lý, Tam Chung, Nhi Sơn, Mường Lý và TT.Mường Lát cũng xảy ra lũ, sạt lở. Hậu quả, 8 nhà dân bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn; 92 nhà bị nước lũ, đất đá tràn vào gây hư hỏng. Trong khi đó, nhiều tuyến đường lớn bị sạt lở khiến huyện biên giới này đang bị cô lập với miền xuôi. Trước đó, ngày 31.7, mưa lớn gây sạt lở đất đá tại xã Mường Lý khiến anh Vàng A Lâu (33 tuổi, trưởng bản Sài Khao, xã Mường Lý) tử vong.
Tại Bắc Kạn, mưa lớn trong suốt đêm 2 và ngày 3.8 gây ra vụ vụ lở đá trên QL3, đoạn qua thôn Bản Giác (xã Hòa Mục, H.Chợ Mới). Đất đá văng trúng 2 người đang đi xe máy là bà Trần Thị Tư (76 tuổi) và anh Trần Kim Tuấn (17 tuổi, cùng trú tại thôn Tân Khang, xã Hòa Mục) khiến bà Tư tử vong tại chỗ, anh Tuấn bị thương nặng.
Nhiều cây xanh tại Hải Phòng gãy đổ . Ảnh: Lê Tân
Nhiều đô thị ngập lụt
Tại Quảng Ninh, bão số 3 không gây thiệt hại về người nhưng tại TP.Móng Cái và các huyện Hải Hà, Tiên Yên, Đầm Hà, nước trên các sông dâng cao trên 3 m đã gây ngập lụt cục bộ một số tuyến đường, ngầm tràn, nhiều cây cối bị gãy đổ. Toàn bộ hoạt động thông thương trên sông biên giới Ka Long ở TP.Móng Cái bị dừng hoạt động. Trong khi đó, lúc 10 giờ ngày 3.8, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh đã cấp phép hoạt động trở lại cho 500 tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, có khoảng 100 tàu tránh trú tại khu vực Gia Luận (H.Cát Hải, Hải Phòng) bị mắc cạn. Đến 17 giờ cùng ngày, các tàu mới bắt đầu di chuyển trở về Hạ Long.
Tại Hải Phòng, gió bão khiến nhiều cây xanh bị gãy đổ và một số bảng quảng cáo lớn bị hư hỏng. Mưa lớn trong đêm cũng đã gây lụt cục bộ tại các tuyến phố Bạch Đằng, Tô Hiệu, Hồ Xuân Hương, Lê Lợi, Hùng Vương... Đến 13 giờ ngày 3.8, phà Gót - Cái Viềng (H.Cát Hải) được phép hoạt động trở lại.
Ghi nhận tại Hà Nội, mưa lớn từ đêm 2.8 khiến nhiều tuyến phố ngập sâu. Tại đường Lương Thế Vinh (Q.Thanh Xuân) có đoạn nước mưa dồn ứ ngập có thời điểm sâu tới 0,3 - 0,4 m. Nhiều cửa hàng bên đường phải ngừng kinh doanh, dựng ván và đắp đập ngăn nước. Mưa lớn cũng khiến khu chợ Thanh Xuân Bắc (Q.Thanh Xuân) tê liệt khi đường dẫn vào chợ ngập sâu. Tại tuyến đường Cổ Linh (Q.Long Biên) ngập sâu 0,3 - 0,5 m trong nhiều giờ khiến nhiều ô tô chết máy. Mưa bão số 3 cũng đã làm 72 cây xanh trên địa bàn TP gãy đổ.
Lốc xoáy làm hàng loạt nhà cửa và cây cối đổ ngã
Chiều 3.8, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, cho biết mưa giông kèm lốc xoáy xảy ra trưa cùng ngày đã gây thiệt hại tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tại các huyện Châu Thành, Cái Bè và Gò Công Tây có 46 căn nhà bị sập và tốc mái; 25 ki ốt vựa trái cây bị sập; 2 trụ điện, 1 trụ đèn đường bị ngã đổ... Cùng ngày, tại tỉnh Bến Tre đã có nhiều cây cối bị ngã đổ, nhà cửa bị tốc mái khá nghiêm trọng.
Khoảng 11 giờ ngày 3.8, cơn mưa lớn kèm gió thổi mạnh đã khiến tấm bảng quảng cáo cao hàng chục mét trên tuyến QL1, thuộc TT.Châu Hưng, H.Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) bị gãy đôi, đổ sập, gây thiệt hại 2 căn nhà bên dưới. Những người chứng kiến cho biết tấm bảng quảng cáo có chiều cao khoảng 30 m, rộng 40 m2; đoạn giữa trụ khung sắt bị gió giật gãy đôi, đổ sập về hướng trung tâm TP.Bạc Liêu, đè lên quán ăn Quê Hương và căn nhà của bà Nguyễn Thị Ảnh; trong đó quán ăn Quê Hương bị thiệt hại rất nặng.
Bắc Bình - Trần Thanh Phong
Khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ
Ngày 3.8, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 3 gây ra.
Theo đó, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình có người thân tử vong, mất tích do mưa lũ, chia sẻ những khó khăn, mất mát của chính quyền và người dân vùng lũ. Thủ tướng lưu ý tỉnh Thanh Hóa và các địa phương tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, khu khai thác khoáng sản, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời. Tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm những người còn mất tích.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 4, các lực lượng đóng quân trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn những người mất tích và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương, nhất là tại tỉnh Thanh Hóa. Bộ TN-MT chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động phòng, tránh, ứng phó.
Chí Hiếu
Theo Thanhnien
Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ quét, ngập úng do mưa hoàn lưu sau bão Ngày 3-8, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 937/C-TTg về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 3. Cán bộ, nhân viên oàn KT-QP 5 giúp người dân xã Tén Tằn, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) khắc phục hậu quả lũ quét. Ảnh: MẠNH HÙNG Theo đó, yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa và...