Chùm ảnh: Ngư dân hối hả sửa tàu vươn khơi bám biển
Dù trời nắng nóng như thiêu như đốt, những người công nhân, kỹ sư đóng sửa tàu vẫn miệt mài với công việc cho những con tàu kịp hoàn thành để ngư dân vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trưa 16/6, phóng viên có mặt tại Hợp tác xã (HTX) Trục vớt, đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), ghi nhận không khí làm việc khẩn trương, miệt mài của hàng trăm công nhân, kỹ sư nơi đây.
Thời tiết miền Trung những ngày đầu hè nắng nóng gay gắt, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến công việc của họ.
Kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Viện Nam, ngày càng có nhiều tàu cá ngư dân công suất lớn được hạ thủy.
Và hàng trăm lượt tàu cá nối đuôi nhau vào HTX Bắc Mỹ An sửa chữa vì ngư dân Đà Nẵng muốn con tàu mình vươn khơi được vững vàng hơn trước sóng gió và những hiểm nguy từ phía Trung Quốc
Các công nhân, kỹ sư đóng sửa tàu phải căng sức ngày đêm làm việc để những con tàu kịp vươn khơi.
Video đang HOT
Giữa cái nắng như thiêu đốt, việc sửa chữa tàu cá cho ngư dân không bị chậm lại.
Hai người công nhân đang miệt mài với công việc cưa ghép ván tàu giữa nắng nóng gay gắt.
Dùng lửa uốn cho ván đóng tàu cong lại.
Dùng tay trám bột đá hòa keo vào các mạch gỗ…
…Và bước tiếp theo là sơn dán keo cho kín vỏ gỗ khỏi nước vào khoang tàu.
Một tay bám chặt giữ cơ thể, một tay khẩn trương sơn cabin con tàu sắp được hoàn thành.
Ông Huỳnh Văn Minh (53 tuổi, quê Duy Xuyên, Quảng Nam) đã có 32 năm thâm niên nghề đóng sửa tàu, chia sẻ: “Khẩn trương đóng sửa các con tàu hoàn thành đúng thời hạn để ngư dân vươn khơi, bám biển, chúng tôi cũng cảm thấy vui vì ít nhiều cũng đóng góp được một phần công sức vào việc giữ chủ quyền đất nước, nên thời tiết như thế này nhằm nhò gì…”.
Và những bữa cơm vội vã của những công nhân, kỹ sư dưới bóng mát con tàu để kịp nghỉ trưa và 13h00 chiều lại bắt đầu lại với công việc.
Theo Khampha
Philippines đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm xây dựng ở Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm, động thái mà Bắc Kinh có thể sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Bưu điện Hoa Nam ngày 16/6 đưa tin, Philippines hôm qua cho biết nước này sẽ đề xuất 1 lệnh cấm xây dựng trên Biển Đông, 2 ngày sau khi Bắc Kinh xây dựng trái phép 1 trường học trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân xâm lược toàn bộ trong các năm 1956, 1974 và đồn trú trái phép từ đó đến nay - PV) để tăng cường tuyên bố "chủ quyền" của họ với quần đảo này.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm, động thái mà Bắc Kinh có thể sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng ra và nói rằng chúng ta cần phải quản lý những căng thẳng ở Biển Đông trước khi nó tuột khỏi tầm tay", del Rosario nói.
Bắc Kinh bắt đầu xây dựng trái phép trường học trên đảo Phú lâm để làm nơi dạy dỗ con em của lính Trung Quốc và những người khác vào Thứ Bảy, 2 năm sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông".
Ông Rosario nói với kênh ABS CBN News rằng, Trung Quốc đang tăng tốc mở rộng các hoạt động (bất hợp pháp) của họ trên Biển Đông trước khi ASEAN và Trung Quốc có thể xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử COC.
Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm, Bắc Kinh đã xây dựng trái phép 1 bưu điện, phòng giao dịch ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và không ngừng di dân trái phép từ đại lục ra đảo. Tính đến nay, có 1443 người Trung Quốc thường trú trái phép tại đảo Phú Lâm, có lúc con số này lên tới 2000 người, theo chính quyền địa phương Trung Quốc lập ra cho biết.
Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp thêm 1 sân bay, khách sạn, thư viện và 5 tuyến đường chính, cột sóng di động và 1 đài tiếp sóng truyền hình vệ tinh 24h. Bắc Kinh có tàu cung cấp thực phẩm, nước ngọt, vật liệu xây dựng và di dân riêng ra Hoàng Sa.
Căng thẳng đã leo thang đáng kể từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nhưng lại ngụy biện rằng khu vực đó thuộc cái gọi là "vùng biển Tây Sa".
Hôm Chủ Nhật Philippines cũng tuyên bố phản đối hoạt động phi pháp của Trung Quốc tập kết vật liệu biến đá thành đảo ở Tư Nghĩa cùng với Chữ Thập, Gạc Ma, Gaven (nhóm 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay, Philippines cũng yêu sách chủ quyền với khu vực này - PV).
Theo Giáo Dục
Xây căn cứ Gạc Ma: TQ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ VN Đó là nhận định của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trước thông tin Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong lúc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc...