Chùm ảnh nghi thức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Ngày 28/4 (tức 19/3 năm Quý Tỵ), tại đảo Lý Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các họ tộc trên đảo tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa theo nghi thức truyền thống, nhằm tái hiện lại những đội thuyền năm xưa ra đi bảo vệ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Nghi lễ này có từ hàng trăm năm qua, vốn là lễ thức của các dòng họ có người lính Hoàng Sa, Trường Sa và dọc ven biển Quảng Ngãi tế sống, tôn vinh, ngưỡng vọng và tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã ra đi không trở về, quên mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Chùm ảnh về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa theo nghi thức truyền thống:
Dâng lễ vật lên ban thờ các hùng binh Hoàng Sa.
Hàng bài vị của các hùng binh Hoàng Sa.
Video đang HOT
Phần Lễ thề lính trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Hát Bả trạo ngợi ca tinh thần yêu nước của những hùng binh Hoàng Sa.
Một nghi lễ thuộc Chánh lễ của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Dâng chúc văn tại Lễ tế. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Những chiếc thuyền và hình nhân thế mạng tái hiện lại hình ảnh các hùng binh năm xưa.
Đưa thuyền và hình nhân thế mạng tái hiện lại hình ảnh các hùng binh
năm xưa, thả xuống biển.
Đoàn thuyền lễ và hình nhân thế mạng ra khơi.
Theo ANTD
"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" đón nhận bằng di sản của UNESCO
Tối 13-4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ tôn vinh, đón nhận bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương", là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ 2013.
Đến dự buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ban ngành, tỉnh thành trong cả nước các cơ quan, tổ chức quốc tế gồm đại diện Ban Thư ký UNESCO, đại diện 25 nước trong Ủy ban liên chính phủ thực hiện công ước của UNESCO lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và đông đảo nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các vua Hùng là Quốc tổ, có công dựng nước - nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước.
Thờ cúng các vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc tổ phù hộ quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng, mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở con cháu đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam- những người cùng chung một cội nguồn. Vì vậy, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử hàng nghìn năm, tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc ta".
Đại diện UNESCO trao bằng chứng nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự đóng góp phong phú của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại. Vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ trách nhiệm to lớn là phải tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy hơn nữa giá trị của di sản văn hóa vô giá này, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho những giá trị văn hóa của cha ông chúng ta để lại, mãi mãi tỏa sáng cùng với những bước tiến của đất nước trong thời đại ngày nay".
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Katherine Muller Marin đánh giá: "Tôi rất vui khi được biết rằng Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa của UNESCO, đã quyết định hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đáp ứng đầy đủ tiêu chí để đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tôi có thể thấy được niềm hân hoan của những ai đã làm việc miệt mài trong công tác nghiên cứu, phối hợp với cộng đồng địa phương và trong toàn bộ quá trình đề cử. Nỗ lực to lớn của quý vị đã giúp cho công việc của tôi ở Việt Nam trở thành trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình. Tôi cảm ơn các qúy vị đã vì tâm huyết bảo vệ Lễ hội đền Hùng như một món quà của người dân Việt Nam cho toàn thể nhân loại. Và giờ đây, thay mặt cho UNESCO chúng tôi xin được chúc mừng vì sự công nhận quan trọng này".
Các tiết mục nghệ thuật tái hiện các sinh hoạt đời thường cư dân lúa nước thời vua Hùng
Cũng tại buổi lễ tôn vinh đã diễn ra nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được trình diễn bởi hơn 1.300 diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng đến từ các đoàn nghệ thuật trên cả nước và đông đảo nhân dân tỉnh Phú Thọ. Buổi lễ cũng là hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại lễ hội đền Hùng năm Quý Tỵ 2013, diễn ra từ 13 đến 19-4 (tức mùng 4 đến 10-3 Âm Lịch).
Theo Dantri
Hình ảnh Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa ở Việt Nam Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mối nhân duyên với Việt Nam... Ngày 7/4/2013 Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn truyền thừa...