Chùm ảnh ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo giữa đại dịch Covid-19
Trên toàn thế giới, người Hồi giáo đang mừng Lễ kỷ niệm Eid al-Adha hay còn gọi là lễ Hiến sinh. Nhưng giữa đại dịch, Eid al-Adha được tổ chức phù hợp tình thế để tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Do đại dịch Covid-19 các cuộc tụ họp đông người bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Ở hầu hết các quốc gia, nhà thờ Hồi giáo đã đóng cửa. Và trong trường hợp được mở cửa thì việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và đo nhiệt độ sẽ được thực hiện. Mecca và Medina là nơi thu hút nhiều tín đồn hành hương từ khắp nơi trên thế giới, nhưng giờ đây chỉ mở cửa cho du lịch nội địa.
Các ngày lễ thường được tổ chức 4 ngày liên tiếp. Nhưng không phải nơi nào cũng có. Ví dụ, ở Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức trong 10 ngày và ở Uzbekistan, Tajikistan các lễ hội được tổ chức thành 3 ngày.
Lễ Eid al-Adha, hay còn gọi là lễ Hiến sinh để tưởng nhớ và tôn vinh Nhà tiên tri Ibrahim. Đây là một trong những dịp lễ quan trọng nhất theo lịch Hồi giáo. Cụ thể, người Hồi giáo trên toàn thế giới tổ chức nhằm tôn vinh việc Ibrahim (Abraham) đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ishmael. Thế nhưng sau đó Thượng đế đã cấp cho ông một con cừu làm vật hiến tế thay thế.
Vào dịp này, người Hồi giáo thường tập trung tại các Thánh đường hoặc những nơi công cộng lớn để tiến hành cầu nguyện và tiến hành nghi lễ hiến sinh các con vật như cừu, dê hoặc bò. Sau đó, thịt sẽ được chia cho gia đình, bạn bè và người nghèo.
Dưới đây là chùm ảnh Lễ kỷ niệm Eid al-Adha của người Hồi giáo giữa đại dịch Covid-19 do hãng tin Sputnik tổng hợp:
Lễ kỷ niệm ở Indonesia.
Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trong một bài phát biểu trên truyền hình trực tiếp nhân dịp lễ Eid al-Adha ở Tehran.
Video đang HOT
Các tín đồ Hồi giáo tham dự buổi cầu nguyện để đánh dấu ngày lễ Eid al-Adha giữa đại dịch Covid-19 ở Somalia.
Người Hồi giáo đeo khẩu trang trong một nhà thờ ở Istanbul.
Các tín đồ Hồi giáo đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách xã hội tại Nhà thờ Hồi giáo Mohammad al-Amin ở Beirut, Lebanon.
Tín đồ Hồi giáo tại một nhà thờ ở Moscow.
Kiểm tra thân nhiệt tại một nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Manchester, miền bắc nước Anh.
Người Hồi giáo Iraq cầu nguyện trong lễ Eid al-Adha trên đường phố bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Abu Hanifa ở Iraq.
Người Hồi giáo ở Nigeria.
Những người đàn ông Afghanistan gặp nhau tại một nhà thờ Hồi giáo sau những lời cầu nguyện trong lễ hội Eid al-Adha.
Người tị nạn Afghanistan dâng lời cầu nguyện Eid al-Adha tại một nhà thờ Hồi giáo trong trại tị nạn Kazana ở ngoại ô Peshawar, Pakistan.
Một giáo sĩ gửi lời cầu nguyện để chúc mừng Eid al-Adha tại Nhà thờ Hồi giáo Maryam ở thành phố Caen tại Pháp.
Người Hồi giáo trong một buổi cầu nguyện lễ hội tại Nhà thờ Hồi giáo Nhà thờ ở thành phố Novosibirsk, Nga.
Những người Hồi giáo Indonesia cầu nguyện Eid al-Adha tại Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar, giữa đại dịch Covid-19 bùng phát ở Jakarta, Indonesia.
Hình ảnh tại một nhà thờ Hồi giáo Moscow với dòng người kéo dài ra các con phố.
Bên trong một nhà thờ Hồi giáo ở Nga, nghi thức cầu nguyện được thực hiện với sự tham gia của một số người tối thiểu.
Quy mô lễ hành hương Hajj giảm hàng trăm lần do đại dịch
Thay vì cho phép hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về thánh địa Mecca để tham gia cuộc hành hương Hajj như thường lệ, năm nay A-rập Xê-út chỉ cho phép tối đa 10 nghìn người tham gia nghi lễ linh thiêng này.
A-rập Xê-út yêu cầu người hành hương không được chạm vào khối đá Kaaba.
Thay vì cho phép hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về thánh địa Mecca để tham gia cuộc hành hương Hajj như thường lệ, năm nay A-rập Xê-út chỉ cho phép tối đa 10 nghìn người tham gia nghi lễ linh thiêng này.
Ngày 29-7, các tín đồ Hồi giáo tại A-rập Xê-út bắt đầu cuộc hành hương kéo dài năm ngày. Năm nay, A-rập Xê-út chỉ cho phép tối đa 10 nghìn người đã có mặt tại nước này tham gia cuộc hành hương Hajj. Trước đó, có tới 2,5 triệu tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới tham gia cuộc hành hương trong năm 2019.
A-rập Xê-út buộc phải đưa ra quyết định nêu trên trong bối cảnh nước này là một trong những quốc gia có nhiều ca mắc và tử vong do Covid-19 nhất tại Trung Đông. Tính đến hôm nay, A-rập Xê-út ghi nhận gần 271 nghìn ca bệnh, trong đó khoảng 2.800 người đã tử vong.
Ông Khalid bin Qarar Al-Harbi, Giám đốc An ninh công cộng A-rập Xê-út cho biết: "Không có vấn đề đáng quan ngại về an ninh trong cuộc hành hương này, việc giảm quy mô hành hương là nhằm bảo vệ người tham gia khỏi nguy cơ mắc bệnh".
Những người tham gia cuộc hành hương năm nay phải đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách xã hội trong khi thực hiện các nghi thức tôn giáo tại thánh địa Mecca và khu vực lân cận ở miền tây A-rập Xê-út. Tất cả tín đồ được yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi tới Mecca và trải qua thời gian cách ly sau khi kết thúc cuộc hành hương.
Truyền thông nhà nước A-rập Xê-út ghi nhận hình ảnh nhân viên y tế đang khử trùng hành lý của người hành hương và một số người được đeo vòng điện tử để các nhà chức trách có thể giám sát hành trình của họ. Nhân viên vệ sinh cũng lau dọn khu vực chung quanh khối đá thiêng Kaaba tại thánh địa Mecca. Các nhà chức trách đã yêu cầu phong tỏa Kaaba trong năm 2020 và yêu cầu người hành hương không được chạm vào khối đá để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, A-rập Xê-út đã thiết lập nhiều cơ sở y tế, phòng khám di động và chuẩn bị xe cứu thương để phục vụ người hành hương.
Theo quan niệm của đạo Hồi, mỗi tín đồ Hồi giáo có năm bổn phận chính, và một trong các bổn phận là trong đời phải hành hương ít nhất một lần đến thánh địa Mecca bằng kinh phí cá nhân. Dù chi phí của mỗi cuộc hành hương không hề nhỏ nhưng hằng năm vẫn có hàng triệu lượt tín đồ hành hương tới Mecca.
Dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường
Khám phá Syria thời trước chiến tranh Cuộc nội chiến ở Syria đã khiến bốn trăm nghìn người thiệt mạng, sáu triệu người mất nhà ở và hàng chục thành phố bị san phẳng. Bên cạnh đó, nó tàn phá nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước gây thiệt khoảng 400 tỷ USD. LHQ cũng từng mô tả nội chiến Syria là thảm họa nhân đạo...