Chùm ảnh: Muôn kiểu vi phạm giao thông ngày nắng nóng
Nhiều người tham gia giao thông tìm đủ mọi cách tránh nóng, bất chấp vi phạm Luật Giao thông và an toàn khi lưu thông trên đường …
Những ngày gần đây, đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc không chỉ vắt kiệt sức của người lao động mà còn trở thành nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vi phạm trật tự ATGT trên đường. Trong ảnh:Các phương tiện co cụm thành từng tốp dưới bóng râm, chiếm gần hết làn lưu thông của các xe hướng khác
Để tránh nắng nóng gay gắt, nhiều người tham gia giao thông không ngần ngại vi phạm, hùa nhau lấn làn, vượt đèn đỏ, tìm đủ mọi cách để có thể di chuyển dưới bóng râm được che chắn bởi các cầu vượt cạn, đường vành đai, đường sắt trên cao,… tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao trên đường. Trong ảnh là đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), hàng loạt xe máy ngang nhiên chiếm làn ô tô để được đi dưới bóng râm dưới đường sắt trên cao
Cách đó không xa, tại nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển, nhiều người đi xe máy hướng Nguyễn Trãi – Phạm Hùng cũng hùa nhau vượt vạch dừng chờ đèn đỏ, đứng dưới gầm đường vành đai 3 trên cao để tránh nắng.
Video đang HOT
Tại ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến, người tham gia giao thông còn lấn cả làn rẽ phải để không phải chờ đèn đỏ dưới ánh nắng gay gắt.
Các phương tiện lưu thông trên đường Lê Văn Lương tận dụng mọi lùm cây làm chỗ trú ẩn chờ đèn tín hiệu
Nhiều người bất chấp sự an toàn của bản thân, án ngữ dưới bóng râm giữa đường, cản trở sự di chuyển của các phương tiện khác.
Tình trạng người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, đứng dàn hàng tránh nóng cũng xuất hiện nhan nhản tại các nút giao giao thông khác trên địa bàn nội đô Hà Nội như: nút giao Láng Hạ – Thái Hà, Láng – Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi – Trường Chinh,…
Theo nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, hành vi vượt đèn đỏ tránh nắng xuất phát thể hiện sự tùy tiện xuất phát từ sự ích kỷ vì bản thân của một số người tham gia giao thông. Cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa tại các ngã ba, ngã tư, thực hiện thay đổi hành vi của người tham gia giao thông theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”.
Nam Khánh
Theo Baogiaothong
Người dân đi cấy lúa vào đêm, rạng sáng để tranh nắng nóng
Để tránh nắng nóng gay gắt với nhiệt độ vượt mức 40 dộ C, người dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải đi cấy lúa vào đêm tối và rạng sáng sớm để đảm bảo đúng thời vụ.
Vào thời điểm này, tại Thanh Hóa trên nhiều cánh đồng đang vào vụ lúa hè thu. Trong khi đó, thời tiết khá nắng nóng lại kéo dài khiến người nông dân vô cùng vất vả. Nhiệt độ có nơi vượt mức 40 độ C làm cho nước ở dưới ruộng nóng như nấu sôi, ruộng nhanh khô cạn. Để tránh nắng nóng và đảm bảo đúng thời vụ người dân dân ra đồng cấy lúa vào lúc mặt trời xuống núi, ánh điện, ánh trăng lên.
Theo như ghi nhận của chúng tôi tại một số cánh đồng ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn vào lúc 22 giờ người dân vẫn đang tất bật cấy dưới ánh đèn pin. Chị Phan Thị Ngoan, ở thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến đang một mình cố gắng cấy hết thửa ruộng có diện tích gần 1,5 sào để chuyển sang thửa ruộng khác vào rạng sáng ngày hôm sau. " Trời nắng nóng quá, bạn ngày chúng tôi không thể làm gì ngoài việc ở nhà. Khoảng 17 giờ chúng tôi mới có thể ra đồng mới đi cấy được. May bây giờ thời hiện đại có đèn pin nên chúng tôi không cần phải đợi đến tuần trăng mới đi cấy được ", bà Ngoan cho biết.
Bà Nguyễn Thị Lan ở thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn thì ăn cơm tối xong tranh thủ ra nhổ mạ tối để rạng sáng mai có mạ để cấy. Bà cho biết: " Nắng nóng như thế này thì cấy đêm và rạng sáng mai cho mát mẻ lại khỏe người mà khỏe cả lúa. Nếu cấy dưới nhiệt độ như vậy vào ban ngày cây mạ còn chẳng chịu được huống chi con người. Thôi chịu khổ vài ngày mùa còn hơn là say nắng".
Trong khi đó, nhiều người dân xã Qúy Lộc, huyện Yên Định lại còn vất vả bội phần khi vừa phải chống chọi với thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lại vừa phải cấy khi đất khô cạn nước.
Chị Trịnh Thị Thu (ở thôn 6, xã Qúy Lộc) gia đình có 9 sào ruộng nhưng hiện tại thì chỉ mới cấy được 4 sào. Mà hiện tại do nắng nóng kéo dài làm cho nhiều diện tích cấy lúa bị khô cạn nước. " Gia đình tôi mới cấy được gần 4 sào thôi, mà thuê người cấy với mức giá 300 nghìn đồng/ công mà không thuê được người. Sợ rằng với thời tiết nắng nóng như vậy thì cạn hết nước đến mức bỏ ruộng không mất", chị Thu buồn bã nói.
Cách đó không xa, là Bà Lê Thị Vân một mình đang phải cấy 3 sào ruộng mà tình trạng khô cạn đang xuất hiện. Vừa tranh thủ cấy, chi Vân vừa cho hay: " Chúng tôi đang phải chạy đua với thời tiết khắc nhiệt này đây, mặt trời lặn là chúng tôi ra đồng cấy đến gần nửa đêm về nghỉ ngơi được lúc thì 2 giờ sáng ngày hôm lại ra đồng cấy rồi. Nhiều hôm mắt không mở ra được vì cay sè do thiếu ngủ. Nhưng vẫn phải cố gắng ra đồng cấy không thì quá nắng nóng không cấy được ban ngày, nước lại khô cạn mà lại quá thời vụ".
Hơn 23 giờ đêm, trên đường nhìn xa xa ánh sáng từ chiếc đèn pin trên ruộng cấy vẫn đang thấp thoáng. Hi vọng đợt nắng nóng kéo dài này nhanh chóng kết thúc để người nông dân bớt vất vả.
PHẠM NHÀI
Theo TPO
Đường sắt Đô thị Cát Linh - Hà Đông có 65 điểm dừng xe buýt Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đang tổ chức khảo sát, đánh dấu các vị trí để cắm điểm dừng xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, sau khi tổ chức lại, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (hai chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng dưới...