Chùm ảnh: Mùa “ngọc trời” trên “tứ đại cánh đồng” lớn nhất Tây Bắc
Những ngày này, trên khắp cánh đồng Mường Tấc ( huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), không khí thu hoạch lúa thật rộn ràng, người người hối hả ra đồng gặt lúa. Mỗi người một việc, người gặt, người gom, người gánh, người tuốt lúa…Tiếng nói, tiếng cười nhộn nhịp khắp cả cánh đồng rộng lớn.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi nắng ráo, người nông dân trồng lúa trên cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên) nô nức xuống ruộng gặt lúa. Vụ lúa năm nay bắt đầu cấy trong tháng 2 – tháng 3 dương lịch, đến thời điểm này lúa trên khắp cánh đồng đã chín vàng, người dân bắt đầu thu hoạch và chuẩn bị cho vụ lúa mới.
Cánh đồng Mường Tấc có diện tích trên 1.600 ha, là một trong “tứ đại” cánh đồng lớn nhất ở vùng Tây Bắc, sau cánh đồng Mường Thanh – Điện Biên, Mường Lò – Yên Bái, Mường Than – Lai Châu.
Trên khắp cánh đồng không khí thu hoạch lúa thật nhộn nhịp, người người, nhà nhà đều ra đồng gặt lúa.
Sau khi gặt xong người dân gom lúa, bó lại thành từng bó rồi vận chuyển ra bãi bằng ven cánh đồng để dùng máy tuốt.
Vào mùa gặt, già trẻ, trai gái đều ra đồng mỗi người một việc, người gặt, người gom, người gánh, người tuốt lúa…
Tuy công việc gánh lúa vất vả nhưng người nông phấn khởi, vì theo họ mùa gặt là mùa của ấm no.
Video đang HOT
Lúa trên cánh đồng Mường Tấc nổi tiếng ngon, dẻo với loại giống tẻ thơm.
Lúa gặt xong được vận chuyển từ ruộng ra các bãi bằng ven ruộng hoặc ven đường chất đống lại để cho vào máy tuốt.
Mùa gặt cũng là mùa bội thu của các ông chủ máy tuốt vì có người thuê tuốt lúa.
Lúa tuốt xong được đóng vào bao tải, vận chuyển về nhà để phơi rồi cất vào kho sử dụng dần hay bán cho các tư thương.
Theo người dân, mùa vụ năm nay năng suất lúa ổn định, tương đương với mùa vụ năm ngoái.
Những hạt thóc vãi dính trên đống rơm được người dân sàng nhặt lại.
Người dân sử dụng cả xe máy để vận chuyển thóc về nhà.
Người dân tấp nập ra đồng gặt lúa.
Sau gặt lúa xong cũng là lúc mọi người thấm mệt, đẫm mồ hôi, ngồi nghỉ giải lao.
Theo Dân Việt
"Khơi" được sức dân, Mường Cơi rộng mở nhiều con đường
Nhờ biết cách khơi gợi sức dân trong làm đường giao thông nông thôn, đến nay, xã Mường Cơi (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã hoàn thành tiêu chí số 2 (tiêu chí giao thông) trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Hầu hết, các tuyến đường nội bản, liên bản trên địa bàn xã đã được bê tông hóa, cứng hóa...
Dồn toan lưc cho 4 tiêu chí con lai
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Mường Cơi phấn khởi cho hay: "Sau nhiều năm phấn đấu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự chung tay góp sức của người dân, đến thời điểm này, xã Mường Cơi đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM. Xã đang dồn sức thực hiện nốt 4 tiêu chí còn lại để cán đích NTM vào cuối năm nay. Khó thực hiện như tiêu chí giao thông, đến nay xã cũng đã hoàn thành".
Nhân dân xã Mường Cơi tham gia bê tông hóa đường nội bản. Ảnh: Lò Thái
"Đang đi trên đoạn đường đẹp lại đến đoạn đường xấu, tâm lý ai cũng cảm thấy khó chịu. Chính điều đó đã thôi thúc, tạo động lực để người dân góp tiền của, công sức hoàn thiện cả tuyến đường".
Theo ông Hải, phong trào xây dựng NTM ở xã Mường Cơi đã và đang phát triển rộng khắp các bản, được người dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia, chứ không còn èo uột, rời rạc như những năm đầu triển khai. Cũng nhờ đó, diện mạo của xã đã có sự thay đổi nhanh chóng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Sự thay đổi rõ nét nhất phải kể đến đó là mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn xã.
"Năm 2013, tức là sau gần 4 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mường Cơi vẫn chưa đạt được chỉ tiêu nào trong tiêu chí giao thông. Trong tổng số hơn 20km đường trục bản mới chỉ có hơn 0,5km được cứng hóa.." - ông Hải nhớ lại.
Tuy vậy, việc thực hiện tiêu chí giao thông đối với xã Mường Cơi không dễ dàng chút nào. Khó khăn là vậy, nhưng trong "cái khó ló cái khôn", cấp ủy, chính quyền xã Mường Cơi đã đưa ra cách làm độc đáo và hiệu quả cao, đó là làm theo kiểu "nhỏ giọt", tức là làm trước một đoạn đường ngắn.
Được Nhà nước hỗ trợ ximăng, cán bộ, đảng viên trong xã chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bà con lối xóm nơi mình sinh sống, đóng góp cát, sỏi, công sức làm trước một đoạn đường nội bản.
Khơi nguồn lưc trong dân
Theo ông Hà Văn Phương - Bí thư Đảng ủy xã Mường Cơi, cách làm đường giao thông nông thôn theo kiểu "nhỏ giọt" đã khơi được nguồn lực trong dân. Vào thời điểm cuối năm trước, xã Mường Cơi lại chỉ đạo các bản đăng ký thực hiện các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM nói chung, tiêu chí giao thông nói riêng trong năm sau.
Theo ông Phương, cũng chính từ cách làm đó đã tạo nên sự đua tranh, học hỏi giữa bản nọ với bản kia, thúc đẩy phong trào làm đường nội bản phát triển sôi nổi, rộng khắp. Có nhiều đoạn đường nội bản, vì chưa đăng ký thực hiện nên không được hỗ trợ xi măng, người dân trong bản đã tự bàn nhau góp tiền mua xi măng, cát, sỏi để làm đường.
Điển hình như tuyến đường liên bản từ Quốc lộ 37 vào 3 bản Văn Tân, Tân Cơi và bản Kiềng. Người dân 3 bản đã góp tiền của, công sức để làm đoạn đường chung từ Quốc lộ 37 vào tới ngã ba của 3 bản. Tiếp theo, đoạn đường từ ngã 3 rẽ vào bản nào thì bản đấy làm. Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của người dân trong xã.
Nhờ cách làm hay, đến nay hầu hết các tuyến đường trục bản của xã Mường Cơi đã được bêtông hóa, tỷ lệ đường ngõ xóm đã cứng hóa đạt hơn 84%. Nhiều tuyến đường nội đồng cũng được cứng hóa với sự tham gia tích cực của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển.
Theo Danviet
Da trâu muối chua và vô số đặc sản ngon và đẹp ngây ngất nhất Sơn La Các loại dược liệu, mật ong rừng, vải thổ cẩm... và vô số các sản phẩm đặc sắc khác của vùng núi Tây Bắc được trưng bày, chào bán tại Hội chợ triển lãm thương mại Sơn La, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh. Từ ngày 6.5 đến ngày 12.5, tại thành phố Sơn La,...