Chùm ảnh minh chứng sự khó khăn trong việc kiểm soát virus Ebola
Các chuyên gia y tế hiện vẫn đang nỗ lực hết sức để hạn chế sự lây nhiễm dịch bệnh Ebola này.
Dịch bệnh Ebola hiện vẫn đang hoành hành dữ dội ở Tây Phi. Đây được coi là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện đã có hơn 2.240 trường hợp mắc bệnh và hơn 1.229 người đã tử vong ở bốn quốc gia Sierra Leone, Liberia, Guinea, Nigeria.
WHO nhận định, virus Ebola mang tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có triệu chứng như sốt đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau nhức cơ, đau cổ họng, sau đó liên tục ói mửa, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận và đặc biệt là chảy máu trong – ngoài.
Cơ chế lây truyền của virus Ebola là do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua dịch tiết. Đây cũng là một trong những trở ngại lớn cho các nhân viên y tế trong việc cố gắng kiểm soát căn bệnh này bởi người thân của bệnh nhân vẫn muốn được ở gần bên thi thể.
Không những thế, virus Ebola thậm chí còn trở nên đáng sợ hơn khi các chuyên gia tìm thấy trong tinh dịch của một người đàn ông khỏi bệnh 7 tuần. Dù khó khăn và vô cùng nguy hiểm nhưng các nhân viên y tế vẫn luôn cố gắng đi vào tâm dịch để có thể ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cũng như cứu giúp người bệnh.
Khi nhận được thông tin về người bệnh, các chuyên gia y tế đã ngay lập tức tiếp cận bệnh nhân để khống chế cũng như giúp người bệnh hiểu hơn về cách phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Hình ảnh một nhân viên y tế của trạm y tế Liberia đang xịt chất khử trùng lên cơ thể của một phụ nữ bị nghi chết do nhiễm virus Ebola tại Monrovia.
Hình ảnh một y tá rời khỏi phòng cách ly sau khi kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhân đang nằm tại bệnh viện huyện ở Biankouma. Để đối phó với dịch bệnh, các chuyên gia y tế thuộc Bộ Y tế Bờ Biển Ngà đã tổ chức nhiều lớp học đào tạo cán bộ y tế để điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm với Ebola.
Các chuyên gia thuộc tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới (Doctors Without Borders) – tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ cung cấp gói cứu trợ y tế trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói hay chiến tranh… đang tiến hành khử trùng một chiếc quan tài để chuẩn bị an táng cho một nạn nhân nhiễm Ebola ở vùng Kailahun.
Dịch bệnh lan nhanh nên chính quyền Liberia đã đóng cửa một trường học và sử dụng địa điểm này là nơi để các chuyên gia tiến hành cách ly bệnh nhân nghi nhiễm Ebola.
Hình ảnh một người đàn ông nằm trơ trọi trong trung tâm cách ly nghi nhiễm Ebola tại Monrovia, Liberia.
Một cán bộ y tế tham gia vào tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới trong trang phục bảo hộ đang tiến hành tiêu hủy toàn số vật dụng của bệnh nhân nhiễm Ebola ở Kailahun, Sierra Leone. Việc làm này vô cùng quan trọng bởi con đường lây nhiễm virus Ebola chủ yếu là qua dịch cơ thể, gồm máu và mồ hôi.
Theo thống kê sơ bộ, Kailahun cùng với Kenama là hai vùng tâm chấn của dịch Ebola – nơi đang diễn ra dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới
Video đang HOT
Thời tiết nóng nực cùng nền nhiệt độ cao khiến cho không ít các y, bác sĩ cảm thấy ngột ngạt, khó làm việc liên tục hơn một giờ đồng hồ trong các bộ đồ bảo hộ kín bưng với ủng, găng tay, mặt nạ, bộ quần áo dày.
Những thiết bị trang phục của bác sĩ sau khi sử dụng sẽ được giặt sạch, sấy khô trong phòng điều trị bệnh viện trước khi tái sử dụng. Hoặc không, những vật dụng đó cũng được phơi khô dưới ánh nắng Mặt trời.
Cùng với việc tẩy trùng và nhắc nhở người dân liên tục về việc bảo vệ mình, tránh lây nhiễm virus, chính quyền địa phương cũng hủy bỏ tất cả các sự kiện xã hội, nơi giải trí, câu lạc bộ thể thao bị đóng cửa…
Người nghi ngờ nhiễm virus Ebola sẽ được gửi tới các trung tâm theo dõi bệnh tình để có hướng điều trị sớm nhất. Hình ảnh đứa bé được đưa tới trung tâm cách ly Ebola tại Monrovia, Liberia.
Cùng với chuyên gia y tế, một đội chuyên trách chôn cất các thi thể nhiễm bệnh sẽ tiếp cận ngay nhà của bệnh nhân sau khi nhận được tin báo. Công việc của họ hết sức nguy hiểm nhưng cần thiết bởi nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh đã mất vô cùng cao.
Do người dân địa phương thường có phong tục tắm cho người đã khuất nên họ không muốn có sự xuất hiện của những nhân viên này. Điều này vô tình đã nhân rộng “bản án tử hình” sang những người thân trong gia đình.
Hình ảnh một nhóm chôn cất thi thể đang di chuyển tới và đưa nạn nhân của virus Ebola đi chôn cất tại Monrovia.
Trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nhóm chôn cất đã cùng nhau cầu nguyện mong linh hồn của người đã khuất sớm được an nghỉ.
Đến nay, bệnh dịch Ebola vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng chưa có vaccine phòng ngừa. WHO đã cho phép sử dụng các loại thuốc thử nghiệm chống Ebola chưa qua kiểm tra lâm sàng để xử lý ổ dịch ở Tây Phi. Những đợt tiến hành điều trị thuốc đầu tiên loại thuốc Zmapp cũng được tiến hành ở Liberia.
Trước đó, hai chuyên gia y tế người Mỹ đã sử dụng loại thuốc này và đang có dấu hiệu phục hồi. Hình ảnh khu chăm sóc bệnh nhân tại Biankouma, Bờ Biển Ngà.
Đối với người dân nơi đây, nhiễm virus Ebola đồng nghĩa với việc “cái chết đã được báo trước” và hi vọng có thể cứu vãn sự sống rất mong manh. Tuy vậy, các y bác sĩ vẫn luôn nỗ lực để ngăn chặn đại dịch đã khiến hơn 1.200 người thiệt mạng trên khắp châu Phi.
Hình ảnh các chuyên gia y tế di chuyển bệnh nhân nhiễm bệnh trong khu vực Guekedou, Guinea.
Những công nhân xây dựng tại Monrovia, Liberia đã dựng lên một chiếc lều lớn để giúp các chuyên gia y tế thuận lợi hơn trong việc điều trị bệnh. Liberia là một trong những nước ảnh hưởng nặng nhất bởi virus chết người Ebola này.
Ngoài việc khử trùng thi thể nạn nhân và đồ dùng bị nhiễm virus, các nhân viên y tế cũng tiến hành làm sạch phần không gian bên ngoài bệnh viện ở thủ đô Monrovia của Liberia.
Theo màn ảnh sân khấu
Vì sao Ebola là dịch bệnh nguy hiểm nhất hiện nay?
Ít nhất 932 người ở các nước Tây Phi đã thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola khiến đây là đợt dịch bệnh cướp nhiều sinh mạng nhất từ trước đến nay.
Ebola la gi?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ebola la bênh gây ra do virus. Các triêu chưng ban đâu bao gồm hiện tượng sôt đôt ngôt, cơ thê suy yêu trâm trong, đau cơ va đau cô hong. Sau đó, khi bệnh tiến triển, các triêu chưng như nôn mưa, tiêu chay và trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuât huyêt trong va ngoai cơ thê.
Vật chủ tự nhiên của virus Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh sẽ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh hay do tiêp xuc gian tiêp vơi môi trương co virus. Thâm chi, đam tang cua nan nhân Ebola cung co thê la nơi nhiêm bênh nêu ngươi dư tang lê tiêp xuc trưc tiêp vơi thi thê ngươi chêt.
Nhân viên y tê cũng dễ dàng nhiễm bệnh nêu ho lam viêc ma không tuân thu cac biên phap phong ngưa nghiêm ngăt đê tranh lây nhiêm. Ảnh: AFP
Thời kỳ u bênh co thê keo dai tư hai ngay đên 3 tuân va viêc chân đoan rât kho. Cho tới nay, bệnh Ebola chu yêu chi xuât hiên ơ châu Phi măc du môt chung khac đa xuât hiên ơ Philippines. Nhân viên y tê cũng dễ dàng nhiễm bệnh nêu ho lam viêc ma không tuân thu cac biên phap phong ngưa nghiêm ngăt đê tranh lây nhiêm. Đến nay, 100 cán bộ y tế đã nhiễm virus Ebola.
Ebola tấn công ở đâu?
Sơ đồ những quốc gia bùng phát dịch bệnh Ebola. Ảnh: WHO
Theo WHO, các trân dich Ebola bung phat chủ yếu ơ những ngôi làng xa xôi tại Trung va Tây Phi, khu vực gân rừng nhiêt đơi. Giới khoa học phát hiện virus Ebola lần đầu vào năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Sau đó, no tân công cac nươc xa hơn vê phia đông như Uganda va Sudan. Virus này được đặt theo tên của con sông nơi người ta phát hiện nó lần đầu.
Tư Nzerekore, môt vung xa xôi ơ phía đông nam Guinea, virus đa lan tới thu đô Conakry va tới cac nươc lang giêng Liberia va Sierra Leone.
Môt ngươi đan ông đáp chuyến bay tư Liberia sang Lagos trong thang 7 đa đươc chân đoan la nhiêm Ebola khi vưa đên sân bay ơ thu đô Nigeria. Ngươi nay sau đo đa chêt. Đây cũng là trường hợp nhiễm virus nguy hiểm tại Nigeria.
Tô chưc Thầy thuốc không biên giơi (MSF) cho hay đơt dich năm 2014 la "chưa tưng thây" vi nó xuất hiện ở Guinea, quốc gia vốn chưa từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sau đó nhanh chóng lan sang khu vực thành thị. Các trương hơp nhiêm bênh năm rai rac nhiêu nơi trên khăp Guinea cach nhau hang trăm cây sô. Bên cạnh đó, các nhân viên y tê phai chay đua vơi thơi gian đê xet nghiêm tât ca nhưng ngươi đa tiêp xuc vơi bệnh nhân.
Chuyên viên y tế cần giám sát chặt chẽ quy trình chôn cất người nhiễm Ebola. Ảnh: Reuters
Phong tục tập quán khiến virus Ebola phát tán?
Ebola lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đây là vấn đề mà chính phủ các nước vùng Tây Phi đang đau đầu tìm cách giải quyết, vì theo nghi lễ tôn giáo ở đây, trước khi chôn cất người chết, người sống phải tắm rửa, chạm và hôn thi thể. Những người có địa vị cao trong xã hội sẽ giám sát quá trình mai táng.
Một người qua đời vì Ebola sẽ có lượng virus rất cao trong cơ thể. Chảy máu là triệu chứng thường thấy trước khi bệnh nhân qua đời. Những người xử lý thi thể nếu vô tình tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể sẽ gia tăng rủi ro lây nhiễm.
Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) đang nỗ lực giúp người dân hiểu rằng nghi thức mai táng truyền thống sẽ nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của họ. Tuy nhiên, người dân khó lòng tiếp nhận thông điệp này.
Làm thế nào để phòng tránh Ebola?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên mọi người tránh tiếp xúc với bệnh nhân Ebola và chất dịch cơ thể của họ, đồng thời không nên chạm bất cứ vật gì có thể là nguồn lây nhiễm ở nơi công cộng, chẳng hạn khăn tắm dùng chung.
Những người chăm sóc bệnh nhân phải đeo găng tay và thiết bị bảo vệ như mặt nạ, thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh. WHO cũng cảnh báo người dân không nên ăn thịt thú rừng sống, tránh tiếp xúc những con dơi, chuột, khỉ hoặc vượn nhiễm virus Ebola.
Tháng 3/2014, Bộ trưởng Y tế Liberia khuyến cáo người dân nên kiêng quan hệ tình dục, không bắt tay hoặc hôn nhau. Theo WHO, bệnh nhân nam giới nhiễm Ebola dù đã khỏi bệnh 7 tuần vẫn có thể truyền virus qua tinh dịch.
Thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Ảnh: EPA
Phải làm gì nếu nhiễm bệnh?
Người bệnh cần tự cách ly mình để tránh lây nhiễm cho cộng đồng, sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Bệnh nhân có cơ hội sống sót cao nếu điều trị ngay từ sớm. Sau khi nhiễm virus, bệnh nhân thường xuyên mất nước. Do vậy, họ nên uống dung dịch có chất điện giải hoặc đề nghị truyền dịch tĩnh mạch.
Theo MSF, dịch bệnh này xuất phát từ một chủng virus chết người và mạnh mẽ nhất. Đợt dịch bùng phát hiện tại khiến khoảng 50% đến 60% người lây nhiễm qua đời. Các nhà khoa học đang thử nghiệm vắc xin cùng một số loại thuốc điều trị mới, bởi chưa có vắc xin chính thức cho dịch Ebola.
Theo TTVN
Bệnh Ebola bùng phát mạnh: Nguyên nhân không phải do virus? Virus Ebola không phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng phát đại dịch sốt xuất huyết, mà đó là do sự biến đổi của châu Phi. CBC News đã đưa ra nhận định như vậy trong bối cảnh dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra đang lây lan nhanh chóng và khiến cả thế giới lo ngại với...