Chùm ảnh máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 của Iran
Việc những chiếc tiêm kích F-14 của Iran vẫn hoạt động tốt sau hơn 30 năm phục vụ dưới ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ quả là một kỳ tích hiếm có.
F-14 Tomcat là loại máy bay tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi được thiết kế cho Hải quân Mỹ. Có tất cả 712 chiếc F-14 các phiên bản đã được chế tạo trong đó có 80 chiếc sản xuất để bán cho Không quân Hoàng gia Iran dưới thời kỳ cầm quyền của nhà vua Mohammad Reza Pahlavi.
Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền từ năm 1976 – 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ F-14 trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đã đặt mua.
Với số lượng lớn máy bay F-14 cùng tên lửa AIM-54 Phoenix và AIM-7 Sparrow, Không quân Iran được đánh giá là lực lượng mạnh nhất khu vực vào thời điểm cuối những năm 1970. Trong ảnh: F-14 của Iran mang theo tên lửa AIM-54 và AIM-7 dưới cánh.
Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 lật đổ vua Shah đã làm xấu đi quan hệ với Mỹ, chiếc F-14 thứ 80 đã bị ngừng chuyển giao, một số chiếc đã nhận cũng đã bị phá hủy theo lệnh của vua Shah.
Video đang HOT
Tiếp đó, trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq có thêm 13 chiếc F-14 nữa bị phá hủy do cả nguyên nhân bị mất trong chiến đấu và tai nạn khi vận hành.
Thách thức phải duy trì hoạt động số F-14 Tomcat còn lại trong tình cảnh chịu lệnh cấm vận của Mỹ khiến nguồn cung phụ tùng và vũ khí bị cắt đứt hoàn toàn thực sự là một bài toán cực kỳ nan giải với Không quân Iran.
Tuy nhiên đứng trước khó khăn, phẩm chất can trường và sự sáng tạo của người Hồi giáo Iran lại được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc tự nghiên cứu sản xuất trong nước các phụ tùng thiết yếu, F-14 của Iran còn được hiện đại hóa bằng thiết bị điện tử hàng không thế hệ mới của Trung Quốc. Đặc biệt sự sáng tạo tài tình của các kỹ sư đã cho phép chiếc tiêm kích Mỹ này sử dụng các loại vũ khí do Nga sản xuất. Trong ảnh: F-14 của Iran trang bị tên lửa không đối không R-27.
Việc những chiếc F-14 của Iran sử dụng được cả vũ khí hệ Nga và hệ Mỹ thực sự là một kỳ tích, đáng để cho nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam phải học hỏi.
Sau khi Hải quân Mỹ cho F-14 nghỉ hưu vào năm 2006, Không quân Iran là quốc gia duy nhất vẫn còn loại tiêm kích cánh cụp cánh xòe này trong biên chế.
Sau khi cho F-14 nghỉ hưu, Mỹ còn ra một quy định cấm chuyển giao những chiếc F-14 này cho quốc gia khác vì sợ rằng Iran có thể bằng cách nào đó lấy được phụ tùng về lắp cho F-14 của mình. Nhưng có vẻ Mỹ đã hơi lo xa, những chiếc F-14 của Iran được dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục hoạt động trong nhiều năm nữa với vai trò tiêm kích đánh chặn chủ lực của quốc gia Hồi giáo này.
Nếu Mỹ hay Israel có ý định mở cuộc tập kích bằng không quân vào Iran thì những chiếc tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 này sẽ là một đối thủ cực lớn mà họ phải tìm cách vượt qua.
Theo Tri Thức
Mig-35 tiếp tục có khách hàng mới
Tạp chí quân sự Janes dẫn lời Giám đốc hãng MiG, ông Sergei Korotkov cho biết, hãng chế tạo hàng không MiG đang giới thiệu tới Bộ Quốc phòng Peru máy bay chiến đấu hạng nhẹ Mig-35 phiên bản S. Theo lời ông Sergei Korotkov, máy bay Mig-35S mới được giới thiệu giúp Không quân Peru thay thế các đơn vị máy bay Mig-29 đã phục vụ suốt 30 năm qua và đã hết thời gian vòng đời sử dụng.
Từ các thông tin sơ bộ, hãng MiG đang đàm phán với Bộ Quốc phòng Peru về khả năng cung cấp ít nhất 10 máy bay Mig-35S. Phiên bản Mig-35 cung cấp cho Peru gần tương tự như phiên bản Mig-35 tham gia gói thầu MMRCA tại Ấn Độ, cũng như các đơn vị máy bay cùng loại sẽ chuyển giao cho Không quân Nga vào năm 2016.
Máy bay chiến đấu Mig-35.
Hiện chưa rõ tiến trình đàm phán giữa hai bên liên quan tới việc chuyển giao máy bay Mig-35S mới.
Không quân Peru hiện có 19 máy bay Mig-29SMP/UB. Trong quá trình sử dụng, các máy bay trên đã được nâng cấp tại nhà máy số 558 tại Belarus. Năm 2008, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với hãng MiG nâng cấp 8 máy bay Mig-29 lên chuẩn SMP. Năm 2013, Peru tiếp tục cân nhắc ký hợp đồng tương tự, nhưng không rõ lý do, hợp đồng không được ký kết.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Peru đang tính toán khả năng nâng cấp cơ bản các đơn vị máy bay chiến đấu hiện có. Quốc gia Nam Mỹ này cân nhắc giữa các dòng máy bay chiến đấu Rafale (Pháp), F/A-18E/F Super Hornet (Mỹ) và JAS-39E/F Gripen (Thụy Điển). Cùng với đó, Mig-35 cũng nằm trong tầm ngắm của Peru do có tính năng và yêu cầu kỹ thuật tương tự như các đơn vị Mig-29 đang sử dụng. Ngoài máy bay mới, tháng 2-2013, Tây Ban Nha đề xuất bán lại các máy bay Typhoon đã qua sử dụng cho Peru với giá ưu đãi không quá 45 triệu USD/máy bay, nhưng đại diện quân đội quốc gia Nam Mỹ này không phản hồi.
Trước Peru, Nga và Ai Cập đã được thỏa thuận cung cấp máy bay Mig-35 và đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của phiên bản "đời chót" trong gia đình máy bay chiến đấu Mig-29. Máy bay Mig-35 thực tế là phiên bản nâng cấp sâu của máy bay Mig-29 với trang bị điện tử hiện đại. Tuy nhiên, dòng máy bay này của Nga lại không được thị trường thế giới đón nhận vì vòng đời nâng cấp của máy bay Mig-35 gần như đã tới giới hạn, thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá Mig-35 là máy bay không có tương lai. Tuy nhiên, Mig-35 lại có nhiều lợi thế của dòng máy bay đánh chặn điểm của Nga ở việc bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và khả năng hoạt động ở các đường băng thô sơ.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Hải quân Nga tăng cường 7 tiêm kích đa năng Su-30SM Bộ Quốc phòng Nga vừa đặt mua thêm 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM nhằm trang bị cho lực lượng hải quân. Tiêm kích đa năng Su-30SM Hợp đồng này đã được Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov và Chủ tịch Tập đoàn Irkut Oleg Demchenko ký kết vào ngày 5/9 vừa qua, trong khuôn khổ Triển lãm máy bay...