Chùm ảnh: Hồ Gươm xanh
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Tên hồ đã được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội ngày nay – quận Hoàn Kiếm.
Với diện tích 12 ha, chu vi là 1820 mét, hồ Hoàn Kiếm đã chứng kiến những thăng trầm của Long Đỗ, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành và Hà Nội… Có thể nói, không có nơi nào trên đất Việt Nam, một không gian không lớn lại thấm đẫm lịch sử, huyền thoại như Hồ Hoàn Kiếm.
Xưa kia, hồ có các tên gọi là hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm), hồ Tả Vọng thời Lê mạt. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa Thần. Trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ còn có tên gọi là hồ Hoàn Gươm -Lac de Hoan Guom.
Theo bản đồ thời Hồng Đức (1470 – 1497) thì phần lớn diện tích xung quanh kinh thành khi ấy là mặt nước. Hồ Hoàn Kiếm nằm trên một phân lưu của sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối, rồi lại đổ ra sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm
Nguồn nước trong hồ Hoàn Kiếm là nước tự nhiên rất ổn định, không bao giờ cạn – điều mà cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được! Chính điều kỳ diệu đó cùng với màu xanh muôn thuở của mặt nước hồ, là nguồn cảm hứng vô tận cho bao thế hệ tao nhân mặc khách, mỗi khi đến với kinh kỳ:
“Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội
Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh…”
Những ngày hè nóng bức cũng là mùa lộc xanh của nhiều loài cây lá ven hồ, tất cả đều ngả bóng soi xuống mặt hồ gương xanh, tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt vời giữa lòng Thủ đô, vẫy gọi du khách…
Xin giới thiệu chùm ảnh về Hồ Gươm xanh hôm nay:
Video đang HOT
Theo 24h
Hình ảnh những phát hiện quý, quan trọng tại Điện Kính Thiên
Lần khai quật gần đây nhất tại khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, còn gọi là cấm thành (vòng trong cùng trong 3 vòng thành) của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học, đã phát hiện nhiều di tích cực kì quan trọng.
Kiến trúc quần thể di tích nằm dọc theo trục hoàng đạo (hướng Bắc - Nam) từ cột cờ Hà Nội - Cổng Đoan môn - thềm rồng Điện Kính Thiên - Hậu lâu và kết thúc ở Cửa Bắc.
Khu vực khai quật lần này nằm ở vị trí phía bắc cửa Đoan môn để tìm ra không gian nền Điện Kính Thiên.
Mục đích khảo cổ nhằm tìm lại kiến trúc xưa để phục dựng Điện Kính Thiên một cách chính xác nhất. Tuy vậy thời gian sẽ còn rất dài. Việc thăm dò khu vực trung tâm thời Nguyễn nằm trong phạm vi thành cổ Hà Nội đã bắt đầu từ năm 1999. Năm 2008 đào thăm dò 1 hố 50m2. Đến năm 2012 đào 1000m2. Năm 2013 tiếp tục đào 1000m2. Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Hạnh, trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, những phát hiện quý lần này ví như việc đã tìm thấy thân hình của con voi lớn.
Toàn cảnh hố khai quật. Nằm giữa hai đường màu vàng là đường ngự đạo (lối vua đi) nối từ cửa đoan môn vào đến sân Điện Kính Thiên thời Lê theo trục hoàng đạo.
Dòng chảy lớn, đánh dấu bởi các cọc 2 bên được coi là phát hiện lớn nhất của thời Lý. Dòng chảy lớn chạy theo hướng Đông - Tây vuông góc với trục hoàng đạo có độ dốc ít và hướng về hồ Tây.
Hình ảnh dòng chảy lớn đã được lấp đất và cắm cọc tiêu xác định vị trí cùng một cống thoát nước lát gạch thời Trần.
Một hố đào phát hiện dấu vết kiến trúc thời Đại La từ thế kỉ 7 - 9 dưới độ sâu 5m. Điều này cho thấy, thành Thăng Long cũng là nằm trên nền cũ thành Đại La.
Những viên gạch lát được cho là sân nền điện Long Thiên thời Lý, do đó nhiều khả năng các điện, đài đều nằm trên cùng một trục hoàng đạo (Bắc - Nam). Đây cũng là một phát hiện quan trọng trong đợt khai quật này.
Các móng trụ của công trình kiến trúc thời Lê.
Nền móng của bức tường lớn chạy theo trục bắc nam bao lấy các công trình kiên trúc thời Lê ở phía tây sân Đan Trì.
Móng trụ gạch của công trình kiến trúc thời Lê rất kiên cố, được đầm bằng gạch vụn nhiều lớp sâu 1,5m.
Các nhà nghiên cứu cho răng, đây có thể là phần còn lại của lầu bát giác thời Lê có qui mô lớn.
Nằm cạnh đó là một nền móng cũ đang được các nhà nghiên cứu cho là của lầu bát giác thời Lê.
Chân tảng bằng đá xanh gồm nhiều loại lớn nhỏ của những công trình kiến trúc thời Lê.
Khoảng chảy giữa được lát gạch nằm giữa 2 công trình kiến trúc lớn thời Lê.
Những trắng nhằm đánh dấu các tầng lớp văn hóa trải qua các thời kì.
Cửa cống thoát nước thời Trần.
Một đoạn trong hệ thống thoát nước thời Trần được lát gạch.
Gạch xây cống thời Lý được sử dụng lại ở đường nước thời Trần.
Một công trình nhỏ hình tròn chưa xác định được chức năng có đường kính khoảng 70cm.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Tháng 7 Hà Nội sẽ có con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp? UBND thành phố Hà Nội chính thức trình HĐND kế hoạch đặt tên 24 tuyến đường phố mới, trong đó có đoạn đường dài 12km, từ Nhật Tân đi Nội Bài dự kiến sẽ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký tờ trình gửi HĐND về việc đặt tên...