Chùm ảnh: Hết mùa hoa sen, hái đài sen vẫn thu được tiền triệu/ngày
Trên thửa ruộng có diện tích khoảng 3.600 m2 tại khối phố Đại Đồng, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, gia đình bà Trương Thị Xuân (76 tuổi) thuê máy làm đất, dẫn nước và gieo hạt giống sen từ khoảng đầu tháng 3 năm nay. Sau 3 tháng chăm bón, sen đã cho thu hoạch lứa đầu tiên.
Những ngày này, cứ vào sáng sớm và chiều muộn, người nhà bà Xuân lại ra đầm thu hoạch đài sen. Do thân cây sen có nhiều gai, lại mọc trong bùn lầy nên người hái phải mặc quần liền ủng lội nước, áo dài tay. Đài sen chín được đựng trong hai bao gạo rỗng nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua vai.
Người hái cho biết, chỉ những đài sen có hạt màu đen mới được thu hoạch. Những đài non quá khi bóc ra hạt rất nhỏ, không được ưa dùng.
Vì là năm đầu tiên nên đầm sen nhà bà Xuân cho đài khá bé, còn nhiều hạt lép
Ngoài đài sen, chủ đầm còn có thể bán hoa sen để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên bà Xuân cho biết năm nay gia đình chỉ hái biếu bà con hàng xóm thắp hương ngày rằm cho đẹp.
Những đài sen sau khi hái về được đổ vào chiếc thuyền con để tách hạt. Bà Xuân (người trong hình) cho biết mỗi ngày gia đình bà thu hoạch được 3 thuyền đầy đài sen. Sau khi tách vỏ được khoảng 24kg hạt. Mỗi kg hạt sen được bán tại chỗ với giá 30 nghìn đồng hoặc bán ở chợ với giá từ 40-50 nghìn đồng. Bình quân giúp chủ đầm thu về từ 720.000 -1.2 triệu đồng/ngày.
Video đang HOT
Các bộ phận của cây sen từ bông, lá, củ, hạt sen… đều dễ dàng chế biến thành những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn là vị thuốc.
Hạt sen tươi mua về bóc vỏ, dùng cây tăm cẩn thận luồn qua để lấy tâm sen ra mà hạt không bị tách rời làm đôi. Hạt sen tươi có thể dùng để nấu chè, nấu cháo hoặc nấu canh, có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, giúp ngủ ngon, phục hồi sức khỏe…
Tâm sen có vị nhân nhẩn đắng, dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, mất ngủ hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh…
Theo Đặng Phương (Báo Hà Tĩnh)
Ngạc nhiên thích thú đường bích họa độc đáo ở lối vào chùa Thầy
Một loạt những bức bích họa xuất hiện trên đường vào khu vực chùa Thầy ngay trước ngày khai hội năm nay khiến không ít du khách và người dân sở tại ngạc nhiên thích thú.
Với những hình ảnh chùa Thầy, hoa gạo, hoa sen, hồ Long Trì , múa rối nước, Thiền sư Từ Đạo Hạnh,..."con đường bích họa" ở Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ đẹp và mang ý nghĩa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Nội dung của các bức bích họa phản ánh vẻ đẹp đặc trưng cũng như các "đặc sản" văn hóa của vùng đất này.
Dự án là sự phối hợp của Đoàn thanh niên xã Sài Sơn và một nhóm sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Chia sẻ về ý tưởng tạo ra con đường bích họa đặc biệt này, Phó Chủ tịch xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) ông Ngô Văn Hùng cho biết, do có nhiều bức tường mốc meo trên con đường dẫn vào di tích Chùa Thầy, chính quyền xã mạnh dạn xin chỉ đạo và phối hợp với Đoàn thanh niên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội lên ý tưởng, nội dung và vẽ các bức bích họa.
Hầu hết các bức bích họa được thực hiện với phong cách vui vẻ đậm chất dân gian mô tả các sinh hoạt hàng ngày của cư dân nơi đây... Tổng cộng đã có 20 bức bích họa trên đoạn đường dài 500m từ trục đường chính 421B từ cổng chào của xã Sài Sơn đến hồ Long Trì.
Các loại hình nghệ thuật thống vốn là đặc sản của lễ hội chùa Thầy.
Để tạo ra mặt bằng cho các sinh viên sáng tác, anh Đào Xuân Thưởng - Bí thư Đoàn xã Sài Sơn cho biết, đoàn thanh niên đã phân công lực lượng ra quân vệ sinh môi trường, bóc bỏ các biển quảng cáo rao vặt, trát lại các bức tường.
Người dân địa phương tỏ ra hào hứng với việc con đường quen thuộc được khoác một chiếc áo mới sặc sỡ.
Rất nhiều du khách đến đây cũng tỏ ra thích thú với con đường bích họa này.
Chính quyền xã Sài Sơn cho biết, dự án con đường bích họa này nhằm tạo ra một điểm nhấn cho dịp lễ hội Chùa Thầy sắp tới.
Kinh phí thực hiện dự án được huy động từ nguồn xã hội hóa. Về quy mô, đường bích họa mới này không quá "hoành tráng" như dự án tương tự trên phố Phùng Hưng nhưng lại mang những nét riêng vô cùng độc đáo.
Hơn thế nữa, thông qua con đường này người dân xã Sài Sơn có thể tự hào quảng bá những đặc trưng văn hóa và nét sinh hoạt độc đáo vốn có của mình tới du khách thập phương.
Hiện tại "Đường bích họa" đã hoàn thành và sẵn sàng phục vụ cho lễ hội Chùa Thầy.
Lễ hội chùa Thầy năm 2018 được diễn ra từ ngày 20-23.4 (tức 5-7.3 âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy.
Theo Ngọc Bích (CAND)
Tỉ mỉ từng họa tiết làm lồng đèn Hội An tặng khách APEC Qua bàn tay điêu luyện, những chiếc lồng đèn đậm chất xứ Quảng với hình tượng thiếu nữ mặc áo dài, nhà cổ, hoa sen,... được họa tiết tỉ mỉ để tặng khách tham dự APEC. Tại cơ sở thủ công mỹ nghệ mây tre Duc Bamboo (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam), hàng chục công nhân đang tất bật hoàn thành...