Chùm ảnh: Hàng nghìn hộ dân sống khổ trên rạch Xuyên Tâm ở TP.HCM
Gần 20 năm qua, hàng nghìn hộ dân sinh sống ở dọc 2 bên bờ rạch Xuyên Tâm (TP.HCM) lâm vào tình trạng khốn khổ vì phải sống trong cảnh ô nhiễm, hôi thối.
Rạch Xuyên Tâm (dài 6,2km xuất phát từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, quận Bình Thạnh nối đến sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp)
Hai bên rạch Xuyên Tâm là hàng nghìn hộ dân sống tạm bợ.
Năm 2002, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án cải tạo Xuyên Tâm bao gồm việc cải tạo môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng; khai thác quỹ đất ven con rạch…
Video đang HOT
Nhưng hiện nay dự án vẫn được đắp chiếu, trong khi đó môi trường dọc con rạch ngày càng ô nhiễm, đầy rác bẩn và bốc mùi nghiêm trọng
Theo ghi nhận của PV báo Dân sinh tại một số đoạn trên Rạch Xuyên Tâm, do mưa lớn xảy ra trước đó vài ngày, nên nước dâng cao, kèm theo rác thải, làm cho không khí xung quanh cực kì khó chịu.
Rạch Xuyên Tâm được xem là khu vực ô nhiễm nhất TP.HCM.
Nước bị ô nhiễm chuyển thành màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Mỗi lần người dân đi qua cây cầu bắc qua rạch Xuyên Tâm phải bịt mũi và nín thờ vì mùi hôi thối.
Rác thải ngập rạch và dâng lên sàn nhà của hàng nghìn hộ dân.
Đến hiện tại, UBND quận Bình Thạnh đang đề xuất phương án thích hợp nhất với UBND TP.HCM để nhanh chóng triển khai dự án. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân dọc theo rạch Xuyên Tâm vẫn phải tiếp tục, cam chịu cuộc sống khốn khổ kéo dài hàng chục năm qua.
XUÂN TRƯỜNG
Theo Dansinh
Vì sao phải trám lấp giếng ở TP.HCM ?
Việc người dân khai thác nước ngầm tràn lan và quá mức hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lún, sụt, gia tăng nguy cơ ngập nước trong thành phố.
Trước thực trạng người dân sử dụng lượng nước ngầm tràn làn, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã kết hợp với UBND quận Bình Thạnh ra quân tuyên truyền, vận động các cá nhân, các tổ chức giảm khai thác nước dưới đất, trám lấp giếng trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Ông Hồ Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm có đường kính và độ sâu khác nhau, phân bố không đều trên các khu vực. Tầng chứa nước tốt (pleistocen) tập trung gần 79.000 giếng khoan, trong khi tầng trung bình (pliocen) có hơn 17.000 giếng. Tổng lượng nước ngầm đang được khai thác trên 680.000 m3/ngày/đêm (theo Thống kê của Phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản năm 2017). Riêng quận Bình Thạnh còn một 33 tổ chức, 273 hộ dân sử dụng nước ngầm với tổng lượng khai thác khoảng 366,8 m3/ngày/đêm năm 2018.
Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ sụt giảm nguồn nước ngầm, và nhiều hệ lụy như sụt lún ngập nước, nhiều hệ quả về môi trường.
Ngoài ra, việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bởi các chất độc tồn tại trong nước giếng, nếu ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài tổ chức vận động người dân, các lực lượng đã thực hiện việc trám lấp giếng tại nhà một số hộ dân trên địa bàn P.11, Q.Bình Thạnh .
ĐÀO TRANG
Theo PLO
TP HCM: Vận động người dân giảm khai thác nước ngầm Ngày 15-6, Công ty CP Cấp nước Gia Định (Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn) phối hợp với UBND quận Bình Thạnh, TP HCM tổ chức lễ tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức giảm khai thác nước ngầm và trám lấp giếng trên địa bàn quận. Hiện trên địa bàn TP HCM có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác...