Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Để có thể mang được con chữ đến với trẻ em học sinh vùng sâu, vùng khó khăn nhiều giáo viên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không chỉ chịu nhiều vất vả mà có lúc còn phải mang cả mạng sống của mình ra để đánh cược với tử thần.
Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Các thầy cô vất vả qua những con đường đất để “gùi” chữ lên đỉnh Măng Rơi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum).
Video đang HOT
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.
Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.
Thiên Thư
Theo dân trí
Không tin được đó là lớp học
Mái tôn lè tè, vách trống hoác, ghế gãy, bàn long... thật tình tôi không thể nào tin được đó chính là phòng học của ngôi trường tọa lạc ngay giữa vùng đô thị của tỉnh Đồng Tháp. Lòng càng đau đáu khi biết rằng từ 10 năm qua, thầy cô nơi đây phải tận dụng khoảng trống ngay trước nhà vệ sinh làm nơi nghỉ ngơi.
Không phải cá biệt
Điều khiến chúng tôi bất ngờ hơn khi biết tình trạng này không phải là cá biệt. Tại Trường THCS Tân Nhuận Đông (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành), gần 10 năm qua kể từ ngày được tách ra từ trường cấp II-III, hơn 1.000 học sinh và trên 70 GV nơi đây phải dạy - học trong cảnh hết sức khó khăn.
Thầy - trò Trường THCS Cái Tàu Hạ (Châu Thành, Đồng Tháp) phải dạy - học trong cơ ngơi rệu rã này suốt gần 10 năm qua
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Điệp cho biết: Trường có 16 phòng, gồm bốn phòng lắp ghép bằng tôn và 10 phòng được tận dụng từ nhà ở tập thể của Trường Trung học Nông nghiệp xây từ những ngày đầu giải phóng, vì thế, không đạt quy chuẩn về diện tích, ánh sáng.
Thậm chí ngay cả bàn ghế học sinh cũng trong tình trạng vá víu, tạm bợ
Nhiều GV ở đây luôn phập phồng lo sợ trước khả năng những mảng tường rệu rã có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. "Vậy mà nhiều năm liền chúng tôi còn thiếu phòng", ông Điệp bức xúc. Sau khi vận động nhiều nơi, nhiều nguồn, trường cũng chỉ đủ cất hai phòng cho thư viện và thiết bị. Nói chính xác hơn là hai túp lều để chứa sách và chất thiết bị. Vì vậy, đối với thầy cô nơi đây, câu chuyện về phòng chức năng để GV hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm... gần như là thứ gì đó quá xa xỉ, thậm chí xa lạ.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là sự khởi đầu cho câu chuyện thiếu thốn đến khó tin đã và đang đeo bám ngôi trường này. Không chỉ đều đặn thuê thợ mộc dặm vá bàn ghế vào mỗi Chủ nhật, trường còn phải thuê nhà dân để tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém. Tuy chỉ thuê một phòng với số tiền 600.000đ/tháng, nhưng ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI mà vẫn phải nói đến chuyện góp tiền thuê nhà dân để dạy học thì quả là chuyện khó tin. Trong công văn khẩn gởi Bộ GD-ĐT vào hồi tháng 8/2012, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Thị Thái cho biết: Toàn tỉnh có 386 phòng học phải... mượn của dân.
Thiếu tiền hay thiếu tính toán?
"Thiếu tiền" - đó là câu nói cửa miệng mà các vị có trách nhiệm lý giải cho việc chậm chạp xây dựng trường lớp ở Đồng Tháp. Ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết, bình quân mỗi năm kinh phí xây dựng trường lớp của tỉnh vào khoảng 400 tỷ đồng, trong đó khoảng 100 tỷ đồng do đơn vị thuộc tỉnh quản lý, số còn lại chia về 12 huyện, thị.
Không có phòng, thầy cô Trường THCS Cái Tàu Hạ phải tận dụng khoảng trống trước cửa nhà vệ sinh để làm nơi nghỉ giải lao
Như vậy, bình quân mỗi đơn vị huyện tiếp nhận 20-30 tỷ đồng/năm, tức chỉ đủ để xây một-hai trường học. Đã vậy, việc giải ngân thường chậm trễ khiến cho việc xây dựng không bảo đảm tiến độ. Điển hình là trụ sở mới của Trường THCS Cái Tàu Hạ. Được khởi công vào ngày 26/4/2010, theo kế hoạch đến 4/11/2011, công trình 20 phòng học, bốn phòng chức năng có tổng kinh phí xây dựng 14,6 tỷ đồng sẽ hoàn thành. Thế nhưng, mãi đến giữa tháng 9/2012 vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Trong lúc ngôi trường khang trang trị giá gần 15 tỷ đồng "bỏ trống" thì thầy-trò trường THCS Cái Tàu Hạ (Châu Thành-Đồng Tháp) phải dạy-học trong cơ ngơi cũ và rệu rã này suốt gần 10 năm qua
Tuy nhiên, đáng lo hơn là tình trạng thiếu phòng, thiếu lớp xuất phát từ nạn thiếu tính toán. Điển hình như trường hợp Trường THCS Tân Nhuận Đông. Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ nhiều năm trước, trường được đưa vào danh sách được xây mới, nhưng do địa phương chưa "tính" được mặt bằng nên nguồn vốn này đã được chuyển sang nơi khác.
Theo PNO
Tiếng kêu cứu ở "làng ung thư" Chính quyền và người dân xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) hiện rất âu lo trước thực trạng nhiều người tử vong vì bệnh ung thư (BUT). Căn bệnh đang ầm thầm cướp đi mạng sống của người dân vùng quê nghèo khó này trong khi nguyên nhân gây bệnh vẫn là ẩn số... "Làng ung thư" Tân Phong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TikToker tố điểm bất ổn trong kẹo rau củ Kera: 'Tôi bị công kích, hăm dọa'

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Vụ tin đồn 'mẹ giết 2 con' gây xôn xao ở Quảng Nam: Người nhà nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'
Hậu trường phim
16:01:09 06/04/2025
Sao nam Vbiz bị HIV thừa nhận đã cùng đường: "Người ta cố hạ bệ, tâm trí tôi bị hoảng loạn"
Sao việt
15:38:08 06/04/2025
Làng giải trí Hàn: Biến động và những bi kịch đau thương trong giới
Sao châu á
15:31:20 06/04/2025
Cô dâu Bình Dương "gây sốt" khi lấy chồng hơn 21 tuổi, bó hoa cưới được làm từ 11 cây vàng
Netizen
15:29:51 06/04/2025
Chi tiêu tối giản 5 năm, tôi nhận ra 6 thứ này không cần mua mới!
Sáng tạo
15:25:02 06/04/2025
Người đàn ông tử vong sau khi uống một ngụm nước dừa
Sức khỏe
15:05:31 06/04/2025
"Nữ thần đạo nhái" bị cả nước quay lưng vì "ăn cắp còn la làng", nhan sắc lẫn sự nghiệp lao dốc không phanh
Nhạc quốc tế
14:06:14 06/04/2025
Quyền Linh phấn khích khi mẹ đàng trai đem danh lam thắng cảnh thuyết phục cô gái
Tv show
14:02:07 06/04/2025
Idol Hàn có đôi mắt to tròn nhìn cực tự nhiên, họ không thẩm mỹ mà nhờ thủ thuật trang điểm này!
Làm đẹp
13:20:48 06/04/2025
Nàng WAG bị cướp túi Birkin hơn 2 tỷ đồng, "suy sụp" hủy chuyến bay về quê nhà
Sao thể thao
13:15:41 06/04/2025