Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ… cái toilet
Đường sắt Việt Nam đang đổi mới từ cấu trúc lại ngành nhưng với hành khách thì việc đổi mới phục vụ hành khách lại bắt đầu từ những cái toilet ở trên từng toa xe!
Vài năm trước, khi hành trình Bắc – Nam bằng tàu lửa, chuyện rửa mặt, đánh răng, đi vệ sinh… là cực hình với hành khách. Thế nên mới có câu: “Đi tàu sợ nhất rửa chân! Nước non không có, cực thân của mình!”.
Ngoài chuyện nước cấp trên tàu thiếu thốn, không đủ phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu của khách đi tàu thì chuyện “nhà tàu” cho xả thẳng xuống dọc dài đường sắt Bắc – Nam “cả nước, cả cái” của khách đi vệ sinh cũng gây nhiều phản cảm.
Thế nên khi chuẩn bị đến dừng ở các ga, việc đầu tiên của nhân viên toa xe là đi đóng cửa nhà vệ sinh, khóa lại. Khi tàu rời khỏi ga thì mới cho mở lại cửa nhà vệ sinh!
“Dấu tích” còn lại của các nhà vệ sinh cũ trên các toa xe là những bộ chốt cửa phía ngoài có các tai và lỗ móc ống khóa!
Khi đó, đường sắt còn “chơi ngon” bằng việc “mặc định” trên cửa phòng vệ sinh loại “xí xổm”… và “xí bệt” với các logo khác nhau và gắn kèm tiếng Anh hẳn hòi.
Một buồng “xí xổm” trên toa xe cũ
Bảng hiệu”xí bệt” trên một toa xe
“Xí bệt” là theo cách gọi phương ngữ miền Bắc. Thực chất nó là loại bàn cầu ngồi như cách gọi của người dân phía Nam. Nhưng ở cả hai loại “xí xổm” và “xí bệt” nước cấp luôn thiếu và xả thẳng xuống đường ray nên mới có câu ca như nêu trên!
Video đang HOT
Bên trong của một buồng “xí bệt” có bàn cầu ngồi
Thời gian gần đây, đường sắt Việt Nam bắt đầu thay đổi cách phục vụ khách đi tàu bằng việc lắp hệ thống vệ sinh tự hoại trên từng toa xe và cấp nước liên tục, đầy đủ cho suốt hành trình. Thế nên khách có thể đi vệ sinh hoặc cả tắm rửa khi tàu dừng ở các ga….
Các bàn cầu cũ được “hiện đại hóa” với hai tay vịn, nắm hai bên cho khách khỏi bị đong đưa khi tàu rung lắc và đặc biệt là hệ thống dội nước tự động.
…và bảng hướng dẫn khách làm nước tự động… dội!
Ở nhiều toa xe, buồng vệ sinh tách biệt khỏi chậu rửa bởi tấm vách chung
Nhưng với hai công năng chung một tấm vách này sẽ làm cho không gian của cả hai bị bó hẹp, kém thoải mái.
Khách phải loay hoay trong phòng vệ sinh tự hoại quá chật chội
Ở nhiều toa xe khác, tấm vách chung được tháo ra tạo không gian thoáng hơn cho cả việc rửa mặt, tắm và đi vệ sinh…
Buồng vệ sinh 3 trong 1, rửa mặt, tắm và đi toilet
Nhiều chậu rửa được gắn bằng đá granite hẳn hòi và có cả gương soi cho khách
Sự thân thiện của đường sắt với hành khách còn được thấy ở nhiều cửa bán vé ở một số ga có khoét lỗ kính tròn ngang tầm mặt người dân. Như thế khi người dân đến mua vé sẽ không phải “cúi mình” nhìn và nói qua khuôn kính hẹp phía dưới như ở các công sở hiện nay
Với những đổi mới từ những chi tiết nhỏ như trên toa xe và thân thiện với dân hơn từ khâu mua vé ở các ga, hy vọng đường sắt Việt Nam sẽ ngày càng gần dân hơn.
Theo Lưu Đức – Hoàng Tuyên ( Pháp luật TP.HCM)
Người gác chắn cứu tàu SE6 khỏi va chạm xe container
Phát hiện xe container bị chết máy nằm trên đường sắt đoạn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội), dù không phải phiên trực, anh Tùng vẫn chạy xe máy đi báo tin, cứu đoàn tàu SE6 với gần 200 hành khách khỏi tai nạn.
19h ngày 21/9, anh Trần Hoàng Tùng (tổ trưởng chắn đường ngang Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) đang đi trên quốc lộ 1 thì thấy xe container nằm vắt ngang đường sắt Bắc Nam, đoạn qua xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Đây là đường ngang chỉ có cảnh báo tự động, không có người gác.
Xe container nằm vắt ngang đường sắt tối 21/9. Ảnh nhân vật cung cấp.
Dừng lại hỏi lái xe, anh Tùng được biết xe container bị kẹt từ trước đó khi đi từ cổng Công ty Vật tư nông sản ra do chở quá nặng. Bánh trước bị treo, không thể vượt qua đường ngang. Tài xế đang loay hoay chèn bánh xe container, không biết sắp có tàu chạy qua.
Phán đoán xe container còn bị mắc kẹt thời gian dài, trong khi tàu SE6 từ TP HCM sẽ đến khoảng 20 phút nữa để vào ga Hà Nội và tàu SE1 cũng sắp khởi hành từ ga Hà Nội, anh Tùng liền gọi điện cho người quen trực ban ga Văn Điển để báo sự cố. Tuy nhiên, người này đang không ở ca trực.
Anh Tùng vội chạy xe máy đến trạm gác chắn tàu cách đó 700 m để báo cho trực ban dừng tàu tại ga Thường Tín và ga Văn Điển. Sau khi nhận tin báo, các trực ban ga khẩn cấp dừng tàu SE6 tại ga Thường Tín và tàu SE1 ở ga Hà Nội.
"Nếu không kịp dừng tàu thì sẽ xảy ra tai nạn vì xe container mắc kẹt ở đoạn đường cong, lái tàu không thể phát hiện từ xa. Trong khi đó với tốc độ 60 km/h, tàu cần quãng đường phanh dài từ 500 đến 800 m mới dừng lại an toàn. Có hãm phi thường thì cũng có nguy cơ làm đổ tàu SE6", anh Tùng, nhân viên 11 năm làm nhiệm vụ chắn tàu, nói.
Trần Hoàng Tùng trong ca trực. Ảnh: Xuân Hoa
Sau khi thông báo cho trực ban dừng tàu, anh Tùng trở lại giúp giải cứu xe container mắc kẹt. Xe này đâm đổ trụ cổng bên phải của Công ty Vật tư nông sản để thoát khỏi đường tàu sau khoảng 30 phút mắc kẹt.
Theo ông Nguyễn Đào Việt Phương, Đội trưởng Đội chắn đường ngang Giáp Bát, Công ty CP đường sắt Hà Hải, nếu anh Trần Hoàng Tùng không dừng được thì tàu SE6 có tốc độ 60 km/h sẽ va chạm với xe container, gây tai nạn thảm khốc trên đường sắt và quốc lộ 1A.
"Ngoài trách nhiệm công việc, Tùng còn là Bí thư chi đoàn thanh niên, tổ trưởng rất nhiệt tình trong công tác Đoàn, khích lệ tinh thần của 120 cán bộ, nhân viên của Đội gác chắn Giáp Bát", ông Việt Phương nói.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tổng công ty Đường sắt xin "ứng" hơn 471 tỷ đồng để trả nợ Theo VNR, việc Tổng công ty này đang nợ hơn 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công từ năm 2013 đến nay là vô cùng khó khăn với các nhà thầu. Trong đó, nợ lương công nhân, nợ tiền vật tư, nợ chi trả lãi vay ngân hàng mỗi năm phát sinh trên 45 tỷ đồng (bình quân mỗi tháng gần 4...