Chùm ảnh: Đà Lạt rực rỡ sắc hoa
Điểm nhấn của Tuần Văn hóa – Du lịch Đà Lạt khai mạc vào tối nay (27/12) là các loài hoa rực rỡ sắc màu.
Tối nay, 27/12, Tuần Văn hóa – Du lịch Đà Lạt 2013 sẽ chính thức khai mạc. Đây là một lễ hội “3 trong 1″ gồm: Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5 và Công bố Năm du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014.
Cùng với các chương trình mang tính lễ nghi, điểm nhấn của Tuần Văn hóa – Du lịch Đà Lạt là các loài hoa rực rỡ sắc màu. Đó là các không gian hoa bên đường Lê Đại Hành, cầu Ông Đạo, bên hồ Xuân Hương, các con đường hoa hồng rực rỡ, các làng hoa… Tại Vườn hoa Đà Lạt, hoa được bài trí rực rỡ hơn, đa dạng hơn. Cũng tại đây diễn ra triển lãm hoa và sinh vật cảnh với hơn 28.000 tác phẩm nghệ thuật về hoa, cây cảnh, đá cảnh.
Đặc biệt, tại Vườn hoa Đà Lạt, Ban tổ chức đã trang trí hình tượng Bác Hồ bằng hoa tươi cao hơn 3m, rộng 2,4m và một không gian Trường Sa để phục vụ khách tham quan. Tại đài phun nước trung tâm thành phố được trang trí hai cặp ngựa hoa thu hút đông khách du lịch và người dân thưởng lãm, chụp hình lưu niệm.
Tuần Văn hóa – Du lịch Đà Lạt diễn ra đến hết ngày 31/12.
Hình tượng Bác Hồ bằng hoa tươi
Không gian Trường Sa tại Đà Lạt
Địa cầu hoa
Cánh hoa khổng lồ trên mặt hồ trong Vường hoa Đà Lạt
Video đang HOT
Hai cặp ngựa hoa
Trang trí đài hoa hai bên cầu Ông Đạo
Một góc không gian hoa bên hồ Xuân Hương
Một góc không gian hoa đường Lê Đại Hành
Khách tham quan Vườn hoa Đà lạt
Vườn hoa Đà Lạt rực rỡ hơn
Khách chụp hình lưu niệm tại triển lãm hoa
Theo 24h
Những tục lệ đón Noel độc đáo nhất thế giới
Ở Bulgaria, nhóm hát đồng ca do một người đàn ông trung tuổi dẫn đầu sẽ đến từng nhà chúc phúc, trong khi ở Puerto Rico, bạn bè có thể "đột nhập" nhà bạn đêm Giáng sinh.
Simbang Gabi hay còn gọi là "Đêm nguyện" là truyền thống đón Noel hàng năm ở Philippines. Rất nhiều con chiên sẽ cầu nguyện trong các nhà thờ vào sáng sớm trong 9 ngày kể từ đêm 16/12 đến 24/12.
Lễ cầu nguyện có thể bắt đầu từ 3h sáng với đèn lồng nhiều màu sắc. Ảnh: Getty
Tại nhiều nơi ở Philippines, Simbang Gabi còn bắt đầu từ 20h đêm hôm trước. Sau khi thánh lễ kết thúc, mọi người có thể tập trung thưởng thức món ăn sáng truyền thống. Đêm nguyện bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 khi người Tây Ban Nha đô hộ và dẫn đến việc đồng hóa công giáo ở Philippines. Ngư dân hoặc nông dân phải dậy rất sớm để làm việc nên cầu nguyện vào sáng sớm là thời điểm phù hợp nhất.
Tại Bulgaria, nhóm hát đồng ca nhạc giáng sinh còn gọi là koledari sẽ đến thăm các gia đình vào đêm 24/12. Nhóm này thường là các cậu bé. Mỗi người sẽ cầm một cây gậy đến nhà người thân, họ hàng hoặc hàng xóm để chúc sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.
Mỗi nhóm sẽ có một người đàn ông đứng tuổi dẫn đầu. Phong tục đón giáng sinh tại Macedonia cũng tương tự ở ở Bulgaria nhưng diễn ra vào sáng ngày 6/1, tương đương với ngày trước thềm giáng sinh trong lịch cổ Julian được sử dụng trong các nhà thờ theo dòng chính thống.
Sau khi bài hát chúc phúc kết thúc, koledari sẽ được cho tiền, trái cây hoặc kẹo bánh. Ảnh: BGNES
Đêm Giáng sinh ở Ethiopia rơi vào 6/1 hàng năm. Trong đêm đó, các giáo sĩ sẽ chủ trì các buổi lễ tại các làng mạc, thành phố. Họ mang theo những chiếc ô được trang trí tinh xảo và mặc trang phục truyền thống đẹp nhất. Buổi lễ kết thúc bằng lễ rước trong nhà thờ.
Sáng ngày Giáng sinh, còn gọi là Ganna, người ta tặng quà cho nhau, mở tiệc tùng và tham gia một số hoạt động thể thao. Ảnh: Crowntour
Người Puerto Rico mừng Giáng sinh rất sớm, từ đầu tháng 12 và có thể kéo dài đến giữa tháng 1 năm sau. Một trong những truyền thống nổi tiếng dịp Noel ở đất nước Mỹ La tinh này là parranda. Parranda là dịp một nhóm bạn bè tập trung lại và đến thăm nhà bạn bè. Họ tập hợp trước cửa nhà bạn một cách lặng lẽ. Sau khi được ra hiệu, tất cả bắt đầu hát, chơi nhạc cụ. Parranda thường diễn ra vào sau 10h đêm khiến chủ nhà thức giấc và bất ngờ.
Parranda mang tính tự phát vì vậy mỗi gia đình cần chuẩn bị kỹ càng trong dịp lễ để tiếp khách. Ảnh: Puerto Rico Cutural Center
Trong đêm Giáng sinh, người Phần Lan thường thắp nến trên phần mộ của người thân. Truyền thống này bắt đầu từ thời tiền Ki-tô giáo khi đó người Phần Lan cổ tin rằng ngày đông chí, vào cùng khoảng thời gian với ngày Giáng sinh, là khoảng thời gian linh hồn người chết trở về với trần thế. Vào ngày này, người ta thường đặt thức ăn trên bàn và các gia đình thường ngủ dưới sàn nhà để nhường chỗ cho người thân từ thế giới bên kia về nghỉ ngơi.
Truyền thống thắp nến trên mộ càng phổ biến hơn sau những năm 1920. Ảnh: Huffingtonpost
Novena là đợt lễ truyền thống ở Colombia kéo dài liên tiếp trong 9 ngày trước ngày sinh của chúa Giê su, bắt đầu từ 16/12. Các con chiên cầu nguyện và tạ ơn Chúa trong dịp lễ này. Các gia đình thường tập trung và cầu nguyện cùng nhau.
Trong buỗi lễ, mọi người thường chơi nhạc cụ và hát những bài về Noel. Ảnh: Wikimedia
Tại quốc gia Đông Âu Georgia, Giáng sinh được tổ chức vào ngày 7/1. Một trong những hoạt động nổi bật dịp này là alilo, lễ rước mà hầu hết trẻ em đều vận trang phục truyền thống đặc biệt. Các em đi bộ trên đường phố và hát những bài Giáng sinh vui nhộn. Tại đất nước Đông Âu này, ông già Noel được gọi là tovlis papa, nghĩa là ông già tuyết.
Trong dịp Giáng sinh, ông già Noel thường có râu dài và vận chiếc choka, trang phục truyền thống của người Georgia, và một chiếc áo khoác bằng lông, còn gọi là nabadi. Ảnh: Wikimedia
Theo 24h
Lễ hội băng độc đáo ở Trung Quốc Hàng nghìn du khách đang đổ về thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc để tham dự lễ hội băng lần thứ 26. Khách du lịch chụp ảnh trước tác phẩm điêu khắc bằng băng khổng lồ tại Công viên Sun Island, thành phố Cáp Nhĩ Tân hôm 22/12. Ảnh: EPA Những tác phẩm điêu khắc lớn nằm san...