Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng quê hương của Đường Tăng
Nơi ở và ngôi chùa Đường Tăng nghe giảng kinh từ nhỏ vẫn được bảo tồn hơn 1.000 năm nay.
Huyền Trang tên tục là Trần Y, cao tăng Trung Quốc thời Đường, sinh năm 602 (có ý kiến cho rằng ông sinh năm 600) tại thôn Trần Hà ở Yển Sư, địa cấp thị thuộc thành phố Hàm Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay.
Bố ông là Trần Huệ, cả đời nghiên cứu Phật giáo. Anh trai ông từ nhỏ đã được bố đưa vào chùa làm hòa thượng. Huyền Trang từ nhỏ đã thông minh, sớm được tiếp xúc với Phật học, theo Sohu.
Trần Y trở thành đệ tử tục gia từ khi 9 tuổi. Năm 11 tuổi, Trần Y đi tu, lấy pháp hiệu là Huyền Trang. Không thỏa mãn với những kiến thức Phật học ở quê nhà, ông quyết tâm đến Ấn Độ, cội nguồn của Phật giáo, để nghiên cứu.
Năm 629, Huyền Trang lúc ấy 27 tuổi, bắt đầu hành trình hướng về phía Tây thỉnh kinh. Năm 643, ông quay lại cố hương, mang theo 657 bộ kinh Phật và tượng Phật. Ông cũng viết quyển “Đại Đường Tây Vực Ký”, để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá về địa lý, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỷ thứ 7.
Ghi nhận công lao của ông, Đường Thái Tông ban đất mở rộng Linh Nham Tự, ngôi chùa mà Huyền Trang từng ngồi nghe giảng kinh từ năm 9 tuổi. Chùa sau đó đổi tên thành Hưng Thiện Tự.
Sau khi Huyền Trang mất, để tưởng nhớ ông, vua Minh Thần Tông cho đổi tên chùa thành Đường Tăng Tự. Trong chùa có mộ chôn cất Huyền Trang sau khi ông qua đời năm 664. Trải qua hơn 1.000 năm, ngôi chùa nhiều lần được duy tu, trở thành một trong những di tích Phật giáo nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Video đang HOT
Tượng đại sư Huyền Trang trong chùa. Từ năm 1992, chùa mở cửa cho khách thập phương tới cúng bái, tìm hiểu Phật giáo. Ngôi chùa rộng hơn 25 mẫu, diện tích xây dựng 6.000 m2, chia làm hai viện.
Tiền viện gồm có nơi ở của Đường Tăng, nơi ông giảng kinh, nơi trưng bày kinh phật được ông dịch sang tiếng Trung. Hậu viện là nhà ở của bố mẹ ông.
“Huệ Tuyền”, giếng nước cổ của dòng tộc họ Trần nằm ở góc tây nam tiền viện, do tổ phụ (ông nội) của Huyền Trang là Trần Khang đào.
Hiện người họ Trần trong thôn Trần Hà đa số là hậu duệ của Trần Lâm, anh cả của Đường Tăng. Ông Trần Chí Vĩ, 40 tuổi, là cháu đời thứ 48.
Giếng sâu 25 mét, nước ngọt mát. Truyền thuyết dân gian Trung Quốc cho rằng nước này làm người thông minh, Huyền Trang vì uống nước này mới trở thành danh nhân thế giới, vì thế đặt tên cho giếng là “Huệ Tuyền”.
Phòng trưng bày kinh Phật, tranh ảnh minh họa hành trình thỉnh kinh của Huyền Trang. Lục Tiểu Linh Đồng, diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim nổi tiếng Tây Du Ký, mỗi khi có dịp tới Hàm Dương đều tới đây bái lạy tượng Huyền Trang.
Theo Hồng Hạnh (VnExpress)
Đóng phim 6 năm "Tôn Ngộ Không" nhận cát-xê 6 triệu đồng
Không ai nghĩ rằng sau 6 năm cực khổ với vai Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký", Lục Tiểu Linh Đồng chỉ nhận được tổng cộng hơn 6 triệu đồng tiền cát-xê
25 tập phim Tây du ký phiên bản kinh điển năm 1986 quay ròng rã suốt 6 năm trời (1982 - 1988). Phim được ghi hình tại nhiều danh thắng trên khắp đất nước Trung Quốc và cả một vài địa danh ở Thái Lan. Thế nhưng, tổng kinh phí của bộ phim chưa tới 6 triệu NDT (khoảng 20 tỷ đồng). Nếu so với những bộ phim truyền hình cùng thể loại hiện nay, nhiều nhà làm phim chỉ biết "bó tay" lắc đầu từ chối vì mức kinh phí quá bèo bọt này.
Cát-xê không tưởng của "bộ tứ" diễn viên chính phim Tây Du Ký.
Chắc hẳn nhiều người hâm mộ vẫn cho rằng, "bộ tứ" diễn viên chính thủ vai thầy trò Đường Tăng gồm Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không, Từ Thiếu Hoa/Trì Trọng Thụy/Uông Việt vai Đường Tăng, Diêm Hoài Lễ vai Sa Tăng và Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới đều có mức cát-xê cao nhất của đoàn Tây Du Ký.
Thực tế khác hẳn với nhiều người tưởng tượng, vai diễn để đời của Lục Tiểu Linh Đồng cũng như các vai còn lại không hề đem đến tiền bạc rủng rỉnh cho các diễn viên.
Nhiếp ảnh Đường Kế Toàn (trái) và Lục Tiểu Linh Đồng trong thời gian quay Tây Du Ký.
Theo tiết lộ của Đường Kế Toàn, nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay, cả đoàn phim đều phải cố gắng tiết kiệm tối đa để dành kinh phí cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo... Hàng ngày, từ nhân viên cho đến các diễn viên được nhận khoản tiền 5 hào tiền bồi dưỡng.
Riêng cát-xê diễn viên, người được coi là "có giá" nhất là Lục Tiểu Linh Đồng nhưng cũng chỉ được chưa đến 100 NDT cho mỗi tập phim. Theo một người trong đoàn chia sẻ với trang QQ cho biết: "Khi đó, Lục Tiểu Linh Đồng quay một tập nhận được 80-90 NDT (khoảng hơn 300 ngàn đồng). Tổng cộng Lục Tiểu Linh Đồng vào vai Tôn Ngộ Không cho bộ phim Tây Du Ký ròng rã hơn 6 năm với 25 tập phim nhưng chỉ nhận được 2.000 NDT (khoảng hơn 6 triệu đồng)".
Lục Tiểu Linh Đồng nhận được hơn 6 triệu đồng cho vai Tôn Ngộ Không.
Còn theo một nghệ sĩ gạo cội chia sẻ: "Lúc đó, kể cả có tính yếu tố lạm phát đi chăng nữa thì mức tiền vài chục NDT khi ấy chỉ bằng một góc vài trăm triệu NDT của các nghệ sĩ trẻ ngày nay".
Ngoài ra khi được hỏi đã kiếm được bao nhiêu tiền từ vai diễn Tôn Ngộ Không, nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng không giấu giếm chia sẻ: "Mỗi tập đóng phim, cát sê chỉ có 70 - 80 NDT (khoảng 240.000 - 270.000 đồng thời điểm hiện nay - PV) thôi. Lúc khởi đầu là 50 tệ/tập (171.000 đồng, sau dần dần mới tăng lên 80 NDT/tập. Mà cũng chỉ có tôi và Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới mới được cao hơn những người khác".
Lục Tiểu Linh Đồng và Mã Đức Hoa được bù thêm 12 NDT cho tiền "nhan sắc".
Ông cũng cho biết thêm, do hai vai diễn này quá vất vả, chịu cực hình nhiều ở khâu hóa trang nên sau đó nhà sản xuất thương tình tăng thêm 12 NDT/tập (41.000 đồng) cho ông và Mã Đức Hoa, gọi là tiền đền bù "nhan sắc" do phải hóa trang xấu xí và quá nhiều.
Vậy lý do vì sao Lục Tiểu Linh Đồng vẫn gắn bó với vai diễn này trong suốt gần 20 năm từ phần 1 (1982 - 1988) cho đến phần 2 khởi quay năm 1999 - 2000. Nhiều ý kiến cho rằng, nghệ sĩ thời đó luôn có một suy nghĩ nhất quán khi đặt mục tiêu về hiệu quả bộ phim lên hàng đầu chứ không nghĩ đến thù lao cá nhân.
Với Lục Tiểu Linh Đồng thì được đóng phim là vui rồi.
Nhớ lại thời kỳ vất vả này, "Mỹ Hầu Vương" than: "Đúng là thời đấy đóng phim không phải vì tiền. Cứ nghe nói được đóng phim là vui rồi nên không ai quan trọng cát-xê nhiều hay ít".
"Việc tham gia đóng Tây Du Ký phiên bản 1986 tuy không mang lại cho tôi nhiều tiền của, nhưng bù lại, đã đem đến cho tôi tình yêu không nguôi với vai diễn Tôn Ngộ Không, với văn hóa Tây Du. Và đặc biệt là quen biết được nhiều anh em tốt, quen được Vu Hồng - người vợ hết sức đảm đang và hy sinh mọi thứ vì sự nghiệp của chồng. Tây Du Ký đã đem lại cho tôi quá nhiều, danh tiếng, sự nghiệp, khán giả hâm mộ, gia đình hạnh phúc và đặc biệt khiến tôi càng thêm tin tưởng, lạc quan vào con đường diễn xuất mà tôi lựa chọn. Tất cả thứ này không phải tiền bạc nào cũng có thể mua được", Lục Tiểu Linh Đồng chia sẻ.
Lục Tiểu Linh Đồng cùng cha trên trường quay Tây Du Ký.
Tuy vậy khoản cát-xê 2.000 NDT của Lục Tiểu Linh Đồng là tỉ giá ở thời điểm thập niên những năm 1980. Khoản tiền này khi ước lượng ra tỉ giá hiện tại sẽ tương đương với 200.000 NDT (khoảng 682 triệu đồng) và cũng không phải mức cát-xê xứng tầm với một tác phẩm truyền hình kinh điển như Tây Du Ký, đặc biệt lại dành cho một nhân vật chính trung tâm của phim.
Theo Danviet
Hóa Tôn Ngộ Không "xuất quỷ nhập thần": Lục Tiểu Linh Đồng chưa phải số 1? Trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986 những nghệ sĩ này đều từng thể hiện một phần tính cách và điệu bộ của nhân vật Tôn Ngộ Không khá thành công. Phiên bản Tây Du Ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết đến nay vẫn được coi là tác phẩm truyền hình kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Phim cũng tạo nên...