Chùm ảnh các sếp ngân hàng đến hầu tòa
Sáng 16/4, hàng loạt sếp ngân hàng, nguyên là lãnh đạo ACB đã có mặt tại phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm với tư cách bị cáo.
Trực tiếp: Bị cáo Trần Xuân Giá xin vắng mặt Trước đề nghị của các luật sư xin hoãn phiên tòa, đại diện VKS cho rằng, việc vắng một số đại diện không ảnh hưởng; riêng ông Trần Xuân Giá, ngày mai sẽ có mặt.
Ông Trịnh Kim Quang
Ông Phạm Trung Cang
Video đang HOT
Ông Phạm Trung Cang
Ông Lê Vũ Kỳ
Huỳnh Thị Huyền Như, bị cáo trong một vụ án đình đám gần đây có mặt tại phiên xét xử với tư cách người có nghĩa vụ liên quan. (Ảnh: H.Sang)
P.Hải
Theo_VietNamNet
Mỹ cố điều hướng tranh chấp Trung - Nhật
Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, ông Chuck Hagel đang tự thấy mình đứng giữa một cuộc cãi vã có lẽ không bao giờ dứt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) cùng người đồng nhiệm Nhật Bản, Itsunori Onodera
Lần đầu tiên, hôm 7-4-2014, Trung Quốc chủ trì Hội nghị chuyên đề Hải quân tây Thái Bình Dương (WPNS), một cuộc gặp hai năm một lần của các nước giáp với Thái Bình Dương. WPNS bao gồm: Mỹ, Úc, Chile, Canada và một số quốc gia châu Á, gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản.
Như thường lệ, tại những cuộc gặp như vậy, nước chủ nhà tổ chức một cuộc thao diễn các đội tàu quốc tế, trong đó các quốc gia khách mời phô trương tàu và khí tài của họ.
Năm nay, Trung Quốc tổ chức thao diễn các hạm đội quốc tế ở Thanh Đảo, mời các nước trong hội nghị tham gia, trừ Nhật Bản.
Về phía Trung Quốc, họ trưng ra tàu khu trục mới, cho phép ông chủ Lầu Năm Góc có cái nhìn trực tiếp vào một biểu tượng về sức mạnh quân sự đang lên của nước này.
Vào đêm trước chuyến đi tới Trung Quốc của ông Hagel, các quan chức Lầu Năm Góc thông báo rằng nếu Nhật không thể tham gia cuộc thao diễn thì Mỹ cũng không. Mỹ tới dự hội nghị chuyên đề, nhưng sẽ không điều đội tàu của mình tới.
New York Times dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc nói: "Mỹ không có ý định phái tàu chiến tới tham gia".
Nhiều thập kỷ nay, Mỹ cố điều hướng cho những tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng trong những tháng gần đây, mọi việc dường như tới điểm sôi. Cuối năm ngoái, Trung Quốc gây náo động khi tuyên bố một "vùng nhận dạng phòng không" cho họ quyền nhận biết và có thể cả hành động quân sự chống lại những máy bay bay gần quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Nhật Bản phản đối tuyên bố trên của Trung Quốc, và Mỹ đã điều máy bay quân sự vào vùng nhận dạng mà không báo trước.
Hồi tháng hai, đại úy James Fanell, giám đốc các hoạt động thông tin và tình báo với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng Trung Quốc đang huấn luyện các lực lượng của họ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh "chớp nhoáng và bất ngờ" với Nhật ở biển Hoa Đông. Nhiều quan chức Mỹ khác lưu ý tới mối lo ngại tăng lên về việc nâng cấp quân đội của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm chủ nhật với người đồng nhiệm Nhật Bản, ông Hagel có vẻ bực mình nói: "Tôi sẽ nói chuyện với người Trung Quốc về sự tôn trọng các láng giềng của họ".
Các chuyên gia châu Á cho rằng sự chiếm đóng của Nhật ở Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai là một phần của lý do khiến Bắc Kinh không muốn tàu Nhật tham gia cuộc thao diễn.
Ở Tokyo, quyết định của Mỹ không tham gia cuộc thao diễn tàu để bày tỏ tình đoàn kết với Nhật được hoan hô nhiệt liệt. Các nhà phân tích nói điều đó có thể giúp làm dịu những băn khoăn đang tăng từ Nhật rằng không biết Mỹ có đứng về phía Tokyo trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không.
Theo CATP
Gờ giảm tốc làm... tăng tai nạn? Suốt nhiều tháng nay, người dân đi trên tỉnh lộ 9 nối huyện Lộc Hà với TP Hà Tĩnh đã bị những chiếc gờ giảm tốc tại nút giao với quốc lộ 15A "đe dọa" sự an toàn. Có mặt tại nút giao giữa Tỉnh lộ 9 và Quốc lộ 15B thuộc địa phận xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh,...