Chùm ảnh: Bão Nari càn quét miền Trung
Từ đêm 14/10, các tỉnh Đà Nẵng, TT-Huế, Quảng Nam đã hứng chịu sự tàn phá của bão Nari. Gió lớn giật liên hồi khiến nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bị quật gãy, nhiều nơi ngập sâu trong nước. Ở một số địa phương, chính quyền đã cấm người dân ra đường.
Dưới đây là những hình ảnh về sự tàn phá của bão Nari tại miền Trung:
Tại Đà Nẵng:
Tối 14/10, mưa to, gió lớn đã bắt đầu “tấn công” Đà Nẵng. Ở nhiều nơi, cây cối đã bị gió quật gãy. Tại một số vùng, cơ quan chức năng đã di dời dân đến nơi tránh trú bão.
Bão Nari đã làm nhiều người bị thương. Các trường hợp bị thương này hiện đã được đưa đi cấp cứu. 95% phụ tải ở thành phố Đà Nẵng mất điện, nhiều nơi mất liên lạc.
Sức gió của bão Nari làm đường phố Đà Nẵng tan hoang, nhiều công trình, nhà cửa đổ sụp
Sáng sớm ngày 15/10, trên khắp các tuyến đường Đà Nẵng, cây xanh bật gốc, đổ, gãy, nằm la liệt. Dây điện rơi xuống căng ngang nhiều tuyến đường. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành gió vẫn lớn và quất liên hồi. Mái tôn nhiều nhà bị bốc tung. Toàn thành phố bị cúp điện.
Video đang HOT
Bão rất mạnh, nhiều lúc gió giật cấp 12, 13; khiến nhiều cây cối bị đổ, nhà của ngư dân vùng ven biển bị tốc mái chưa thể thống kê được.
UBND thành phố Đà Nẵng cấm người dân ra đường trong mưa bão. Các LLVT thành phố và các đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn đã hành quân về các địa phương bị bão tàn phá để giúp đỡ nhân dân theo kế hoạch từ trước.
Tại Thừa thiên – Huế:
Sáng sớm ngày 15/10, nhiều nơi tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, gió lớn làm tốc mái nhiều nhà cửa, bảng quảng cáo.
Nước biển dâng cao, nhiều địa phương bị chia cắt
Gió lớn làm tốc mái nhiều nhà cửa, bảng quảng cáo, cây bật gốc trên quốc lộ 1A, đoạn qua phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Bão Nari với sức gió khủng khiếp càn quét làm ngã đổ nhiều rừng tràm ven tỉnh lộ 14, đoạn qua xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cây gãy đổ chắn ngang đường, giao thông đang bị ách tắc từ thị trấn Khe Tre đến tỉnh lộ 14. Lực lượng công an, bộ đội huyện Phú Lộc đang triển khai lực dọn dẹp, thông tuyến tỉnh lộ này
Nước sông Hương lên nhanh, đục ngầu. Tuyến đập Đá – đường nối trung tâm thành phố Huế với phường Vĩ Dạ đã bị ngập sâu. Lực lượng chức năng đã có mặt chốt chặn không cho người dân qua đây. Trong khi đó, thêm nhiều nhà cửa, cây cối trên tuyến quốc lộ 1 A và khu vực nội ô thành phố bị đổ sập, tốc mái.
10h15, nhiều tuyến đường nội ô thành phố Huế bắt đầu ngập sâu trong nước. Nhiều tuyến được có nước chảy siết đã được rào chắn, cấm lưu thông để đảm bảo an toàn. Mực nước trên song Hương đang dâng rất cáo, gần sát cầu Tràng Tiền.
Tỉnh lộ 14 đi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế bị chia cắt, giao thông tắc nghẽn do cây đổ. Nhiều cánh rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
Tại Quảng Nam:
Cây cối bật gốc, gãy đổ trên đường phố Hội An
Chợ Hội An tan hoang trong bão
Trung tâm phố cổ Hội An hiện tại nước đã rút xuống phân nửa mà vẫn thế này
Bên kia An Hội đã ngập hết
*Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật liên tục những hình ảnh mới nhất về sự tàn phá của Nari tại miền Trung
Theo Khampha
Bão số 11 đã đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10) vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 11 đã gây gió mạnh cho hầu khắp các vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, ở trạm đảo Lý Sơn có gió cấp 11, đảo Cồn Cỏ cấp 9, Tam Kỳ (Quảng Nam) và thành phố Đà Nẵng cấp 10. Ở các tỉnh trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất, một số nơi có lượng mưa lớn như: Lý Sơn (Quảng Ngãi) 373mm, Nam Đông (Huế) 246 mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 246mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 220mm...
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10) vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Đường đi và vị trí cơn bão
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 06 giờ ngày 16/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) sáng nay có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét, sóng biển cao từ 6 - 10 mét.
Thời tiết một số thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội: Không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ 29 - 31 độ C. Thành phố Đà Nẵng: Có mưa to đến rất to và dông. Nhiệt độ 25 - 27 độ C. Thành phố Hồ Chí Minh: Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông. Nhiệt độ 30 - 32 độ C.
Theo Khampha
CẬP NHẬT: Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế tan hoang... BCH quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe thiết giáp vượt qua mưa bão đưa 5 nạn nhân đến Bệnh viện để cứu chữa. Cây cối Đà Nẵng xiêu dạt trong cơn bão Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, lũ trên các sông từ nam Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên đang lên...