Chùm ảnh ấn tượng về tình mẫu tử của hươu cao cổ
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm cao quý, thiêng liêng không chỉ ở con người mà còn có ở cả động vật.
Hãy cùng Khoa học & Phát triển ngắm nhìn những khoảnh khắc ngọt ngào về tình mẫu tử của hươu cao cổ.
Hươu cao cổ có tên khoa học là Giraffa. Đây là chi động vật có vú thuộc bộ Guốc chẵn, là động vật cao nhất trên cạn và động vật nhai lại lớn nhất.
Hươu cao cổ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới, nhưng đông nhất là ở châu Phi.
Toàn thân hươu cao cổ được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen phân chia bởi màu trắng, trắng nhờ, vàng nâu.
Con đực có thể đạt chiều cao từ 4,8-5,5m và cân nặng lên tới 1.300kg. Kỷ lục đo được của một con hươu cao cổ là cao 5,87m và nặng khoảng 2.000kg.
Con cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn giống đực một chút (khoảng 828kg).
Video đang HOT
Chiều dài cổ của hươu cao cổ có thể đạt tới 2m.
Hươu cao cổ thường sống ở thảo nguyên, đồng cỏ và rừng mở. Chúng rất thích ăn lá keo, cây bụi, cỏ và trái cây.
Một con hươu cao cổ tiêu thụ khoảng 34kg lá mỗi ngày.
Hươu cao cổ thường thích sống thành nhóm, mỗi nhóm tối đa là 32 cá thể.
Hươu cao cổ thường mang thai từ 400-460 ngày.
Chúng thường sinh 1 con, thi thoảng vẫn có trường hợp sinh đôi.
Hươu cao cổ mới sinh cao khoảng 1,8m.
Con mẹ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ.
Hươu cao cổ cái bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản từ lúc 4-5 tuổi.
Con đực bước vào độ tuổi sinh sản khi được 7 tuổi.
Hươu cao cổ non mới sinh có thể chạy nhảy bình thường.
Chú chim láu cá âm mưu 'đánh cắp' máy ảnh của nhiếp ảnh gia
Chùm ảnh được nhiếp ảnh gia Elmar Weiss chụp được ở đảo Sea Lion thuộc quần đảo Falkland, Nam Mỹ.
Chú chim Phalcoboenus Australis tỏ ra rất tò mò khi phát hiện "vật thể lạ" xuất hiện nơi địa bàn sinh sống của chúng. Biểu hiện ngộ nghĩnh của chúng khiến không ít người xem phì cười.
Cận cảnh loài chim Phalcoboenus Australis do nhiếp ảnh gia Elmar Weiss chụp.
Con chim Phalcoboenus Australis này quyết định tha "vật thể lạ" về tổ.
Chú cố gắng hết sức để "đánh cắp" chiếc máy ảnh.
Chiếc máy ảnh này dường như quá nặng nên chú chim Phalcoboenus Australis này không thể đưa đi. Nó lại ngó nghiêng ra vẻ "nghiên cứu".
Trong khi con còn lại khá thờ ơ thì "tên kẻ cướp" này vẫn cố mang máy ảnh đi.
Lại thêm 1 lần "đánh cắp" thất bại.
Tuy khá tiếc khi không mang được "vật thể lạ" về tổ, nhưng chúng đành từ bỏ.
Cận cảnh màn đại chiến bất phân thắng bại của hải cẩu Chùm ảnh 2 con hải cẩu đánh nhau được nhiếp ảnh gia Nick Hurst chụp tại bãi biển Horsey, Norfolk, Anh. Theo tiết lộ của nhiếp ảnh gia Nick Hurst, chùm ảnh này được ông chụp vào lúc sáng sớm tại bãi biển Horsey ở Norfolk (Anh). Được biết, 2 con hải cẩu đực cắn xé nhau là do tranh giành bạn tình....