“Chui túi ni lông qua suối” đoạt giải A báo chí quốc gia
Loạt bài “Câu chuyện Sam Lam: Chui vào túi ni lông… để qua suối” là 1 trong 9 tác phẩm đạt giải cao nhất của Lễ trao giải Báo chí quốc gia năm nay.
Tối 21/6, lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ IX đã diễn ra, đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đến dự buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có những phát biểu thể hiện sự tin tưởng, động viên với đội ngũ những người làm báo trên khắp mọi miền của Tổ quốc, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc cũng như tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp thông tin.
Ông Trương Tấn Sang cũng nhắc nhở, việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích công dân cũng như đấu tranh với nạn tham nhũng lãng phí, suy thoái về đạo đức chính trị là trách nhiệm của những người làm báo.
“Người làm báo thực sự là chiến sỹ, với cây bút và trang giấy sắc bén góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh, giành độc lập, thống nhất đất nước”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi lễ
Video đang HOT
Những tác giả có tác phẩm đoạt giải A tại lễ trao giải năm nay
Loạt bài “Câu chuyện Sam Lang: Chui vào túi ni lông… để qua suối” nhóm tác giả Tòng Thị Minh (Cộng tác viên), Lê Đức Dục, Dương Đức Đà Trang (Đà Trang) đăng trên Báo Tuổi trẻ Online – Chi Hội nhà báo TP Hồ Chí Minh vào tháng 03/2014 nêu lên thực trạng tại điểm trường bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nơi mà các cô giáo, học sinh phải chui vào những bao ni lông để các thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao đưa người vượt qua suối bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Ngay sau khi bài viêt trên được đăng tải, đích thân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã nhắn tin cám ơn và động viên cô giáo cắm bản Tòng Thị Minh (người quay lại video học sinh qua suối trong túi ni lông) đồng thời đã có chỉ đạo xây dựng cầu treo Sam Lang bắc qua suối cho người dân đi lại.
Sáng 05/05/2014, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức khánh thành và chính thức đưa cây cầu này vào sử dụng.
Với 29 giải khuyến khích, 54 giải C, 26 giải B và 9 giải A, năm nay là năm có số lượng tác phẩm đoạt giải A nhiều nhất trong số các lần tổ chức trao giải báo chí quốc gia từ trước tới nay. Trong khuôn khổ lễ trao giải, ban tổ chức cũng dành phút mạc niệm cho những nhà báo, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong quá trình tác nghiệp, thực hiện nhiệm v
Danh sách 9 tác phẩm đoạt giải A Giải báo chí quốc lần thứ IX 1. Loạt bài “Việt Nam khẳng định chủ quyền bằng những chứng cứ thuyết phục” tác giả Nguyễn Xuân Hoà (Nguyễn Hoà) – Liên Chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân. 2. Loạt bài “Suy ngẫm từ toạ động nóng”, tác giả Nguyễn Như Phong, Chi hội nhà báo Báo Năng lương mới. 3. Nhóm ảnh “Giải cứu thành công 12 công nhân bị nạn ở hầm thuỷ điện Đạ Dâng”, nhóm tác giả Dương Giang – Nguyễn Dũng, Liên Chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam. 4. Tác phẩm “Di chúc Hồ Chí Minh – Bản di chúc về con người, vì con người”, nhóm tác giả Đỗ Việt Nga, Vũ Hồ Điệp, Hoàng Trung Dũng, Vũ Thu Hà, Trần Thuý Ngọc, Văn Phương Hoa, Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1 – Liên Chi hội nhà báo Đài tiếng nói Việt Nam. 5. Loạt bài “Tuyên truyền chính trị, pháp luật cho công nhân: Phải “chạy nước rút”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (Thanh Hải), Trần Thị Ngân Triều (Ngân Triều), Đinh Thị Dạ Thy (Dạ Thy), Nguyễn Thị Phúc (Thanh Phúc), Nguyễn Thị Tốt (Nguyễn Tốt), Nguyễn Thị Kim Huệ (Kim Huệ), Cấn Xuân Lượng (Xuân Lượng), Nguyễn Thị Anh Đào (Anh Đào), Đài PTTH tỉnh Đồng Nai – Hội nhà báo tỉnh Đồng Nai. 6. Tác phẩm “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng – Nhìn từ tinh giản bộ máy biên chế ở tỉnh Quảng Ninh”, nhóm tác giả Thế Lãm, Nguyên Toàn, Nguyễn Hưng, Nguyễn Soái, Mạnh Linh, Đài PTTH tỉnh Quảng Ninh – Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh. 7. Tác phẩm “Ký ức và lịch sử” nhóm tác giả Nguyễn Phương Hà, Phạm Trung Thành, Cao Quang Toàn, Đoàn Ngọc Tiến, Đàm Quang Khải, Nguyễn Sơn Tùng, Duy Thái, Văn Tâm, Tô Dũng, Đoàn Mai Hà, Lê Hồng Quang, Ngô Trường Sơn, Việt Nữ, Nguyễn Hoài Nam, Hoàng Hải Hà, Nguyễn Ngọc Tú, Ban Truyền hình Đối ngoại VTV4 – Liên Chi hội nhà báo Đài truyền hình Việt Nam. 8. Tác phẩm “Từ trái tim đến trái tim” nhóm tác giả Trần Đức Tuấn, Cao Nguyên Lợi, Nguyễn Hoàng, Huỳnh Lâm, Nguyễn Hữu Lý, Hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh – Hội nhà báo TP Hồ Chí Mình. 9. Loạt bài “Câu chuyện Sam Lam: Chui vào túi ni lông… để qua suối” nhóm tác giả Tòng Thị Minh (Cộng tác viên), Lê Đức Dục, Dương Đức Đà Trang (Đà Trang) đăng trên Báo Tuổi trẻ Online – Chi Hội nhà báo TP Hồ Chí Minh.
Quảng Định
Theo_Người Đưa Tin
Việt Nam sẽ tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (Ảnh: UN)
Chiều ngày hôm qua (22/5), tại buổi tiếp diễn ra ngay sau lễ đón chính thức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và các hoạt động ưu tiên của Liên Hợp Quốc thời gian qua, tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chủ tịch nước đánh giá cao sự ủng hộ, hỗ trợ nhiều mặt và hiệu quả của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập (1945-2015), hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và phấn đấu đạt được thỏa thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước khẳng định là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và sẽ tham gia và đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế trên, cũng như vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu khác, vì hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, với những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, tranh chấp lãnh thổ... ở nhiều nơi trên thế giới, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục đảm nhiệm tốt trách nhiệm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phát huy vai trò là trung tâm điều phối các nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức đó. Chủ tịch nước nhấn mạnh để duy trì hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế, tất cả các nước cần tuyệt đối tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Chủ tịch nước đã thông báo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Liên Hợp Qquốc tiếp tục quan tâm sát sao, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Chủ tịch nước khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam lần thứ hai, cảm ơn Chủ tịch nước đã đón tiếp trọng thị. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá rất cao những thành tựu kinh tế xã hội ấn tượng mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới, khẳng định Liên Hợp Quốc luôn coi trọng vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thời gian qua, như tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng chia sẻ ưu tiên Liên Hợp Quốc trong năm nay là phải thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và thỏa thuận khung về biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon mong Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung, kể cả thông qua việc ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc trong triển khai sáng kiến "Thống nhất hành động" tại Việt Nam. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tỏ lo ngại về gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, mong muốn các bên liên quan cùng đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; mong các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ về vấn đề này nếu các bên liên quan đề nghị.
Theo chương trình chuyến thăm hai ngày từ ngày 22-23/5, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm, dự Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và Lễ khánh thành Một Ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc; gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên và cán bộ ngoại giao trẻ Học viện Ngoại giao.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Chủ tịch nước: Không nhân nhượng khi chủ quyền bị xâm phạm "Chủ quyền là của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Chúng ta nhất quyết, không nhân nhượng khi bị xâm phạm", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói. Sáng 17/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị số 1 gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Trần Du lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM tiếp tục có...