“Chửi cha không bằng pha tiếng” ?
Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đối diện với một vụ kiện hy hữu – cụ ông Hoji Takahashi, 71 tuổi, đòi NHK bồi thường thiệt hại tinh thần cho ông số tiền tương đương 14.300 USD. Lý do là NHK đã lạm dụng tiếng Anh trong nhiều chương trình thời sự và giải trí làm tổn thương tinh thần của ông. Ông chất vấn tại sao NHK lại không sử dụng tiếng Nhật, một ngôn ngữ có kho tàng từ vựng phong phú và yêu cầu Đài quốc gia NHK cần xác định ưu tiên dùng tiếng Nhật để giữ gìn văn hóa Nhật Bản.
Từ vụ khởi kiện của cụ ông Hoji Takahashi, nước Nhật bừng tỉnh để nhìn lại mình, đặc biệt là giới trẻ. Học ngoại ngữ rất tốt, nhưng sinh ngoại ngữ đến mức muốn thay luôn cả tiếng mẹ đẻ là không thể chấp nhận. Trong giao tiếp hằng ngày, thói quen pha trộn thêm vài tiếng nước ngoài để khoe chữ, chứng tỏ mình là người có học thức khá phổ biến trong giới trẻ, dần dần thói quen này thành trào lưu. Người Nhật rất tự hào về truyền thống văn hóa, cho nên thế hệ cao tuổi cảm thấy lo ngại về xu thế Mỹ hóa, và càng không chấp nhận điều đó lại xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia.
Ở Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự. Một số không ít trong giới trẻ đang tự “ngoại quốc hóa” mình và cho rằng đó là xu thế hiện đại, là “xì bo” và “xì tin”. Khối cô cậu nhuộm tóc “cá bảy màu” theo mốt Hàn Quốc, ăn mặc cũng theo kiểu Hàn Quốc, yêu đương mùi mẩn tay ba tay tư và khóc lóc theo mô típ phim Hàn Quốc. Còn lạm dụng tiếng Anh thì khỏi phải bàn, đó là căn bệnh đang khá trầm trọng. Không chỉ nói, kể cả viết, nhiều người rất thích chêm tiếng Anh vào cho oách. Mặc dù chỉ biết có bấy nhiêu chữ thôi, nhưng cũng khoe khoang với thiên hạ mình cũng là dân sành điệu. Người này nói, người khác bắt chước theo, thế là thành trào lưu sính chữ ngoại trong ngôn ngữ giao tiếp.
Chuyện trong cộng đồng xã hội loạn xà ngầu về sử dụng tiếng Anh pha vào tiếng Việt đã là đáng phàn nàn, nhưng trên truyền hình lại là chuyện khác. Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt mọi trạng thái cảm xúc, mọi lý luận cao siêu thuộc các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, kể cả trong lĩnh vực âm nhạc. Cũng có thể các bạn ca sĩ đó có trình độ tiếng Anh , nhưng càng giỏi tiếng nước ngoài thì càng phải ý thức tôn trọng và yêu quý ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở Việt Nam trong số người xem người nghe các chương trình như ” ai đồ”, có hàng triệu người ở vùng sâu vùng xa .Họ đâu có quen với vài thứ tiếng Anh pha trộn như vậy của các vị giám khảo. Liệu khán giả có thể lên tiếng đề nghị Ban tổ chức các chương trình truyền hình nêu trên khuyên ngăn “các ca sĩ sính tiếng tây” này được không??
Đành rằng học hành bằng cấp này nọ và thông thạo ngoại ngữ có thể coi như là có trí thức, nhưng trí thức và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau. Có người trí thức nhiều nhưng thiếu văn hóa, có người trí thức ít nhưng lại rất có văn hóa. Đương nhiên, nếu vừa có trí thức lại vừa có văn hóa thi là điều càng quý. Hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội hội sẽ thể hiện trong cộng đồng ai là người vừa có trí thức lại vừa có văn hóa. Trong trường hợp này, chính là sự ứng xử đối với tiếng Việt – chữ nghĩa trĩu nặng văn hóa, hồn vía của dân tộc mình. Với thực tế trên liệu có nên nghĩ tới lời nhắc nhở của cha ông chúng ta “Chửi cha không bằng pha tiếng ? “
Theo vietbao
Video đang HOT
Khi sĩ tử là những Nick Vujicic Việt
Rất nhiều tấm gương hiếu học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 khiến các bạn trẻ khâm phục. Họ đã viết nên những câu chuyện ý nghĩa về hành trình chinh phục tri thức trong kỳ thi vừa qua.
Dù có bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng các thí sinh này là minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần hiếu học. Họ có thể không lành lặn về cánh tay, đôi chân,... nhưng họ là những người hoàn hảo về nghị lực và ý chí vượt qua nghịch cảnh.
Dự thi trên chiếc bàn đặc biệt
Em Nguyễn Lê Duẩn (SN 1993, thôn Thuận Đức, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định) bị chứng bại liệt từ nhỏ, chân tay yếu ớt chẳng cầm nổi cây bút. Để cầm bút viết, em phải dùng những ngón tay yếu mềm kết hợp với chân phải điều khiển cây bút.
Xuất hiện tại hội đồng thi Trường THPT An Nhơn 2 (thị xã An Nhơn, Bình Định), Duẩn khiến cho nhiều thí sinh cũng như các bậc phụ huynh không khỏi cảm phục nghị lực của mình. Hình ảnh chàng trai bị bại liệt, không thể đi lại, đến trường thi cùng người mẹ nghèo và chiếc bàn đặc biệt được bố thiết kế riêng cho mình, đã khiến không ít sĩ tử thấy mủi lòng vì mình quá may mắn so với Duẩn.
Em Nguyễn Lê Duẩn ngồi thi một mình trên chiếc bàn đặc biệt do
chính bàn tay người cha đóng cho em
Trong những ngày thi, Duẩn được bố trí đặt chiếc bàn ngay trên bục giảng để làm bài. Còn trong giờ thi, Duẩn phải một mình ngồi một trên chiếc bàn đặc biệt làm bài thi. Chứng kiến hình ảnh Duẩn một mình say sưa dùng tay, chân nắn nót viết từng câu chữ phép toán mới thấu hiểu nghị lực lớn lao của em. Dù khó khăn như vậy, em vẫn tự tin dự thi tốt nghiệp THPT. Và ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin luôn bừng cháy trong người của chàng trai đất võ, giúp em có thể hoàn thành việc ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới.
Và những sĩ tử Nick Vujicic Việt
Chứng bênh teo cơ tủy sông khiên cho em Nguyên Hữu Toàn, học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu (Q.8, TP.HCM) phải gắn với chiêc xe lăn từ nhỏ. Trong câu chuyện của Toàn, người ta bắt gặp hình ảnh của một người mẹ hiền ngày ngày vẫn lặng lẽ đẩy xe đưa con đến trường suốt 12 năm học. Rồi cả hình ảnh của một cậu học trò nghị lực, vượt qua được hoàn cảnh của bản thân và khó khăn của gia đình để có thể hoàn thành việc học của mình. Chứng bênh teo cơ tủy sông có thể lấy đi đôi chân của Toàn nhưng không thể cướp mất ý chí và niềm tin nơi em. Vì thế, Toàn luôn đạt kêt quả học tâp loại Khá trong các năm học. Đây có thể xem là một kết quả đáng khích lệ đối với hoàn cảnh của một học sinh như Toàn.
Bệnh teo cơ tủy sống không làm cản trở quyết tâm đến trường thi của Nguyên Hữu Toàn
Trong kỳ thi tôt nghiêp THPT này, em vân tự tin dù luôn làm bài trên xe lăn. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố chạy xe ôm, mẹ làm thợ may và buôn bán nhỏ, lại là anh cả trong gia đình nên Toàn luôn ý thức việc học của mình. Đích đên mà Toàn hướng tới là thi tôt trong kỳ thi ĐH sắp tới. Năm nay, em đăng ký thi vào ngành Công nghê Thông tin ĐH Sài Gòn.
Mặc dù bị tai nạn cụt mất 4 ngón tay phải cách ngày dự thi tốt nghiệp THPT 1 tháng, em Đoàn Văn Lực (học sinh lớp 12A5 - Trường THPT Anh Sơn I, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) vẫn cố gắng hoàn thành tốt bài thi. Lực cho biết, vào ngày 2/5, trong khi đi xay lúa cho mẹ thì em không may bị máy nghiền cám cuốn bàn tay phải vào máy, khiến cả 4 ngón tay đều bị cắt ngang. Vì bị tai nạn nên Lực phải nằm viện và nghỉ học mất 18 ngày, khiến cho việc ôn luyện gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nghỉ học nhưng em vẫn mượn sách, vở của các bạn để về ôn thi. Sau khi vết thương đã dần bình phục, Lực tiếp tục đến trường để cùng các bạn ôn thi tiếp. Có thể nói khó khăn lớn nhất đối với Lực là tập viết được tay trái - vốn là tay không thuận của em.
Bị tai nạn mất 4 ngón tay phải, Đoàn Văn Lực vẫn cố gắnghoàn thành bài dự thi tốt nghiệp bằng tay trái
Bằng ý chí và nghị lực, không muốn phải phí hoài công sức 12 năm trời đèn sách, Lực đã có thể hoàn thành việc ôn luyện và viết được bằng tay trái. Vốn là học sinh khá nên kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi Lực có thể hoàn thành một cách khá dễ dàng. Lực cho biết thêm, mục tiêu của mình là sau khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ đỗ vào trường ĐH GTVT cơ sở 2.
Hay câu chuyện về các thí sinh dù bệnh tật vẫn cương quyết đến trường thi, rồi những thí sinh đang thi phải vào viện cấp cứu hoặc chuyện về một nữ sinh chẳng may bị tử nạn trên đường về nhà sau khi đăng ký dự thi cũng khiến cho nhiều người ngậm ngùi thương cảm. Thiết nghĩ, bên cạnh một góc rất nhỏ của những vụ tiêu cực và gian lận trong thi cử được truyền thông phanh phui thì người ta cũng nên nhắc nhiều đến những tấm gương hiếu học, những người có tác động tích cực đến cách nhìn nhận về nền giáo dục nước nhà...
Những thí sinh "không tuổi"
Thí sinh Trần Văn Hán (1960)
Họ là những thí sinh có độ tuổi gấp 2, thậm chí gấp 3 lần số tuổi 18 của các sĩ tử, và đã có một công việc ổn định, nhưng vẫn quyết tâm "lều chõng" đến trường thi.
Trong câu chuyện đó, người ta có thể nhắc đến những cái tên như ông Trần Văn Hán (sinh năm 1960) hiện đang là Chủ tịch MTTQ xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) nhà cách trường hơn 20km nhưng chú vẫn lóc cóc trên chiếc xe máy cũ đến trường đều đặn. Chú Hán chia sẻ, vì thời gian và tuổi tác nên chú tiếp thu cũng chậm hơn các bạn trẻ. Về nhà thường phải giành nhiều thời gian ôn và làm bài. Kết thúc 3 năm chú cho biết học lực của mình đạt loại khá. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này chú khá tự tin với kiến thức đã có và hi vọng mình sẽ đạt được điểm số đúng với khả năng của bản thân.
Chị Huỳnh Thị Thanh Tâm (37 tuổi) và Lê Thanh Tùng (31 tuổi)cùng tham gia thi tốt nghiệp THPT tại hội đồng thi trường THPT Ngô Quyền(TP Biên Hòa, Đồng Nai)
Hay như ông Ngô Minh Láng (53 tuổi), Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Sơn (Sóc Trăng) vì điều kiện khó khăn nên chú chỉ hoàn thành việc học ở lớp 7. Bây giờ vì không muốn thua kém các bạn trẻ, có thêm kiến thức hiểu biết để dễ làm việc với nông dân, dù đã 3 lần không đỗ tốt nghiệp nhưng chú vẫn quyết tâm "dùi mài kinh sử" đến khi đạt kết quả mới chịu dừng.
Theo 24h
Thêm 900 lá cờ Tổ quốc tung bay trên ngư trường Hoàng Sa Ngày 3-5, 900 sinh viên ưu tú đến từ các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã hành trình về huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội trại với chủ đề "Sinh viên với biển đảo Tổ quốc 2013". Hội sinh viên các tỉnh trao lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Lý Sơn Tại đây, 900 sinh...