Chúc mừng thành công Đại hội Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI
Đó là đánh giá của đại diện các cấp, ngành Quảng Ngãi về tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở vùng nông thôn tỉnh nhà, tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018-2023.
Sáng 21.9, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam Đinh Khắc Đính đã về dự và chỉ đạo đại hội. Đại hội với sự tham dự hơn 400 đại biểu đại diện lãnh đạo, các cấp ngành của tỉnh và hội viên, ND.
Sát cánh cùng nông dân
Ông Đinh Duy Sung – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Trong 5 năm qua, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đóng góp tích cực, quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân ở vùng nông thôn tỉnh nhà”. Toàn tỉnh hiện có 183 cơ sở Hội, 1.126 chi Hội và 3259 tổ Hội. Tổng số hội viên ND toàn tỉnh hiện trên 165.500 (kết nạp trong nhiệm kỳ qua gần 48.500).
Ra mắt Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2018-2023. Ảnh: Công Xuân
Để giúp các hội viên ND có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND gần 34 tỷ đồng, Hội ND Quảng Ngãi đã cho 2.254 lượt hộ vay; phối hợp Ngân hàng NNPTNT – Chi nhánh Quảng Ngãi cho gần 23.000 hộ vay, với tổng số dư nợ 1.384 tỷ đồng, tăng 821 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước. Đặc biệt, Hội đã phối hợp cung ứng theo hình thức “mua nợ trả chậm” 5.280 tấn phân bón cho nông dân; tổ chức dạy nghề (sơ cấp) cho 1.300 người; tổ chức 586 lớp tập huấn kỹ thuật cho 12.575 lượt hội viên ND.
Thực hiện đề án tổ chức đưa ND đi nghiên cứu, học tập ở trong và nước ngoài về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2015 – 2018; Hội ND tỉnh đã tổ chức đưa 56 ND đi nghiên cứu, học tập về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở các nước: Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia và Trung Quốc; phối hợp với các đơn vị liên quan đưa 20 con em ND đi lao động ở nước ngoài có việc làm ổn định, thu nhập cao…
10 mục tiêu lớn trong nhiệm kỳ tới
Video đang HOT
Phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKD) đã đạt nhiều kết quả vượt bậc. Đến nay, tổng số hộ đạt danh hiệu NDSXKD giỏi toàn tỉnh trên 82.000 hộ, tăng 10% so với trước. Hàng trăm hộ ND đã có thu nhập 300-500 triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có hộ đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Hiện, toàn tỉnh đã có 41/164 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Trong nhiệm kỳ qua, ND trên địa bàn tỉnh đã đóng góp 218 ty đồng để xay dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; gần 532.000 ngày công tham gia mở rộng đường giao thông nông thôn, tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng; hiến hơn 13ha đất để mở rộng đường; trên 10 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và trên 20 tỷ đồng vào Quỹ Vì người nghèo; xây dựng 120 nhà tình nghĩa và tặng hàng nghìn sổ tiết kiệm tri ân gia đình có công với nước…
Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp Hội ND trong tỉnh cũng vận động tổ chức, cá nhân quyên góp và tặng 1.880 sổ tiết kiệm, trị giá hơn 3,2 tỷ đồng cho ND hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ 237 trường hợp cải thiện nhà ở, tổng trị giá hơn 5,4 tỷ đồng; trao 3.560 suất học bổng cho con em ND nghèo, với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng…
Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại không ít khó khăn, một số tổ chức Hội ND chưa làm tốt phong trào hỗ trợ cho ND; phong trào NDSXKD giỏi giữa các vùng miền thiếu đồng bộ; nguồn lực, cơ sở chất lượng phục vụ cho các phong trào của Hội ND còn thiếu, chưa được đầu tư đúng mức…
Trong nhiệm kỳ mới, Hội ND Quảng Ngãi đã đề ra 10 chỉ tiêu cụ thể, đáng chú ý như: 100% xã, phường vận động ND đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 50% đạt danh hiệu này; mỗi hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi phải giúp đỡ 2-3 hộ nghèo khác để phát triển. 100% Hội ND các cấp tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ ND…
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành mới gồm 34 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hội NDVN lần thứ VII gồm 14 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Ông Đinh Duy Sung tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Chú trọng định hướng giúp nông dân sản xuất
Phát biểu tại Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018-2023, ông Nguyễn Thanh Quang (ảnh)- Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định, trong nhiệm kỳ qua, Hội ND các cấp trong tỉnh ngày càng được củng cố, phát triển, thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông dân.
Hội đã thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện dạy nghề, thành lập tổ liên kết sản xuất; hỗ trợ vật tư, phân bón; xây dựng mô hình, hướng dẫn nông dân chuyển đổi các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân.
Mặc dù vậy, hoạt động của các cấp Hội ND trong tỉnh nhiệm kỳ qua cũng còn những hạn chế cần được khắc phục như: Công tác đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân có mặt thực hiện chưa tốt; việc tuyên truyền, giáo dục có nơi còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm là hàng giả, hàng kém chất lượng cần được Hội tham gia giám sát. Một số phong trào của nông dân phát triển chưa đồng đều, kết nối chưa sâu rộng; chưa phát huy lợi thế, tiềm năng trong phát triển nông nghiệp…
Ông Quang cho rằng, thời gian tới trong công tác phối hợp, Hội ND tỉnh cần tranh thủ sự thống nhất của Mặt trận, các đoàn thể và cơ quan, đơn vị liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả cao trong xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, chú trọng định hướng cho nông dân.
Hội cần quan tâm hơn nữa việc chăm lo và nâng cao chất lượng đời sống của hội viên, nông dân. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn đời sống.
Các cấp hội cần thể hiện hơn nữa vai trò là cầu nối giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phải nắm bắt tình hình, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân; chủ động tham mưu, đề xuất, tham gia giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?
"Thực tế, nhiều cán bộ tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa sau khi lấy bằng thạc sĩ và được bổ nhiệm làm lãnh đạo ở các phòng ban của sở, huyện, xã. Nhưng viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?", ông Nguyễn Thanh Quang - Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi.
Chiều 23.11, liên quan đến việc tỉnh Quảng Ngãi ban hành và thực hiện quy định "Cán bộ sinh từ năm 1975 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy mới được bổ nhiệm chức danh Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành UBND huyện, thành phố" gây nhiều tranh cãi, ông Nguyễn Thanh Quang - Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi đã có trao đổi với PV Dân Việt.
Theo ông Nguyễn Thanh Quang, những năm trước đó, do điều kiện nguồn cán bộ của địa phương quá khó khăn nên phải tuyển nhiều trường hợp trình độ trung cấp, cao đẳng... Trong quá trình công tác, số cán bộ này đã hoàn thiện tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa. Đến năm 2015, để nâng dần chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đáp ứng tình hình phát triển của địa phương, tỉnh đã đề ra yêu cầu cán bộ sinh từ năm 1965 trở về sau, nếu không tốt nghiệp đại học chính quy thì phải có bằng thạc sĩ mới được bổ nhiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp thu ý kiến từ cơ sở và nhận thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số người tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa dù đã có bằng thạc sĩ nhưng trình độ, năng lực vẫn không khác trước. "Không ít trường hợp tiếng là thạc sĩ nhưng viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?" - ông Quang bày tỏ. Vì vậy, cùng với sửa đổi độ tuổi cán bộ bổ nhiệm từ 1965 thành 1975 trở về sau, tỉnh đã đề ra tiêu chuẩn "phải tốt nghiệp đại học chính quy" mới được bổ nhiệm, bổ nhiệm cao hơn.
Ông Nguyễn Thanh Quang - Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi.
Vị phó Bí thư tỉnh ủy nói thêm: "Tước khi đề ra chủ trương trên, tập thể tỉnh ủy đã họp, cân nhắc và xem xét rất nhiều. Cùng với mục đích nâng cao dần chất lượng của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi mong muốn hạn chế bớt đi các trường hợp "con ông cháu cha" học hành làng nhàng cứ đưa vào, bổ túc lên cho đạt chuẩn rồi bổ nhiệm. Trong khi đó, hàng ngàn con em khác của người dân học hành tử tế, đào tạo chính quy nhưng bằng cấp thấp hơn không được nhận, bổ nhiệm".
"Đại học như nhau chỉ là một cách nói, còn trên thực tế ai cũng hiểu không phải như vậy. Làm gì có chuyện năng lực của một người rất vất vả mới thi đỗ và tốt nghiệp đại học chính quy, lại ngang bằng với người học tại chức, từ xa hay thạc sĩ "9 3" mà báo đã nêu" - ông Quang thẳng thắn.
Theo vị lãnh đạo này, nói như vậy không phải là nói đa số tại chức, từ xa và sau đó học lên thạc sĩ. Bởi lẽ rất nhiều cán bộ dù tại chức, từ xa nhưng có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội, có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm... vẫn được xem xét và bổ nhiệm, bổ nhiệm cao hơn. Tương tự ở các huyện miền núi, dù không thể hiện trong văn bản nhưng trên thực tế, tỉnh đã nới lỏng rất nhiều trong việc bổ nhiệm cán bộ học tại chức, từ xa.
"Tỉnh đề ra chủ trương này là để nâng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm ngày càng cao hơn, đáp ứng tình hình ngày càng phát triển của địa phương và xu hướng chung của đất nước; loại bỏ dần số cán bộ không có năng lực đang ngồi choán chỗ ở các cấp ngành của địa phương. Vì thế, nếu thật sự là người có năng lực thì dù tại chức, từ xa... vẫn được trọng dụng và bổ nhiệm bình thường. Trong quá trình triển khai nếu yêu cầu, tiêu chuẩn bổ nhiệm nào chưa phù hợp thì tỉnh sẽ điều chỉnh sửa đổi để phù hợp hơn", ông Quang nói thêm.
Cũng theo ông Quang, sắp tới, tỉnh ủy sẽ chỉ đạo kiểm tra, đề ra biện pháp để ngăn chặn, hạn chế tình trạng thạc sĩ "giấy" đi học lại đại học để được bổ nhiệm cao hơn mà báo đã đưa tin.
Như đã phản ánh, đến tháng 8.2017, tuy sửa đổi hạ mốc năm sinh (tính từ năm 1975 thay cho năm 1965 trở về sau), nhưng tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ tiêu chuẩn phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy mới được bổ nhiệm và thăng chức. Theo đó, nhiều trưởng, phó phòng ban của cấp huyện đã là thạc sĩ nhưng bằng tốt nghiệp đại học là tại chức, từ xa nên phải đăng ký học lại đại học chính quy.
Quảng Ngãi: Làm tốt việc hòa giải và phòng chống tội phạm Công tác hòa ở cơ sở là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó trong nông dân (ND). Chính vì thế, thời gian qua, các cấp Hội ND của tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với các cấp, ngành công an, tư pháp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và trợ...