“Chức danh mới của Tập Cận Bình mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn”
Chức danh mới của ông Tập Cận Bình vẫn còn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn quân sự và không bao hàm việc ông sẽ kiểm soát các hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post ngày 21/4 đưa tin cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nắm chức Tổng Tư lệnh lực lượng tác chiến.
Chức danh mới được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tiết lộ trong bản tin ngày 20/4 khi đăng tải hình ảnh ông Tập Cận Bình đến thăm Trung tâm Chỉ huy Tác chiến trong bộ quân phục dã chiến.
Ông Tập Cận Bình hiện nắm giữ các vị trí cao cấp nhất của Trung Quốc gồm Tổng tư lệnh lực lượng tác chiến,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trong các lần xuất hiện trước đó với vai trò là người đứng đầu Ủy ban Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình thường mặc áo chẽn màu xanh, áo sơ mi và quần tây, không có phù hiệu hoặc trang trí.
Tại Trung tâm Chỉ huy Tác chiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu yêu cầu quân đội “tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chiến đấu, hiệu quả trong chỉ huy, can đảm và có khả năng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh”.
Theo các nhà phân tích, bộ quân phục cho thấy ông Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc, như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.
Trước đó, ông Tập Cận Bình đã đảm nhiệm các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trong khi Quân ủy Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và nâng cao năng lực quốc phòng, trong khi đó Trung tâm Chỉ huy Tác chiến tập trung vào các chiến lược chiến đấu.
Video đang HOT
Các nhà quan sát cho rằng động thái này nhằm gửi một thông điệp tới thế giới là ông không chỉ là một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước có quân đội lớn nhất thế giới mà còn là chỉ huy trưởng của lực lượng chiến đấu.
“Bộ quân phục ông Tập Cận Bình mặc trong chuyến thăm gửi đi thông điệp rằng ông là chỉ huy cấp cao nhất của lực lượng tác chiến Trung Quốc, được thành lập nhằm đáp ứng với các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, có quyền chỉ huy các lực lượng bộ binh, hải quân, không quân, cũng như các lực lượng binh sĩ đặc biệt như Lực lượng Tên lửa và Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược”, South China Morning Post dẫn lời thiếu tướng Trung Quốc đã nghỉ hưu Xu Guangyu cho biết
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong, Liang Guoliang, nói với South China Morning Post rằng vị trí mới của ông Tập Cận Bình tương đương với chức Tổng tư lệnh quân đội Mỹ của Tổng thống Barack Obama.
Tập Cận Bình thăm Trung tâm Chỉ huy Tác chiến trong bộ quân phục.
Điều đó đồng nghĩa với việc các tư lệnh ở các Bộ tư lệnh quân đội nam, bắc, đông, tây và trung đều báo cáo về các lực lượng chiến đấu của mình cho ông Tập Cận Bình.
Hãng tin NBC News của Mỹ dẫn lời nhà sử gia, chính trị Zhang Lifan bình luận, sự thay đổi trên là dấu hiệu cho thấy bằng sự cải tổ lối chỉ huy quân sự cũ và trở thành chỉ huy trưởng, ông Tập Cận Bình đã loại bỏ các cấu trúc theo kiểu Liên Xô cũ, cạnh tranh với mô hình của Mỹ để có thể thực hiện nhanh chóng các quyết định của mình.
Sự thay đổi này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế bởi nó diễn ra trong thời điểm Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong tranh chấp lãnh thổ, bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước khác.
“Thông điệp quan trọng nhất ông Tập Cận Bình muốn gửi đến thế giới là sẽ không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, thậm chí dù có phải xảy ra chiến tranh”, AP dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp (Trung Quốc).
Theo Ni Lexiong, hình ảnh ông Tập Cận Bình trong trang phục dã chiến và chức danh Tổng Tư lệnh lực lượng tác chiến là một thông điệp có tính toán gửi đến các nước như Mỹ, Nhật, Philippines…cũng như Đài Loan rằng Trung Quốc sẵn sàng chinh phục bằng vũ lực nếu cần thiết.
“Bộ quân phục không chỉ để thông báo rằng ông đã phụ trách quân đội mà còn cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Nó cũng gửi tín hiệu tới các đối thủ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, chức danh mới của Tập Cận Bình vẫn còn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn quân sự và không bao hàm việc ông sẽ kiểm soát các hoạt động của quân đội Trung Quốc, Andrei Chang – Biên tập viên của tạp chí Kanwa Asian Defense tại Hong Kong cho hay.
“Trong suốt lịch sử Trung Quốc, quyền lực chính trị luôn được thành lập dựa trên sự kiểm soát của quân đội. Đây là chuyến thăm mang tính “khoe cơ bắp” với các đối thủ tiềm năng”, Chang nhấn mạnh.
Hoàng Hải
VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin )
Thông tấn Nga: Bắc Triều Tiên có đơn vị đang tác chiến ở Syria
"Hai đơn vị tác chiến của quân đội Bắc Triều Tiên đang có mặt ở Syria là Chalma-1 và Chalma-7.
Ảnh minh hoạ - Tass.
Thông tấn Nga Tass ngày 22/3 dẫn báo cáo của Ủy ban đàm phán cấp cao được thành lập ở Saudi (NHC) cho biết hiện nay ở Syria có 2 đơn vị của quân đội Bắc Triều Tiên đang tham chiến giúp đỡ quân đội của chính quyền Tổng thống Assad ở Syria.
Theo báo cáo của NHC được Tass trích dẫn, hai đơn vị của Bắc Triều Tiên đang tác chiến ở Syria có tên là Chalma-1 và Chalma-7.
Asaad az-Zoubi - người đứng đầu phụ trách đàm phán của NHC tham gia hoà đàm ở Geneva đã cung cấp thông tin này cho Tass hôm 22/3.
"Hai đơn vị tác chiến của quân đội Bắc Triều Tiên đang có mặt ở Syria là Chalma-1 và Chalma-7. Quân đội của một số nước khác như Iran, Afghanistan cũng đã hiện diện ở Syria để hỗ trợ quân đội chính phỉ nước này" - Asaad az-Zoubi nói.
Hiện chính quyền Bình Nhưỡng không có phản ứng gì với báo cáo nói trên. Ngoại trừ hãng Tass có đề cập thông tin, Nga cũng chưa có phát ngôn gì chính thức liên quan đến báo cáo của NHC.
Đặc nhiệm Ong Đen của Cuba.
Liên quan đến việc quân đội nước ngoài đang tác chiến ở Syria để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Assad trong cuộc chiến đấu chống lại khủng bố và các phe nhóm đối lập cực đoan, hồi tháng 10/2015,
Kênh truyền hình Fox News của Mỹ dẫn nguồn tin từ một quan chức giấu tên trong giới chức Hoa Kỳ từng cho biết rằng, Cuba đã gửi quân đội và đặc nhiệm tinh nhuệ đến giúp đỡ các lực lượng vũ trang Nga chống lại lực lượng nổi dậy tại Syria.
Nguồn tin của Mỹ khẳng định rằng các đơn vị quân đội và đặc nhiệm Cuba hiện đang ở Syria, đặc biệt là Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Cuba mới đây dẫn đầu đoàn quân sự nước này thăm Syria.
Ngoài ra, theo nguồn tin trên, có thể các đơn vị quân đội của Cuba đã được huấn luyện tại Nga và được vận chuyển đến Syria bằng máy bay của Nga.
Tuy nhiên, ngày 15/10 đại diện Đại sứ quán Cuba tại Damascus đã phủ nhận thông tin trên đồng thời tuyên bố rằng "Điều này thật phi lý và ngu ngốc".
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Quách Bá Hùng 3 lần tự sát hòng trốn tội Quách Bá Hùng, tướng tham nhũng của Trung Quốc, đã 3 lần tìm cách tự sát và trước khi bị bắt đã cố gắng cải trang thành phụ nữ lên máy bay hòng trốn ra nước ngoài. Cuaộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc còn lâu mới đến hồi kết, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 3/8 dẫn...