Chuẩn Wi-Fi nhanh gấp đôi hiện tại đã sẵn sàng
Điểm hạn chế của WiGig là tầm phủ sóng của nó chỉ trong phạm vi 10m. Tuy nhiên, nó sẽ hỗ trợ rất tốt các công nghệ như thực tế ảo, streaming nội dung từ di động ra màn hình lớn.
Smartphone, laptop hỗ trợ WiGig sẽ sẵn sàng vào năm sau. Ảnh: Tech9world.
Wi-Fi Alliance (tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển và cấp phép các chuẩn Wi-Fi) đã bắt đầu cấp phép cho smartphone, laptop, router và các thiết bị khác sở hữu chuẩn Wi-Fi nhanh gấp đôi hiện tại có tên WiGig. Chuẩn Wi-Fi mới sẽ sẵn sàng vào năm sau.
WiGig có tầm phủ sóng ngắn (khoảng 10m), theo Wi-Fi Alliance. Điều này đồng nghĩa khi bạn sở hữu một thiết bị phát Wi-Fi, điện thoại hoặc laptop hỗ trợ nó, bạn chỉ có thể đạt được tốc độ đó trong phạm vi một căn phòng. “Chúng tôi nói về nói như là một công nghệ hỗ trợ bên trong căn phòng”, Kevin Robinson – Phó chủ tịch phụ trách marketing của Wi-Fi Alliance cho hay.
Đây là hạn chế lớn của WiGig nhưng vẫn mở ra nhiều tiềm năng – trong đó thú vị nhất là công nghệ thực tế ảo.
Video đang HOT
Hiện tại, nếu muốn sử dụng thiết bị thực tế ảo với máy chơi game hoặc PC, người dùng cần phải kết nối thông qua hệ thống cáp phức tạp bởi Wi-Fi chưa đủ nhanh.
WiGig – trong khi đó, đủ nhanh để hỗ trợ VR. Wi-Fi Alliance cho biết, tốc độ siêu nhanh của WiGig sẽ hữu ích cho công nghệ thực tế ảo, video 4K và truyền nội dung từ điện thoại, laptop sang màn hình desktop.
Tất nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc điểm truy cập Internet công cộng cũng có thể sử dụng WiGig. Nó sử dụng chung sóng tần với Access của Alphabet (có tên gọi Google Fiber trước đây) và Starry – hãng startup muốn cung cấp Internet tốc độ cao từ nhà ra phố mà không cần dây dẫn. Robinson cũng cho biết WiGig có thể phát huy tác dụng tại các sân vận động thể thao hoặc các đại lộ lớn.
Bên cạnh WiGig, một nhóm khác cũng đang phát triển chuẩn Wi-Fi 802.11ad. Hầu hết điện thoại, laptop, router hiện nay hỗ trợ Wi-Fi 802.11ac với tốc độ tối đa (trên lý thuyết) là 4,5 Gb/s. Trong khi đó, thiết bị dùng chuẩn 802.11ad (về lý thuyết) hỗ trợ tốc độ 8 Gb/s.
Thiết bị hỗ trợ Wi-Fi 802.11ad đã có mặt trên thị trường với một vài mẫu router được công bố hồi đầu tháng 10.
WiGig không phải cái tên hoàn toàn mới. Nó được sử dụng đâu đó trong vài năm qua. Tuy nhiên, với việc Wi-Fi Alliance chính thức cấp phép, nó sẽ nhanh chóng được khai thác thương mại trên quy mô toàn cầu.
Thành Duy
Theo Zing
Chuẩn Wi-Fi mới, hiệu quả hơn ra mắt tại CES 2016
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Wi-Fi Alliance đã công bố chuẩn Wi-Fi mới có tên Halow. Nó sẽ giúp việc phủ sóng, truyền tín hiệu diễn ra hiệu quả hơn hẳn hiện tại.
Tại triển lãm CES năm nay, Wi-Fi Alliance đã công bố chuẩn kết nối Wi-Fi mới với tên gọi Wi-Fi Halow. Nó có thể phủ sóng xa hơn, truyền tín hiệu qua các bức tường tốt hơn và có mức sử dụng điện năng thấp hơn hẳn. Điều này có được là nhờ sử dụng băng tần 900 MHz (công nghệ Wi-Fi hiện tại sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz).
Với việc sử dụng chuẩn Wi-Fi Halow, những góc chết khi phủ sóng sẽ không còn. Ảnh:Gsmarena.
Trong vài năm tới sẽ có một trong hai điều có khả năng xảy ra. Có thể các nhà sản xuất sẽ không quan tâm tới Halow và tiếp tục sử dụng một công nghệ đã tồn tại được gọi là Bluetooth LE (LE là viết tắt của năng lượng thấp). Hoặc ngược lại, Halow sẽ được tích hợp vào công nghệ Wi-Fi hiện tại. Nếu vậy, các thiết bị sẽ chỉ cần một con chip duy nhất cho cả Wi-Fi và Bluetooth.
Hiện tại còn quá sớm để nói về sự phổ biến của chuẩn Wi-Fi này trong tương lai. Theo dự kiến, các thiết bị sở hữu công nghệ này sẽ được bắt đầu sản xuất vào năm 2018.
Vũ Hoàng Phong
Theo Zing
Wi-Fi công cộng ở Ấn Độ quá tải vì phim người lớn Quốc gia này được tiếp cận chương trình hỗ trợ Internet miễn phí từ Google. Tuy nhiên tại các nhà ga, người dân sử dụng dịch vụ đó cho mục đích khác. Theo thống kê của RailTel, đối tác cung cấp Internet miễn phí của Google tại Ấn Độ, trên khắp 23 sân ga tại nước này, người dân thường sử dụng Wi-Fi...