Chuẩn mực đạo đức bắt buộc của thẩm phán
Các thẩm phán phải trở thành biểu tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp…
Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia vừa ban hành quyết định số 87/QĐ-HĐTC có hiệu lực từ ngày 4/7 về bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán.
Theo đó, thẩm phán là người được chủ tịch nước bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Các thẩm phán phải trở thành biểu tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp…
Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán vừa ban hành áp dụng với thẩm phán công tác tại tòa án nhân dân, tòa án quân sự các cấp; khuyến khích áp dụng với các thẩm phán đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
7 chuẩn mực đạo đức của thẩm phán phải tuân thủ như sau:
Tính độc lập
- Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.
- Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử, với những người tiến hành tố tụng khác và với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài tòa án.
- Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.
Liêm chính
- Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực.
- Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc người khác…
- Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.
Vô tư, khách quan
- Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào.
Video đang HOT
- Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật,…
- Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.
Công bằng, bình đẳng
- Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của họ.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán không được và không cho phép các hành vi bất bình đẳng, phân biệt dân tộc, giới tính,…
Đúng mực
- Trong hoạt động của mình, thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác.
- Tại phiên tòa, thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.
Tận tụy và không chậm trễ
- Thẩm phán phải tận tụy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vụ việc được giao.
- Khi giải quyết các vụ việc, thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các vụ việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan.
Năng lực và sự chuyên cần
- Thẩm phán phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm,…
- Thẩm phán phải luôn tự cập nhật thông tin để nắm bắt kịp thời về sự phát triển của pháp luật, các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
- Thẩm phán phải chuyên tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao; tích cực làm việc với tinh thần “làm hết việc, không làm hết giờ”.
Thẩm phán phải làm những việc sau khi thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định pháp luật; từ chối tiến hành tố tụng theo quy định pháp luật.
- Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
- Giải thích và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng.
- Tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định.
Những việc không được làm khi thực hiện nhiệm vụ
- Những việc pháp luật quy định công dân không được làm.
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc.
- Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan.
- Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
- Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự,…
- Gợi ý cho bị can, bị cáo cung cấp tài liệu, khai báo không khách quan, trung thực.
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ thuộc tòa án và các cơ quan liên quan khác.
- Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, kinh doanh, cá nhân, gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Không được công khai quan điểm khi chưa có bản án
Theo điều 12 Bộ quy tắc, khi làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí thẩm phán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thẩm phán chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan thông tấn, báo chí khi được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phân công theo quy định pháp luật.
- Khi chưa ban hành bản án, quyết định, thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc.
- Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định.
- Thẩm phán có thể tham gia phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn để phục vụ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế khi hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc.
Theo Phạm Dự (VNE)
Gia đình bé Nhật Linh muốn kháng cáo bản án chung thân của thủ phạm
Người thân của Lê Thị Nhật Linh đang thực hiện các thủ tục đề nghị tòa cấp trên tăng mức án với kẻ sát hại bé hồi đầu năm ngoái.
Anh Lê Anh Hào mang theo di ảnh con gái đến phiên toà đầu tháng 6. Ảnh: Japan Times.
Anh Lê Anh Hào, cha của bé Lê Thị Nhật Linh, hôm nay cho biết gia đình đã trao đổi với cơ quan công tố Nhật Bản về việc kháng cáo, phản đối bản án chung thân tòa vừa tuyên đối với Yasumasa Shibuya, kẻ đã sát hại bé, TTXVN đưa tin.
Anh Hào cho rằng việc toà án sơ thẩm tỉnh Chiba tuyên án chiều nay với Shibuya đã giúp khẳng định kẻ này chính là thủ phạm sát hại con gái anh. Anh Hào đánh giá vẫn còn cơ hội để đề nghị tòa án Nhật Bản kết án tử hình thủ phạm và kêu gọi dư luận Nhật Bản và Việt Nam ủng hộ gia đình trong nỗ lực này. Anh tin việc kết án Shibuya mức án tử hình để loại bỏ một mối nguy hiểm ra khỏi xã hội cũng như ngăn chặn nguy cơ tái diễn những vụ án thương tâm tương tự.
Ông Akio Sagawa, luật sư của gia đình nạn nhân, cho biết theo luật pháp Nhật Bản, gia đình nạn nhân sẽ trình bày mong muốn kháng cáo lên cơ quan công tố và cơ quan công tố sẽ đảm nhận việc kháng cáo lên tòa cấp trên.
Shibuya, 47 tuổi, bị buộc tội sát hại Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, vào ngày 24.3.2017, sau khi bắt cóc bé gái người Việt trên đường đi học. Y được cho là đưa Linh vào xe ôtô và tấn công tình dục cô bé. Shibuya sau đó bóp cổ khiến Linh tử vong rồi bỏ lại thi thể em trong tình trạng không mảnh vải che thân bên một con kênh ở thành phố Abiko.
Máu và nước bọt chứa ADN của Linh đã được tìm thấy trên xe của Shibuya. ADN của ông này cũng được phát hiện trên thi thể của bé gái. Tuy nhiên, tại tòa, Shibuya một mực không nhận tội, cho rằng bằng chứng của các công tố viên là ngụy tạo. Y khai rằng hôm bé Linh mất tích mình đang đi câu cá. Công bố bản án với Shibuya, thẩm phán Toshiro Nohara khẳng định quá trình thẩm định ADN không có vấn đề gì sai sót.
Tại phiên xét xử tháng trước, viện kiểm sát tỉnh Chiba đã đề nghị tử hình Shibuya, cho rằng bị cáo có hành vi phạm tội tàn ác. Gia đình nạn nhân cũng thu thập được 1,16 triệu chữ ký kêu gọi án tử hình dành cho Shibuya để nộp lên văn phòng công tố Chiba.
Theo Khánh Linh (VnExpress)
Giám đốc thẩm vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em Ngày 1.6, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Khắc Thủy (sinh năm 1941, ngụ TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dâm ô với trẻ em. Vụ án được xét xử theo kháng nghị của Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM. Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại...