“Chuẩn men”, anh ở đâu?
Đàn bà hoàn hảo sẽ hiếm khi gặp đàn ông đích thực.
Các cô hoa hậu hay trả lời sao nhỉ? Tôi sẽ chọn người yêu (chồng) của tôi là một người cao hơn tôi một cái đầu.
Trả lời như vậy cực hợp lý. Vì cái đầu của (một số lớn) các cô thấp lè tè. Ai ai cũng muốn chở che, thương xót. Nhưng với mẫu đàn bà hoàn hảo đầy đủ cả công dung ngôn hạnh thì rất hiếm trang nam nhi quân tử muốn bao bọc. Mà họ đâu cần bao bọc. Hiếm tìm được ý trung nhân là vì vậy. Chảy máu chất xám không nguy bằng chảy máu hôn nhân.
Cuối cùng, đàn bà Việt giỏi giang toàn bị đùn cho Tây. Ở bển dễ thở hơn. Đàn ông đích thực nhiều hơn. Chí ít họ không tự ti, không yếm thế và biết tôn trọng phụ nữ hơn đàn ông Việt. Một cô bạn thân khác cũng trong nhóm chúng tôi chưa chồng lại giương cao ngọn cờ tự do. Nên cô chỉ hợp với Tây. Dù thật lòng thâm tâm cô mong tìm một ý trung nhân hay chí ít một người yêu cùng màu da, cùng nền văn hóa. Chảy máu yêu đương, chảy máu hôn nhân là vì thế.
Đã đến lúc nên nhận diện một sự thật! Đàn ông Việt đang thừa về số lượng nhưng thiếu chất lượng. Đấy chưa kể do giới tính bị biến đổi. Phần nữa do các phẩm chất đạo đức, phẩm tính cách, tri thức và quan trọng nhất là văn hóa ứng xử, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của đa số đàn ông Việt.
Video đang HOT
Bình thường và tầm thường
Mẫu phụ nữ “cổ điển” (thậm chí là… cổ hủ) đang chiếm 85% ở Việt Nam hiện nay. Nội trợ, kinh doanh, công nhân, viên chức… Ta gặp họ ở bất cứ đâu với các đặc điểm tiêu biểu cho phụ nữ Việt: nào phải đảm đang việc nhà, giỏi việc cơ quan. Và giờ thêm những đặc tính “thời sự” hơn: phải là bạn, là người tình của chồng, là con ngoan của bố mẹ hai bên, mẹ giỏi của các con mà làm gì làm, công trên việc dưới gì vẫn phải tươi đẹp, lộng lẫy, mỉm cười nhẹ nhàng, cấm cáu gắt, cằn nhằn. Và đòi hỏi từ đàn ông ngày một ít đi. Chỉ cần đôi khi về nhà ăn cơm. Nếu chồng có ngoại tình, lập tức phải xem lại mình. Lỗi ở mình. Và rỉ tai nhau câu thần chú mầu nhiệm: mắt không thấy, tim không đau, miễn sao không sao nhãng vợ con. Không biết phụ nữ Việt Nam còn tiếp tục gia giảm mình đến điểm nào nữa thì mới chịu dừng lại.
Khi một người đàn ông ngoại tình, phụ nữ ngơ ngác trào lên các diễn đàn giãi bày thì lập tức cũng nhận về vô số các lời khuyên đại loại như hãy thay đổi chiến thuật, nhẹ nhàng, dịu dàng, quyến rũ, nóng bỏng. Đó là những lời khuyên thiện ý còn thì người vợ nào không có khả năng diễn đạt sẽ nhận được vô số lời ném đá rằng bị như vậy là đáng, rằng ông chồng nào cũng cần trở về ngôi nhà mà vợ không phải là con quỷ dữ hay sư tử lắm điều.
Các nhân vật đáng thương khóc rống lên vì mình đã sai, sai nặng quá mà không hiểu từ đâu. Còn ông chồng mặc nhiên được đòi hỏi cao hơn, cao hơn nữa, cao đến không có đỉnh dừng từ các bà vợ. Suy cho cùng phụ nữ đức hạnh luôn thiệt. Tôi vừa mất cả buổi sáng để đưa một cô bạn đi hút mỡ bụng. Dù tôi giải thích bao nhiêu cũng không làm cô nhụt chí khi dành lại chồng từ tay tình địch. Người phụ nữ đã ba lần sinh nở. Hai cô công chúa và cố một hoàng tử sau cùng thì nghĩ là đã hy sinh toàn toàn vì… nhiệm vụ cách mệnh. Nhưng nào yên. Người đàn ông đó bị vợ bắt gặp toàn nhắn tin… xin con. Và anh ta hàng đêm xem trên lằn bụng vợ những vết tích sinh đẻ và sỉ vả như một thú vui. Vậy mà người đàn bà bụng tròn gợi cảm đấy vẫn phải tìm mọi cách giữ bố cho con. Phụ nữ tự làm khổ mình, tự nhún mình đến thế là cùng…
Có một thời đại thoái trào đã đi qua cách đây không lâu. Phụ nữ Việt Nam có vẻ chểnh mảng với các giá trị truyền thống ở chữ Công. Hiện tại điều này đã được khắc phục. Phụ nữ thời nay giỏi đủ thứ. Họ cũng chịu khó theo học các lớp nấu ăn, thêu thùa, làm bánh, cắm hoa, học trang điểm, học cách chăm con. Mà họ muốn là họ làm được. Nhưng đàn ông thì chả học gì sất. Đàn ông nướng mình trong bia cỏ, bia tươi sau giờ làm. Chưa kể lên mạng truy tìm xem em này, em kia giá bao nhiêu. Đủ tiền thì mơ màng, dò dẫm, chưa đủ thì chém gió ào ào, mơ tưởng. Họ đem những thói quen đó sau khi lập gia đình luôn. Họ gọi vợ là lợn sề, mái tã đủ thứ để ruồng rẫy đến xót xa.
Phụ nữ đẹp, giàu và thông minh, đang như là một “tội đồ” của hôn nhân (Ảnh minh họa)
Kiêu hãnh và… đơn thân
Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận rằng, phụ nữ đẹp, giàu và thông minh, đang như là một “tội đồ” của hôn nhân. Bởi vì làm đàn bà hoàn hảo khổ trăm bề. Hay là cứ như Ngọc Trinh phát biểu phải giả vờ hoặc ngốc nghếch thật sự, yếu đuối, mong manh để đàn ông sẽ tự biết và dâng tất cả. Tôi cũng xin thưa với cô Trinh rằng không phải phụ nữ nào cũng thích làm thợ vác đá nghe hiệu lệnh vứt đá rào rào để về dưới bóng râm và cũng không phải đàn ông nào cũng “dễ ăn” đến thế. Chúc mừng vì cô đã may mắn nhưng trong trường hợp những phụ nữ “có đầu” cũng có những lựa chọn khác.
Trong tháng này tôi nhận được bốn tin bạn bè làm mẹ đơn thân và đọc báo hoặc gặp 5 người có quen biết tuyên bố làm mẹ đơn thân. Một phụ nữ khác đang làm một tiệm may váy cưới và chụp hình cho cô dâu, một bà chủ thành đạt, ngoài ra cô còn nuôi thêm niềm đam mê họa sĩ thiết kế cho các phim nhựa. Trong khi cô chuẩn bị là single mom. Em bé được 4 tháng. Cô ăn mặc rất thời trang, yêu đời, xinh xắn. Cô trải lòng, thật ra chẳng ai muốn làm mẹ đơn thân, đàn ông đáng yêu nhưng xu hướng đàn ông như những cậu bé ham chơi ngày càng nhiều. Vậy thì đám cưới có cần không? Câu hỏi này gây nhiều tranh cãi. Đa phần sẽ bảo đó là một lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Trong khi đứa bé ra đời cần một sự cân bằng về mặt gia đình. Tức là một gia đình lý tưởng phải có ba và mẹ. Hôn nhân vẫn là giá trị vĩnh cửu chẳng qua là phụ nữ như một cách vô thức chống lại sự mất cân bằng đó. Họ kiêu hãnh vì chưa tìm được người xứng đáng. Vì họ tôn trọng bản thân họ và trong sâu thẳm họ thèm khát biết bao có ai đó cũng tôn trọng những giá trị của chính họ, hiểu họ và đồng tâm hiệp lực xây dựng cuộc đời chung.
Chứ nào ai mong muốn sau khi trả lời về nghề nghiệp thì cô diễn viên nổi tiếng tài sắc đã coi như một cách công bố với khán giả yêu quý của mình trong thời gian cô vắng mặt: “ Đúng, tôi đã nghỉ hai năm để sinh một em bé cho riêng mình, phải, một em bé cho riêng mình thôi”. Câu nói thản nhiên nhưng đọng lại dư âm của sự không vẹn tròn mà người trong cuộc kiêu hãnh, tự hất mặt lên trời để ngăn những giọt nước mắt vui mừng và cả xót xa cho sự lựa chọn của mình. Một thế hệ hoang mang trước cả sự chọn lựa của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Con rể đào mỏ nhà vợ
Chị đã phát hiện ra chồng mình chính là kẻ đào mỏ của cải nhà vợ.
Bởi, tiền trong nhà có nhưng chồng nhất định không tiêu đến, chỉ giả nghèo, giả khổ để đánh lừa bố mẹ vợ, mong bố mẹ vợ thương xót mà cho tiền.
Nhà chị không quá giàu có nhưng cũng được coi là khá giả ở trong khu phố ấy. Bố mẹ chị làm kinh doanh, thu nhập khá tốt. Khi lấy chồng, chị đã nghĩ, tìm được một người như anh thật khó, và chị vui mừng vì lấy được anh, người biết chi tiêu vun vén cho gia đình.
Nhưng chị không ngờ cái tính tiết kiệm, chi li của anh lại ảnh hưởng tới cuộc sống của chị sau này. Anh chỉ chăm chăm vào việc lo vun vén cho gia đình mình mà không nghĩ cho những người khác, ngay cả người ruột thịt, thân cận của anh, như bố mẹ vợ. Chị bằng lòng với việc anh lo chu đáo cho cuộc sống của vợ con, nhưng chị không muốn, anh ki ki bo bo, bủn xỉn tới nỗi, cái gì cũng tiết kiệm, không dám ăn, không dám mặc và tiêu pha mời mọc bạn bè dù chỉ là bữa cơm.
Bố mẹ vợ tới nhà, anh chẳng dám mời bố mẹ một bữa cơm tử tế. Dù là ra kiểu không xin tiền của bố mẹ, nhưng khi mẹ đưa tiền cho anh, anh cũng giả vờ đùn đẩy, rồi cầm lấy đi chợ. Rồi anh lại lấy cớ, vợ con giữ tiền hết nên không có tiền chi tiêu. Việc ấy nếu là thật thì bố mẹ hài lòng còn chẳng hết nói gì là chê bai, vì xem ra anh con rể rất biết chiều và nghe lời vợ.
Bố mẹ vợ tới nhà, anh chẳng dám mời bố mẹ một bữa cơm tử tế. (ảnh minh họa)
Những ngày giỗ tết, sang nhà bố mẹ vợ ăn cơm, anh cũng chẳng bao giờ chủ động mua một thứ gì. Mà có mua cũng chỉ là đại khái vì tiếc tiền. Với lại lúc nào anh cũng nói, bố mẹ thiếu gì tiền, làm sao phải mua bán nhiều, bố mẹ có thiếu thốn gì cái ăn đâu. Thế là nhiều lần còn đến tay không mà anh cũng chẳng biết ngại. Mình phận làm con gái cũng không dám í ới gì, mặc dù thấy không hài lòng với chồng. Nếu chồng không muốn, chả lẽ mình lại ra mặt?
Lúc nào anh cũng tỏ ra túng thiếu, quần áo ăn mặc xuề xòa để bố mẹ thương. Rồi anh rất hay kêu ca, nói chuyện với bố mẹ về công việc khó khăn, công ty làm ăn kém, thu nhập ít để bố mẹ giúp đỡ. Mai anh lại nói mua cái này cái nọ để bố mẹ cho thêm chút tiền. Có xây cái nhà tắm thôi mà anh cũng tổ chức tiệc tùng, không phải vì anh đã phóng khoáng trở lại mà vì, anh muốn thu lời từ bố mẹ vợ. Có khi xây chục triệu thì bố mẹ đã cho những 5 triệu.
Biết bố mẹ có điều kiện, lại thương con gái nên cái gì anh cũng đánh vào vợ. Cứ nói vợ khổ là y rằng anh nhận được khối tiền. Cứ thế, tiền của mình chẳng tiêu, bo bo tiết kiệm, tiêu tiền người khác. Có khi anh còn lộ liễu vay bố mẹ vài chục triệu để đầu tư kinh doanh, nhưng rồi sau lại giả là thua lỗ để xin tiền bố mẹ, và bố mẹ cũng không bắt khoản nợ kia nữa.
Là thân con gái, lại là thân vợ, đã nhiều lần nói thẳng với chồng nhưng chồng cứ chứng nào tật ấy. Cũng là tiền có được thì chồng vun vén cho gia đình mình thật, lo xây nhà cửa, sửa sang, sắm đồ đạc, không cờ bạc rượu chè. Nhưng nghĩ thế là chán vì bố mẹ là bố mẹ mình, sao anh không làm việc, kiếm tiền mà lại kiểu bòn rút gia đình nhà vợ như thế! Thật là quá mệt mỏi với cuộc sống này, với người chồng mà tưởng là quá tốt để kết hôn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ hơi tí là than khổ, than mệt Vợ thường xuyên dùng khổ nhục kế để khiến người chồng cảm thấy thương xót. Chẳng hiểu có ốm thật hay không nhưng hễ cức lúc tôi có việc, lúc tôi đi xem bóng đá là vợ tôi lại la lên rằng: anh ơi, em bị đau bụng lắm, rồi nằm vật ra giường. Không nỡ để vợ ở nhà một mình, tôi...