Chuẩn hóa dịch vụ đưa người say về nhà
Không chỉ Việt Nam, dịch vụ đưa đón người uống rượu bia về nhà cũng là mô hình khá mới mẻ ở nhiều nước trên thế giới.
Phương tiện của một nhà hàng tại TP HCM đưa người “nhậu” về nhà. Ảnh: Vĩnh Phú
Nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển không có loại hình dịch vụ này vì vận tải công cộng của họ rất phát triển.
Họ quan niệm rất rõ ràng, bản thân người uống rượu bia đều là người đã trưởng thành cho nên không thể hành xử kiểu đến quán nhậu uống say ngất ngưởng rồi sẽ có ai đó đưa về. Người uống rượu bia phải có trách trách nhiệm nhận thức để về nhà an toàn, chứ không có chuyện mặc nhiên có người đưa về nhà.
Tuy nhiên, trong điều kiện vận tải công cộng của Việt Nam còn nhiều bất cập, dịch vụ đưa người đã uống rượu bia về nhà là nhu cầu tất yếu, đòi hỏi phải chuẩn hóa là đúng đắn. Đưa người say về nhà có đặc thù rất riêng, đó là độ tỉnh táo của họ không còn, nhất là đối với người đã uống say khướt, không nhớ địa chỉ nhà, khả năng bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng rất thấp. Vì vậy, dịch vụ này phải có độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
Có nhiều vấn đề cần đặt ra đối với loại hình dịch vụ này, kể cả về an ninh, an toàn, tài sản, sức khỏe và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn khi đi trên đường. Cần xây dựng tiêu chuẩn chung đối với mỗi loại hình cho ô tô và xe máy, ví dụ, không thể đưa người say lên xe mô tô để chở, họ không còn đủ tỉnh táo để ngồi vững trên xe, rất dễ bị ngã, chưa kể gặp cảm lạnh sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Mỗi mức độ phải đòi hỏi chất lượng dịch vụ khác nhau, với người đã uống say mềm, đi taxi phải có chuẩn thế nào, ai là người đưa lên xuống xe ở quán và về nhà, giá cả dịch vụ đó tính cho nhà hàng hay hành khách… cần có quy định rõ ràng. Hay người đã uống mức độ vừa phải vẫn có thể đi xe ôm. Vấn đề lý lịch, độ tin cậy của lái xe thế nào cũng cần đặt ra, tránh tình trạng người uống say không biết gì, bị lấy hết tài sản mà không biết tìm ai.
Ngoài ra, giá cả dịch vụ này cũng cần phải có khung giá rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ, công khai tại nhà hàng, quán nhậu, tránh tình trạng tài xế bắt chẹt khách, tranh chấp phát sinh.
Kể cả quy trình cũng cần tính toán kỹ, khi đưa người đã uống rượu bia lên xe cần chụp ảnh tài xế gửi về doanh nghiệp quản lý để nhận diện đúng tài xế đó chở khách. Hình thức này cũng tương tự dịch vụ của Grab, với một số chuyến đi họ đòi hỏi phải chụp ảnh của khách hàng hay khách hàng chụp ảnh lái xe. Đây là hình thức cảnh báo lái xe, họ sẽ không dám làm chuyện xấu vì dữ liệu lái xe, dữ liệu chuyến đi đã được chuyển về trung tâm.
Những vấn đề nêu trên cần phải được thể chế hóa bằng quy định pháp luật rõ ràng, trách nhiệm của nhà hàng, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, chuẩn về phương tiện, người lái thế nào để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách hàng cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Theo Báo Giao thông
Cưỡi ngựa khi uống bia say xỉn vẫn bị cảnh sát phạt nặng
Một số bợm nhậu tại Việt Nam bày cách cưỡi ngựa để thoát bị chế tài của Nghị định 100 đã uống rượu bia thì không lái xe, vì ngay cả đi xe đạp cũng bị phạt nặng thì chỉ còn mỗi cách... cưỡi con vật để về nhà vì chưa có quy định trong luật.
Nhưng đó là Việt Nam. Tại Mỹ, một phụ nữ tại Florida đã bị cảnh sát bắt giam do say rượu trong lúc đang cưỡi trên con vật bốn chân.
Theo AFP, cô Donna Byrne sau khi uống say, biết rằng lái xe khi đã có cồn sẽ bị phạt nên quyết định chọn cưỡi ngựa để về nhà. Ngựa được đóng yên cẩn thận và cô rất biết cách cưỡi ngựa nên yên tâm ra đường.
Nhưng xui cho cô, là một người đi đường nhận thấy cô Donna Byrne trong tình trạng ngất ngưởng trong lúc cưỡi ngựa nên đã quyết định gọi báo cảnh sát. Không quá khó cảnh sát để chặn bắt do ngựa chạy chậm hơn xe hơi.
Cô bị tống giam dù không lái xe. Cảnh sát đã lý giải cô không đủ điều kiện để ra đường do tình trạng say xỉn, không chỉ đặt bản thân vào tình trạng nguy hiểm mà ngay cả con vật cũng vậy.
Ngoài ra, cô còn bị buộc tội bỏ bê động vật do không cung cấp sự an toàn cho nó vì cưỡi ngựa trên đường xa lộ đông đúc xe cộ chạy với tốc độ nhanh.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Thông gia 'đại chiến' vì ép nhau vài chén rượu Chỉ vì vài ba chén rượu mời nhau trong ngày giỗ mà giờ bố đẻ, bố chồng trách cứ rồi còn tuyên bố không nhìn mặt nhau nữa. Chả là vừa rồi bên nhà chồng có giỗ, bố chồng bảo lâu lắm rồi không thấy ông thông gia đến chơi nên gọi điện mời bố đẻ tôi sang ăn cỗ. Tất nhiên bố...