Chuẩn đô đốc Mỹ kể chuyện chạm mặt Hải quân TQ ở Biển Đông
Trên boong tàu sân bay John C. Stennis, chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ kể về việc đối mặt Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông và cách xử sự của đôi bên để tránh xảy ra sự cố.
Chuẩn đô đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy nhóm tàu tấn công do tàu sân bay USS John C. Stennis dẫn đầu đang hoạt động trên Biển Đông, khen Hải quân Trung Quốc khi đôi bên chạm mặt, Bloomberg đưa tin.
Chuẩn đô đốc Marcus Hitchcock trên USS John C. Stennis. Ảnh: Bloomberg
“Chiến hạm của chúng tôi tham gia cuộc chơi giám sát gần như liên tục với Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, cả đôi bên đều có những hành động chuyên nghiệp”, Chuẩn đô đốc Hitchcock chia sẻ trong tiếng gầm rú của động cơ phản lực lúc máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh trên boong tàu dài bằng 3 sân bóng đá tiêu chuẩn.
Được hộ tống bởi 2 tàu khu trục và một tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường, nhóm tấn công do tàu USS John C. Stennis dẫn đầu không cần thiết phải áp sát các đảo Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông bởi tương quan lực lượng đã nói lên điều đó.
Hiện tại, Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay được sửa chữa từ tàu Ukraine và đang đóng mới một chiếc khác.
Video đang HOT
“Hải quân hai nước đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, thiết lập mã hiệu nhằm ngăn chặn đụng độ ngoài ý muốn trên biển. Các mã hiệu đã phát huy hiệu quả”, Chuẩn đô đốc Hitchcock nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Chuẩn đô đốc Hitchcock không khen ngợi hải cảnh Trung Quốc. Đây là lực lượng bán quân sự mà Trung Quốc đang tăng cường sử dụng nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Các nhà phân tích cảnh báo nguy cơ đụng độ bởi những hoạt động của lực lượng này. Trong tháng 3, một tàu tuần tra của Indonesia bị các tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn chặn khi đuổi bắt tàu cá Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Vụ việc khiến Indonesia điều chiến đấu cơ F-16 tới căn cứ gần khu vực.
Chuẩn đô đốc Hitchcock tiếp tục lên tiếng cảnh báo về sự cần thiết phải tạo ra cơ chế liên lạc giữa Hải quân Mỹ và hải cảnh Trung Quốc.
“Đây là cách hợp lý nhất để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau cũng như trao đổi ý định giữa đôi bên. Khi mọi người có thể truyền đạt ý định, các quyết định sẽ hợp lý và hành động trở nên có trách nhiệm hơn”, ông Hitchcock nhấn mạnh.
Nhóm tàu tấn công do USS John C. Stennis dẫn đầu. Ảnh: US Navy
Chuẩn đô đốc Hitchcock khẳng định, sự hiện diện quân sự của Mỹ không khiến tình hình khu vực Đông Nam Á trở nên tồi tệ hơn.
Việc tàu chiến và máy bay Mỹ áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp là hành động thường xuyên nhằm đảm bảo giao thương trên tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới không bị cản trở.
“Hành động của Mỹ là thách thức yêu sách lãnh thổ quá mức của một quốc gia. Chúng tôi không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và hy vọng mọi tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình và các kênh ngoại giao”, Chuẩn đô đốc Hitchcock nói.
Trước đó, các quan chức quân sự Mỹ ngày 4/3 cho biết tàu sân bay John C. Stennis gia nhập với các đội tàu gồm tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay trang bị tên lửa dẫn đường, cùng các tàu khu trục Chung Hoon và Stockdale đã hoạt động ở Biển Đông.
Các nguồn tin Mỹ cho hay, tàu Antietam khi đó đang tiến hành “tuần tra thường kỳ” và tách bạch với hoạt động của tàu Stennis, để tiếp nối những cuộc tuần tra của tàu khu trục McCambell và tàu đổ bộ Ashland hồi cuối tháng 2.
Sự hiện diện của nhóm tàu tấn công do USS John C. Stennis dẫn đầu cùng chuyến công du khu vực của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trùng với thời điểm chuyến thăm phi pháp của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đến đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.
Việc làm này là hành động thực tế cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Theo ZingNews
[Infographic] Chiến hạm chỉ huy Tonnerre của Pháp thăm Việt Nam
Chiến hạm chỉ huy đổ bộ BTC Tonnerre của Pháp sẽ có chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai, kéo dài từ ngày 2 đến ngày 6-5-2016.
Trước đó, tàu chỉ huy Tonnerre đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 2013. Tàu chỉ huy đổ bộ Tonnerre mang số hiệu L9014 là tàu thứ hai trong số ba tàu đổ bộ lớp Mistral của hải quân Pháp. Tàu được đóng vào năm 2005 và chính thức biên chế vào năm 2007. Tàu đổ bộ lớp Mistral chính là một trong những vũ khí chủ chốt của hải quân Pháp. Đây là loại tàu chiến lớn thứ 2 tại Pháp sau tàu sân bay Charles de Gaulle, và là tàu đổ bộ mạnh nhất của Châu Âu.
Với thiết kể ưu việt, khả năng tác chiến điện tử hiện đại, mang được nhiều trực thăng cùng khả năng chuyên chở cực lớn, chiến hạm BTC Tonnerre đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng hải quân Pháp. Chúng có thể mang theo tất cả những loại trực thăng đang phục vụ trong quân đội Pháp.
Với sáu điểm đáp cho máy bay trực thăng, chúng có thể mang theo 16 trực thăng hạng nặng, hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ. Điều đặc biệt với một trong sáu điểm đáp có thể chịu trọng lực lên tới 35 tấn, nên khi cần thiết tàu hoàn toàn có thể triển khai chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Cùng xem thông số về chiến hạm này qua inforgraphic dưới đây:
Theo_An ninh thủ đô
Cựu chỉ huy NATO kêu gọi Mỹ tăng thăm dò Nga Tướng Philip Breedlove tin rằng Mỹ hiện có quá ít công cụ tình báo để theo dõi các mối đe dọa từ Nga. Cựu Tư lệnh lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove, mới đây đã lên tiếng cho rằng Mỹ hiện có quá ít công cụ tình báo để theo dõi các mối đe dọa từ Nga. The Wall Street...