Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật: “Trung Quốc đang rất sợ lực lượng Việt Nam”
Theo Chuẩn đô đốc Hải quân Đinh Gia Thật, việc Trung Quốc đưa 137 tàu các loại trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tuần tiễu tấn công nhanh ra giàn khoan 981 không nói nên sức mạnh.
Sáng 22/5, đánh giá về lực lượng tàu Trung Quốc đưa ra khu vực giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, ông Đinh Gia Thật – Chuẩn đô đốc, Bí thư Đảng ủy chính ủy Hải Quân cho rằng, hôm 21/5, Trung Quốc đã sử dụng đến 137 tàu các loại, trong khi Việt Nam chỉ có 62 tàu.
Ông Đinh Gia Thật – Chuẩn đô đốc, Bí thư Đảng ủy chính ủy Hải Quân. Ảnh: Nguyễn Vũ.
“Trung Quốc sử dụng tất cả các loại tàu như tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tên lửa, tàu quân sự, tàu chấp pháp, tàu vận tải… với lực lượng đông đảo. Việt Nam chưa đưa các tàu quân sự trong khi Trung Quốc đã sử dụng lượng tàu lớn như thế, áp đảo vượt trội, chứng tỏ Trung Quốc đang rất sợ các lực lượng đấu tranh của Việt Nam”, ông Thật nhấn mạnh.
Theo Chuẩn đô đốc Thật, điểm yếu chí mạng của Trung Quốc là họ sợ Việt Nam, do đó họ buộc phải tăng cường các lực lượng bảo vệ. Hiện, Việt Nam chưa dùng đến vòi rồng, đặc công, người nhái, các tàu quân sự để ngăn cản.
“Chúng ta không dùng sức mạnh quân sự, không dùng các phương thức quân sự để giải quyết tình hình. Chúng ta không mong chiến tranh, không mong xung đột, nhưng chúng ta cũng phải có những bước chuẩn bị thực tiễn, không phải để Trung Quốc muốn làm gì thì làm”, Chuẩn đô đốc Hải quân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc đưa 137 tàu các loại trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tuần tiễu tấn công nhanh ra giàn khoan 981 không nói nên sức mạnh.
Rồi ông Thật so sánh, cuộc đấu tranh hiện nay không khác gì kháng chiến chống Pháp – trường kỳ, lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính. “Dân tộc ta nhỏ nhưng chưa bao giờ yếu hèn. Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, giữ môi trường hòa bình, tình hữu nghị nhưng hòa bình và tình hữu nghị không thể đổi bằng chủ quyền”, ông nói.
Tuy lực lượng Hải quân chưa xuất hiện ngoài khu vực giàn khoan 981 trái phép của Trung Quốc nhưng theo lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân, với chức năng của mình, các lực lượng trong quân chủng đã tăng cường tinh thần cảnh giác, khả năng sẵn sàng chiến đấu, ý chí quyết tâm, tăng cường huấn luyện, chuẩn bị mọi mặt để bảo vệ vững chắc biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Hải quân Việt Nam nhận thêm một tàu tuần tra cao tốc
Sáng nay, Công ty Thực phẩm gia đình Anco đã trao tặng chiếc xuồng HQ trị giá 3 tỷ đồng cho Bộ Tư lệnh Hải Quân. Xuồng có khả năng trượt trên san hô, đá cuội không bị chìm, không bị thủng hay méo khi va đập. Đặc biệt, xuồng có khả năng chạy xuyên qua sóng, chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường.
Xuồng HQ giúp vận chuyển người và hàng hóa ra vào những điểm đảo/đá hay giữa điểm đảo/đá này và điểm đảo/đá khác do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Xuồng đã nhiều lần cứu hộ ngư dân và tàu cá gặp nạn, đồng thời ngăn chặn rất nhiều lượt tàu nước khác xâm nhập vào khu vực quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Theo Tri Thức
Quy hoạch quần đảo Trường Sa thành ngôi sao 5 cánh giữa Biển Đông
Đó là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ tình yêu đất nước, biển đảo quê hương của nhóm 6 nam sinh viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, dù họ chưa một lần được đặt chân tới Trường Sa thân yêu.
6 nam sinh viên và mô hình "Quy hoạch Trường Sa"
Ngôi sao 5 cánh giữa biển Đông
Hoàng Đức Nam - nguyên Chủ tịch Hội SV ĐH Kiến trúc Hà Nội, trưởng nhóm ý tưởng kể, khát khao được làm một điều gì đó về Trường Sa đã xuất hiện trong bạn khá lâu. Một lần, Nam "ngỏ lời" với Huy, Ánh, Long, Thắng, Hoàng... đang học tại khoa Xây dựng và Kiến trúc của trường và ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng. "Các bạn ấy đều đã có sẵn mối quan tâm đặc biệt tới biển bảo quê hương. Mình chẳng cần phải nói gì thêm mà chỉ giữ vai trò... liên kết các trái tim nhỏ lại thành một tình yêu lớn" - Nam kể.
"Một điều gì đó" mà nhóm 6 chàng trai quyết định làm là xây dựng bản quy hoạch quần đảo Trường Sa. Qua nghiên cứu tài liệu, Nam và các bạn nhận thấy, quần đảo Trường Sa gồm nhiều cụm đảo khác nhau, mỗi cụm đảo lại nằm cách xa nhau nên việc giao thông, liên lạc, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Nhóm sinh viên nảy ra ý tưởng sẽ quy hoạch một hòn đảo đóng vai trò trung tâm, đảm nhiệm việc trung chuyển liên lạc, hỗ trợ, đảm bảo an ninh giữa các cụm đảo, giữa đảo với đất liền và nước ngoài. Hòn đảo trung tâm ấy sẽ phát triển tỏa ra theo 5 hướng, tượng trưng cho 5 cánh của ngôi sao vàng nổi bật giữa biển Đông bao la.
Mỗi cánh sao có một chức năng riêng. Cánh sao thứ nhất là vườn thủy canh - nơi các loại rau, hoa màu được trồng trong nhà kính nhằm phát triển nông nghiệp trên đảo; cánh sao thứ hai là trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái biển Trường Sa. Rồi cả khu thủy hải sản; khu sân bay Trường Sa - nơi cập đỗ của các phương tiện giao thông khi qua quần đảo, nơi trung chuyển hàng hóa trong và ngoài nước theo đường hàng không. Cánh sao cuối cùng là cảng Trường Sa. Nằm giữa sao vàng 5 cánh, nhóm sinh viên đề xuất xây dựng một tháp trung tâm với hình ngọn lửa đang rực cháy trong lòng bông hoa sen.
Để bản quy hoạch có tính khả thi, các sinh viên đã bỏ công nghiên cứu từng chi tiết rất nhỏ, tìm hiểu giải pháp kiến trúc ở các công trình lớn khác trên thế giới rồi cải biến phù hợp với đặc thù thời tiết nắng và gió ở quần đảo Trường Sa. Chẳng hạn, để phục vụ cho việc trồng thủy canh, các bạn mong muốn sử dụng công nghệ màng RO áp lực cao biến nước mặn thành nước ngọt - phương pháp đã và đang được sử dụng ở Việt Nam; nguồn điện trên đảo sẽ được hình thành từ năng lượng gió và lực của sóng biển.
Thông điệp về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ
Chưa một lần đặt chân đến Trường Sa, nhưng bằng nhiều cách khác nhau như qua internet, thư viện, thông tin từ Ban Đối ngoại Trung ương các bạn trẻ đã thu thập được khá nhiều tư liệu về quần đảo này để nghiên cứu trước khi xây dựng ý tưởng. Mỗi SV - dựa trên thế mạnh của mình đảm nhiệm một phần việc khác nhau. Nam làm nhiệm vụ điều phối chung, Huy vẽ kết cấu, các bạn Ánh, Thắng... vẽ chi tiết và dựng phối cảnh, video... Do vẫn là sinh viên nên các bạn phải tranh thủ làm vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Cật lực trong 3 tháng, cuối cùng, quy hoạch quần đảo Trường Sa đã hoàn thành. "Cảm giác lúc đó thật tự hào. Từng dòng chữ, nét vẽ đều gửi gắm khát khao của nhóm rằng trong tương lai quần đảo Trường Sa sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị trọng điểm trên vùng biển Việt Nam" - Phạm Quốc Huy cho biết.
Có một điểm thú vị, quy hoạch Trường Sa không phải là ý tưởng duy nhất mà nhóm 6 sinh viên đã thực hiện để thể hiện tình yêu với biển đảo Tổ quốc. Đầu năm 2013, các bạn đã hoàn thành một bản quy hoạch khác về đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đảo Lý Sơn hiện lên thật lung linh với những ngôi nhà nổi, nhà bằng vỏ dừa, những hàng rào cây trồng bao quanh khu dân cư vừa tạo các khoảng không gian xanh vừa chắn được bão cát, gió bão và ngập mặn; nhóm còn đề xuất xây dựng thêm 3 bến neo đậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đảo, giao thương, tàu thuyền trú bão. Ngoài ra là các ý tưởng khác về xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, nhà trẻ, trạm y tế cho người dân đảo.
Tháng 5/2013, 6 sinh viên đã vinh dự được đặt chân lên đảo Lý Sơn cùng với 900 thanh niên ưu tú trong cả nước. Dù đã bỏ nhiều công tìm hiểu, xem ảnh vệ tinh về Lý Sơn nhưng cảm giác tự hào khi được đặt đôi chân trần lên hòn đảo của Tổ quốc mình, đến tận giờ 6 bạn trẻ vẫn không thể nào quên. Nam kể, xúc động nhất là khi được tới nhà lưu niệm, bảo tàng tận mắt chứng kiến những kỷ vật về hải đội Hoàng Sa hay câu chuyện về hai ngư dân Lý Sơn, trong một lần ra khơi bị tàu Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tàu cá nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc.
Bản Quy hoạch Trường Sa - Huy nói - có thể chưa thể trở thành hiện thực ngay - nhưng điều đó không quan trọng bằng việc các bạn đã truyền đi thông điệp về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ với Tổ quốc.
Theo Phụ nữ Thủ Đô
Cận cảnh tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng Những vết đâm, vết nứt, gương vỡ...của hai tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm trong quá trình làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan 981 đã nói lên tất cả. Sáng 22/5, tại cầu cảng Sông Thu (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), hai tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam KN 766 và KN 767 bị tàu Trung...