Chuẩn bị về lại mặt, mẹ chồng đứng sẵn ở cửa săm soi: ‘Vàng cưới cứ để mẹ cầm, nhỡ có ai lấy’, nàng dâu nhẹ nhàng đáp lại 1 lời khiến bà im bặt
‘Con cứ để vàng cưới lại mẹ cầm cho. Ngộ nhỡ kẻ nào dòm ngó thì lại mất’ – mẹ chồng nói với Loan.
Ngày cưới Loan, mẹ chồng cô kì kèo từng tráp lễ. Ban đầu bà muốn ‘chơi lớn’ vì con trai duy nhất lấy vợ nên đã tự xin 9 tráp lễ, phong bì lễ đen 30 triệu. Nhưng ngay ngày hôm sau, khi đã đi tham khảo nhiều nơi làm tráp, bà tự thấy xót tiền nên đã về gọi cho bố mẹ Loan, xin rút xuống còn 5 tráp. Bố mẹ Loan là người dễ tính nên họ cũng dễ dàng đồng ý.
Ngày ăn hỏi, Loan xị mặt ra khi nhìn thấy 5 tráp lễ của mình bé con cỏn, sơ sài vài thứ rẻ tiền như trầu cau, bánh nướng. Tiền lễ đen theo như nhà trai hứa cũng chẳng thấy đâu. Mẹ chồng tương lai thì cứ hề hề cưới nói rằng: ‘Thôi thì tiền ấy trước sau gì chả cho chúng nó. Ông bà (ý chỉ bố mẹ Loan) cho cũng giống tôi cho. Nên tôi cứ giữ, sau các cháu cần vào việc gì thì tôi chi’.
(Ảnh minh họa)
Sau đám cưới, mẹ chồng Loan vội vàng kiểm phong bì. Những ai mừng ít thì bà bĩu môi chê, nói xấu rất nhiều. Nào là ‘nhà giàu mà ki kiệt thế, đi ăn cả nhà mà mừng có 1 triệu bạc’, rồi thì ‘ối dồi, ngày xưa mình đi đám cưới của con trai ông ấy mừng 200.000 đồng, mà giờ cũng mừng lại có thế. Ô thế không tính tiền mất giá à?’… Chồng Loan nghe thấy cũng phát ngại với vợ.
Chưa hết, tiền mừng cưới của vợ chồng Loan, mẹ chồng cũng đòi cầm hết. Bà liên tục than ngắn thở dài rằng bị lỗ, giờ không có tiền trả người ta. Loan tính nhẩm sương sương mẹ chồng đã lãi 20 triệu rồi, mà không hiểu sao mẹ chồng cứ than thở như vậy.
Cuối cùng vì quá ái ngại với mẹ chồng, cô đành rút 1 nửa tiền mừng cưới của 2 vợ chồng ra đưa cho bà. Nhưng vừa liếc nhanh số tiền, bà vẫn giãy đành đạch lên nói rằng số đó làm gì thấm vào đâu, gấp đôi còn chẳng ăn ai. Thế là vợ chồng Loan đành phải đưa cả tiền mừng cưới cho bà, lúc ấy mẹ chồng cô mới bớt than ngắn thở dài.
Do tính chất của công việc cùng đường sá xa xôi, Loan không thể về lại mặt nhà bố mẹ đẻ ngay được mà cuối tuần trước cô và chồng mới về.
Biết con dâu sắp về nhà mẹ đẻ, cả tối hôm trước mẹ chồng Loan cứ đi đi lại lại rồi viện cớ vào phòng vợ chồng cô để xem Loan có lấy của nhà chồng về đằng ngoại không? Loan biết thừa điều đó. Cô cố tình chuẩn bị hành lý thật lâu và thật khuya để mẹ chồng không đợi được nữa, đành đi ngủ trước.
Ấy vậy mà sáng sớm hôm sau, khi Loan vào nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt, mẹ chồng đã vào phòng riêng của cô từ bao giờ, bà lục lọi lại cái balo quần áo Loan đã sắp sẵn từ tối hôm trước và biết cô có mang vàng cưới về mẹ đẻ.
Chồng Loan ở dưới nhà chuẩn bị xe, khi lên phòng cũng phải giật mình vì sự xuất hiện đột ngột của mẹ chồng trong phòng. Loan cũng chẳng kém chồng mình. Thấy Loan bước ra, mẹ chồng chẳng nói chẳng rằng đi thẳng xuống dưới nhà. Vợ chồng cô đưa mắt nhìn nhau vì không thể hiểu hành động của bà.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Đến lúc lên đường, khi Loan xách balo xuống dưới nhà, mẹ chồng cô đã đứng sẵn ở cửa từ bao giờ. Thấy Loan bà nói luôn: ‘Con đi đường thì cầm vàng cưới làm gì nhỡ đâu kẻ gian nó dòm ngó. Cứ đưa đây cho mẹ giữ hộ. Chẳng bao giờ sợ mất. Mang về quê người ta trông thấy lại tưởng nhà mình lắm vàng khoe khoang’.
Lúc đó Loan mới biết hóa ra mẹ chồng cứ săm soi phòng cô từ tối qua đến giờ là vì số vàng này. Bà lại muốn cầm nốt đây. Nghĩ vậy Loan đáp lại lời mẹ chồng: ‘Có đâu mà nhiều hả mẹ. Có mấy chỉ của đằng ngoại nhà con. Đằng nội không có gì thì ai cũng biết rồi. Hôm đấy mẹ có trao gì đâu mà sợ người ta nghĩ. Giờ thiên hạ nó khôn lắm nó biết thừa ấy mà.
Vàng này con cầm về bán đi để thêm vào tiền cỗ với mẹ con đó ạ. Chứ tiền cưới của bọn con mẹ cầm hết rồi còn gì. Bố mẹ con cũng đâu có tiền đâu nên con phải mang về chứ phụ vào chứ. Hôm qua con cũng bàn với anh Quân rồi, nên mẹ không phải lo xa đâu. Có khi để ở nhà còn mất hơn ấy chứ’.
Nghe Loan nói thế mẹ chồng có chút xấu hổ vì hôm cưới con trai, bà tiếc tiền lại sợ con dâu cầm hết nên không trao của cải gì. Ý định muốn cầm nốt số vàng cưới của con dâu cũng không thực hiện được vì Loan đã nói thế mẹ chồng chẳng thể phản pháo. Bà cũng lờ mờ nhận ra rằng nàng dâu của nhà mình không phải dạng vừa, không phải đứa nhu mì nói gì cũng phải nghe,
Còn Loan sau khi về quê cô gửi lại mẹ số vàng hồi môn này. Cô chưa có ý định bán ngay nhưng không thích mẹ chồng suốt ngày dòm ngó rồi lục lọi phòng mình, nên cô đem gửi mẹ đẻ.
Nàng dâu cưng của mẹ chồng xúi đừng "nộp" vàng cưới, tôi rất ngạc nhiên cho tới khi nhìn thấy két sắt trong phòng ngủ của bà
Tôi không hiểu tại sao mẹ chồng và em dâu thân thiết như thế, em ấy cũng đưa vàng cưới cho bà nhưng lại khuyên tôi: "Chị đừng đưa vàng cho mẹ giữ...".
Trước khi quyết định lấy Công, tôi cũng lo lắng rất nhiều. Bởi lẽ, gia đình anh chẳng khá giả gì, không có điều kiện cho mỗi người con trai một mảnh đất, xây nhà riêng. Thế nên, lấy anh xong tôi sẽ phải chung sống với bố mẹ chồng, em trai và em dâu bên nhà chồng trong cùng một căn nhà 2 tầng chẳng rộng rãi gì cho cam.
Hơn nữa, Công cũng chỉ là công nhân, trình độ và lương của anh đều thua kém tôi. Nhưng là phận gái, lại đã ngót nghét đầu 3, tôi bị xếp vào hàng gái ế không ai thèm rước ở quê rồi. Tôi không có nhiều lựa chọn, thậm chí một số còn cho rằng có người hỏi là may!?
Vốn dĩ tôi muốn mặc kệ mọi người mà cứ vui sống, nhưng nhìn bố mẹ cứ thở dài thườn thượt, rồi phải lảng tránh câu hỏi từ họ hàng, làng xóm, tôi thương vô cùng. Đó cũng là lý do chính khiến tôi quyết định kết hôn với người đàn ông kém tôi nhiều thứ.
Mấy lần qua nhà Công chơi, tôi thấy mẹ chồng và em dâu rất thân thiết, tình cảm. Bà lại cứ ra rả mấy câu chuyện rằng mẹ chồng thời nay phải khác, không thể cứ tìm cách làm khó dễ con dâu được. Nó không vui, rồi con trai mình chịu, mình cũng không vui. "Nói chung, phải coi con dâu như con gái trong nhà, như thế mới là giúp con trai mình" - mẹ chồng tôi đã cầm tay tôi và nói như thế.
Tôi cũng có cảm tình. Có lẽ bà phải thế nào thì em dâu mới quý và tình cảm với bà như thế...
Tuy nhiên, có một lần nhà Công có đám giỗ, lúc đó cách ngày cưới của tôi chục ngày thôi, tôi có dịp đi chợ cùng em dâu. Con bé ấy kém tôi 4 tuổi, lấy chồng từ năm 21 và tới giờ đã 2 con. Nhìn vóc dáng nó gầy gò, mặt già ngang cả tôi, cũng khá đáng thương.
Trong lúc 2 chị em nói chuyện, con bé bỗng nói:
- Chị Phương, mai này cưới xong chị đừng đưa vàng cho mẹ giữ...
- Ơ, thế em có đưa không?
- Em đưa!
Tôi hơi ngờ ngợ, tại sao cô em dâu đưa mà lại khuyên mình đừng đưa? Chẳng lẽ nó muốn tôi bị mẹ chồng ghét, một mình chiếm sự "ân sủng"? Nhưng không, thực ra chẳng cần phải có em dâu căn dặn, tôi vốn không bao giờ có ý định cho ai đó quản lý tài chính giúp. Vàng của tôi, lương của tôi, tôi phải tự giữ chứ. Tôi chưa đòi quản của ai thì thôi...
Khá tò mò, tôi gặng hỏi 1 hồi mà em dâu vẫn lắc đầu nguây nguẩy. Mãi tận lúc về, nó mới nhìn tôi, bảo:
- Rồi chị sẽ hiểu. Một khi chị đưa sẽ chẳng bao giờ lấy lại được đâu. Và ngay từ đầu chị đã chấp nhận để mẹ chồng thao túng, mãi mãi về sau chị không ngóc đầu lên được! Như em thì buồn.
Tôi nghe mà ngơ ngác, thấy thương con bé thật sự. Không hiểu sao, tôi cứ có cảm giác rằng vẻ vui vẻ, thân thiết với mẹ chồng của em dâu chỉ là giả tạo. Thực chất, con bé không thoải mái gì.
Rồi sau khi đám cưới xong, đúng như em chồng nói, mẹ chồng đã lên ngỏ ý giữ vàng giúp, khi nào tôi cần thì sẽ đưa. Tôi cười cười bịa ra 1 lý do để từ chối không mất lòng:
- Thực ra bố mẹ con không có biếu vàng. Vì sắp tới con cần đầu tư kinh doanh nên cần tiền, mua vàng bán đi lại mất giá. Nên con mua 1 bộ vàng giả cho cả nhà lên trao thôi mẹ ạ, tiền con đang để trong thẻ dăm hôm nữa cần rồi.
Mẹ chồng tôi hậm hực bỏ đi. Cũng kể từ hôm đó, bà khó chịu với tôi ra mặt. Chẳng có chút gì gọi là "không làm khó", rồi "yêu thương như con gái trong nhà". Nhưng bà cũng biết tôi không phải là đứa hiền lành, dễ sai bảo và mắng mỏ như em dâu nên cũng chỉ bóng gió chứ không chửi thẳng. Còn cô em dâu, chung một nhà tôi mới hiểu mẹ chồng coi con bé như người ở, mắng nó suốt ngày. Vậy mà em dâu quá hiền nên chẳng bao giờ cãi lại.
Một ngày nọ, tôi đi gọi mẹ chồng xuống ăn cơm, tới trước cửa phòng thì thấy đang he hé thì tò mò ghé mắt lại.
Tôi choáng váng khi thấy bà đang xếp trang sức vàng rồi bỏ vào trong két sắt. Bình thường tôi có qua phòng, nhưng bà đã ngụy trang bằng chiếc khăn vải nên tôi cứ ngỡ là chiếc bàn nhỏ.
Rồi mẹ tôi quay sang bố chồng, bảo:
- Cứ tưởng số tiền vàng của vợ chồng Thắng Mai sắp đủ tiền mua đất thì giờ phải rút đi trả nợ không đủ. Con ranh Phương thì quyết không đưa. Ông bảo tôi phải làm thế nào đây? Cái đứa con gái cứng đầu đã ế lại còn không biết điều. Tôi bảo ông rồi, thà rằng cứ cưới về đứa ngu ngu nhưng ngoan ngoan, chứ con này cáo già quá!
- Bà thôi đi, còn phải do bà à? Chơi không biết điểm dừng, đáng lẽ giờ mua được đất cho chúng nó ra riêng rồi thì lại phải đi trả nợ!
...
Bố mẹ chồng tôi còn cãi cọ nhau thêm một lúc nữa. Nhưng nghe tới đây tôi hiểu tại sao em dâu lại bảo đừng đưa vàng cho mẹ chồng. Bà nói rằng giữ giúp nhưng thực ra lại đem đi chơi bời, thậm chí còn để mang nợ. Rồi mẹ chồng còn dùng những từ ngữ không mấy hay ho nói về 2 Mai và tôi.
Thế mà em dâu còn phải cùng bà diễn cảnh mẹ con thân thiết với người ngoài. Nhưng thực chất, bà cướp cả tiền bạc, vàng cưới... mà nó chẳng dám ho he. Tôi bỗng thấy rất thương em ấy, muốn giúp nhưng lại sợ khiến gia đình lục đục và sợ mình đang lo chuyện bao đồng.
Từ hôm đó tới giờ tôi vẫn rất đắn đo có nên khuyên em dâu vùng lên hay không? Con bé cứ ngây ngây ngô ngô thế thì còn khổ dài dài.
Cười nhạo khi mẹ chồng khuyên ở cữ, nửa tháng sau 9X lãnh đủ hậu quả Sau khi sinh con, bà mẹ 9X không những không chịu ở cữ mà còn ăn kiêng để giảm cân, ra ngoài tụ tập với bạn bè nên sau đó chị đã phải trả giá đắt. Người xưa có câu: "Ở cữ tốt thì vạn sự đều tốt, ở cữ không cẩn thận, diêm vương đến tìm". Tuy có vẻ hơi cường điệu...