Chuẩn bị tâm thế ’sống chung với dịch covid-19′
Chuyển hẳn sang làm việc trực tuyến, mỗi tháng chỉ đi chợ hai lần, “nghỉ chơi” với bạn bè và hàng xóm… là cách nhiều người trẻ chọn để sống chung với dịch trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến cực kỳ phức tạp ở TP.HCM.
Lưu Hải Phong tham gia hoạt động hỗ trợ người dân vùng dịch . Ảnh NVCC
Sẵn sàng tinh thần sống chung với dịch
Trước đây, ngày mới của cô Nguyễn Thủy (35 tuổi, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM) thường bắt đầu khá sớm, tất bật xách cặp lên giảng đường. Giờ đây, công việc của cô vẫn thế nhưng mọi thứ đã thay đổi vì dịch Covid-19.
Cô Thủy không còn ngày ngày lên giảng đường, thay vào đó chủ động lập nhiều nhóm khác nhau để kết nối với sinh viên, bạn bè và người thân qua internet. Cô vẫn dậy sớm mỗi ngày, nhưng công việc trở nên linh động hơn khi chuyển hoàn toàn sang làm việc trực tuyến hơn một tháng nay.
“Tôi thích nghi và thay đổi nhiều trong 2 năm qua. Việc soạn lại bài giảng, học thêm phương pháp dạy trực tuyến, chủ động tạo nhóm và tương tác sâu với các lớp đang giảng dạy… là những thay đổi lớn nhất từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tới nay”, cô Thủy chia sẻ.
Tuy nhiên, trong đợt bùng phát lần thứ 4, cơ quan y tế ở TP.HCM tính đến phương án sống chung với dịch giữa lúc số ca mắc Covid-19 tăng vọt.
Video đang HOT
Do đó, nhiều người trẻ như cô Thủy không chỉ tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, mà còn phải chuẩn bị sẵn phương án ứng phó trong trường hợp bản thân bị dương tính với Covid-19. “Tôi để sẵn ba lô, thuốc men, đồ dùng cần thiết và chuẩn bị cả tinh thần”, chị Thủy chia sẻ.
Bên cạnh đó, nữ giảng viên luôn theo dõi báo đài để nắm bắt thông tin mới nhất về tình hình dịch Covid-19, tham khảo thêm các kênh của bác sĩ chuyên môn về tiêm vắc xin và cách tự bảo vệ mình trước Covid-19.
“Trường đóng cửa, tôi chủ động tham gia các hoạt động trực tuyến trong mùa dịch như: trồng cây, đọc sách, nấu ăn, quyên góp quần áo cũ… Đó cũng là cách để giữ bản thân không bị trì trệ và có tinh thần lạc quan vượt qua mùa dịch”, cô Thuỷ chia sẻ.
Dịch bùng phát, cô ABích Thuỷ chọn cách sống chậm lại, chuyển mọi hoạt động sang trực tuyến, tuân thủ quy tắc 5K nhưng đồng thời cũng chuẩn bị sẵn tinh thần có thể “bị bế đi bất kỳ lúc nào” . Ảnh NVCC
Luôn bật chế độ làm việc tại nhà
Trong tư thế sẵn sàng sống chung với dịch và nguy cơ dịch kéo dài, các bạn trẻ phải làm quen với cách làm việc và học tập trực tuyến.
Chuyển sang chế độ làm việc làm việc tại nhà từ năm trước, kỹ sư AI Nguyễn Hoàng Bảo Đại (27 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM) cho hay việc thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc cũng rất công nghệ.
Bảo Đại, đang làm cho một công ty công nghệ lớn của Singapore, chi nhánh Việt Nam, chia sẻ: “Tôi sử dụng các ứng dụng chat và gọi trực tuyến để họp và thảo luận công việc với mọi người, nên không cần phải đến công ty”. Thậm chí, Bảo Đại luôn đảm bảo giữ khoảng các nhất định khi nhận hàng đã đặt trực tuyến, thanh toán trực tuyến để tránh tiếp xúc trực tiếp.
“Cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 không chỉ dành riêng cho các y bác sĩ. Toàn thể người dân, những bạn trẻ như tôi cũng phải tuân thủ nghiêm quy tắc phòng bệnh và hạn chế ra ngoài trong thời gian này đã là chung tay chống dịch”, Bảo Đại chia sẻ.
Cùng chung tay chống dịch
Không chỉ học cách sống chung với dịch, nhiều sinh viên còn tham gia các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Chẳng hạn, Lưu Hải Phong, sinh viên năm nhất Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, tham gia chiến dịch tình nguyện, chuyển hàng tấn gạo, rau củ quả, khoai lang, mì gói, trứng gà… đến những khu vực bị phong tỏa.
“Tôi ý thức được nguy cơ lây nhiễm và ban đầu mẹ cũng phản đối việc tham gia chiến dịch tình nguyện. Tuy nhiên, khi thấy mọi người gặp khó khăn khi dịch bùng phát, nhiều sinh viên ngành y, các bạn trẻ ở khắp mọi nơi đều góp một tay, tôi cố thuyết phục và cuối cùng mẹ cũng đồng ý”, Phong chia sẻ.
Dù vậy, trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, một số hoạt động tình nguyện cũng thay đổi. Thay vì tham gia trực tiếp, Phong chuyển qua các hoạt động tình nguyện trực tuyến.
Chàng trai này giờ cũng thay đổi thói quen sinh hoạt và cách giao tiếp để phòng dịch Covid-19, chuyển sang giao tuyến trực tuyến nhiều hơn và nghỉ chơi với bạn bè trong thời gian này.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...