Chuẩn bị phương án đưa lao động tại Libya về nước
Thủ tướng yêu cầu lên kế hoạch đưa 281 lao động đang làm việc tại khu vực nguy hiểm là Tripoli và Bengazi về nước. Phương án đưa toàn bộ lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya về khi tình hình diễn biến xấu cũng được tính đến.
Khi tình hình diễn biến xấu, cầu hàng không có thể được lập để đưa toàn bộ 1.500 lao động Việt Nam tại Libya về nước.
Ngày 4/8/2014, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về bảo hộ công dân Việt Nam tại Libya.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo tạm dừng việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya. Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya nhận lệnh theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có phương án, biện pháp bảo đảm an toàn tối đa cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương có kế hoạch đưa 281 lao động đang làm việc tại Tripoli và Bengazi về nước. Bộ Lao động cũng phải theo dõi sát tình hình thực tế, chuẩn bị phương án và thời điểm đưa toàn bộ lao động Việt Nam tại Libya về nước khi tình hình diễn biến xấu.
Video đang HOT
Thủ tướng đồng ý cho sử dụng Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước để mua vé máy bay cho người lao động đối với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả.
P.Thảo
Theo Dantri
Giao tranh ác liệt tại sân bay thủ đô Libya, 47 người đã chết
Các tay súng Hồi giáo tại Libya hôm qua đã tăng cường tấn công vào sân bay quốc tế Tripoli, khiến số người chết sau một tuần giao tranh tăng lên 47 người, thông báo ngày 21/7 của Bộ y tế Libya xác nhận.
Sân bay quốc tế Tripoli đã bị tấn công dữ dội
Các cuộc giao tranh bắt đầu hôm 13/7 đã khiến sân bay này phải đóng cửa. Ngoài 47 người thiệt mạng, còn có ít nhất 120 người khác bị thương, tính tới ngày thứ Bảy vừa qua.
Trong hôm qua, Liên minh châu Âu EU đã lên án các vụ bùng phát bạo lực mới, diễn ra chỉ 2 ngày sau khi thỏa thuận ngừng bắn với các phiến quân đang kiểm soát sân bay bùng phát, vốn cũng đã làm 5 dân thường thiệt mạng.
Một liên minh của các chiến binh Hồi giáo đã mở cuộc tấn công vào sân bay hôm Chủ nhật, và nhiều cuộc đụng độ sau đó lan ra dọc tuyến đường dẫn vào thủ đô của Libya.
Đến tối cùng ngày, giao tranh quanh sân bay có phần lắng xuống, Al-Jilani al-Dahesh, một quan chức an ninh khẳng định với AFP. Dù vậy đụng độ vẫn tiếp diễn quanh khu vực ngoại ô phía Tây, các nhân chứng cho biết.
"Sân bay bị tấn công sáng này bằng đạn cối, rocket và xe tăng" Al-Dahesh cho biết. "Đó là đợt công công lớn nhất cho tới thời điểm này".
Dahesh khẳng định, các chiến binh đang kiểm soát sân bay, có căn cứ chính tại Zintan, phía Tây Nam Tripoli, và được xem như cánh vũ trang của những người theo tư tưởng tự do trong chính phủ, đã đáp trả với hỏa lực mạnh.
Các phiến quân Hồi giáo có sự ủng hộ của nhiều nhóm vũ trang, bao gồm Lữ đoàn Misrata hùng mạnh, vốn giữ vai trò then chốt trong cuộc nổi dậy, lật đổ cựu lãnh đạo Moamer Gadhafi.
Các cuộc đụng độ đã phản ánh những tranh giành quyền lực dữ dội, giữa một bên là những người tự do và bên kia là người Hồi giáo tại quốc hội Libya.
Một quốc hội mới đã được bầu hồi tháng trước, sau khi quốc hội hiện tại bị cáo buộc cố gắng độc chiếm quyền lực. Kết quả bầu cử lẽ ra được công bố trong ngày 20/7, tuy nhiên Ủy ban bầu cử đã hoãn việc này sang hôm nay.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Chi 50 tỷ đồng gia cố 700m đường sắt Bắc - Nam Ngày 3/7, Bộ Giao thông vận tải có quyết định chính thức chi 50,402 tỷ đồng để gia cố 700m đoạn đường sắt Bắc - Nam (thuộc xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Công văn Bộ GTVT gửi cơ quan liên quan về việc cấp bách chống xói mòn, sạt lở đường đường sắt Bắc - Nam. Chiều 15/7, ông...