Chuẩn bị mua lô tàu Trung Quốc cho đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ tiến hành mua sắm 13 đoàn tàu, loại tàu B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ.
Mô hình đoàn tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Theo đó, dự án sẽ sử dụng loại tàu do Cty TNHH trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh cung cấp.
Ban QLDA đường sắt cho biết đây là tuyến đường sắt hoạt động với tốc độ không cao, không đòi hỏi thiết kế khí động học nhưng vẫn cần dáng vẻ hiện đại , năng động với màu sắc, họa tiết trang trí trẻ trung, đầm đà bản sắc văn hóa thủ đô văn hiến nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Tổng thầu Trung Quốc đã trình 6 phương án thiết kế ngoại thất gồm: phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển, tuy có trang trí hiện đại hơn ở kính, đèn pha, gạt nước, cản trước… chỉ khác nhau ở phần trang trí đường nét màu sắc bên ngoài đoàn tàu.
Video đang HOT
Phương án 4 và 5 chỉ khác 3 phương án trên ở phần cản trước chống xô dưới đầu tàu có bo tròn về phía sau. Phương án 6 đầu tàu có hình vát nhọn.
Trên cơ sở nghiên cứu phương án thiết kế do Tổng thầu trình nộp và mô hình tàu mẫu tuyến Metro số 1 TPHCM, kết hợp với việc lựa chọn các phương án thiết kế ngoại thất, nội thất phù hợp với nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, Ban QLDA đường sắt đề xuất lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất với đầu tàu theo phương án 6.
Bên cạnh đó, tàu có họa tiết trang trí lựa chọn biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu tại vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh-Hà Đông.
Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt – Lê Kim Thành cho hay phương án thiết kế nội, ngoại thất đoàn tàu sau khi được thống nhất, chấp thuận của cấp thẩm quyền sẽ là cơ sở để đàm phán và yêu cầu Tổng thầu thực hiện xây dựng bản vẽ chế tạo đoàn tàu song song với các công tác sản xuất mô hình đầu tàu mẫu để tiết kiệm thời gian.
Theo Đặng Tiến
Lao động
Rơi thanh sắt khi thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông
Thanh sắt rơi xuống làm móp phần tay cầm ô tô, rất may không có thương vong về người.
Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn ở ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi
Khoảng 9 giờ 20 phút, sáng nay (12/5), trên tuyến đường Nguyễn Trãi theo hướng từ Hà Đông về Ngã Tư Sở, một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao khu vực nhà ga Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (đoạn chạy qua số nhà 341 Nguyễn Trãi) đã bất ngờ rơi thẳng xuống, trúng chiếc ôtô Honda Civic mang BKS 30M- 0070 đang lưu thông trên lòng đường.
Tay cầm chiếc ô tô Civic bị móp sau va chạm
Sự việc khiến cho phần cửa gần tay mở ôtô bị móp vào, rất may không có thương vong về người. Những người chứng kiến cho hay, vào thời điểm trên thời điểm thanh sắt bị rơi là lúc đèn đỏ vì vậy mật độ người và phương tiện tham gia giao thông không nhiều.
Chiếc ôtô Honda Civic mang BKS 30M- 0070
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an quận Thanh Xuân, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cùng chủ đầu tư và đơn vị thi công đã có mặt tại hiện trường để lập biên bản hiện trường.
Đơn vị thi công và chủ xe sau đó đã thỏa thuận bồi thường thỏa đáng.
Như vậy, đây là vụ tai nạn thứ 2 khi thi công dự án đường sắt đô thị chỉ trong vòng 3 ngày. Trước đó, ngày 10/5, tại đoạn thi công đường sắt Nhổn-ga Hà Nội, một thanh sắt dài 9m cũng đã tuột cáp đổ ra đường khiến nhiều người đi đường hoảng loạn.
Kim Anh
Theo Dantri
Tai nạn đường sắt trên cao: 'Các ông phải đi tù' nếu công an làm rõ Tại cuộc họp về Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng gay gắt yêu cầu tổng thầu EPC và tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm chính trong vụ tai nạn vừa xảy ra sáng 6.11. Đặt câu hỏi với đại diện tổng thầu EPC là Công ty hữu...