Chuẩn bị ký kết RCEF, cơ hội lớn cho Việt Nam
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay. RCEF có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi tại buổi họp báo
Tại buổi họp báo Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan sáng nay, 30/8, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới Hiệp định RCEF, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng kinh tế các nước đã thảo luận kỹ, tìm ra hướng để giải quyết tồn đọng trong đàm phán để ký kết Hiệp định RCEF vào cuối năm 2020.
Có thể nói, phần lớn vấn đề tồn đọng liên quan đến đàm phán RCEF đã đạt được kết quả khả quan, hài lòng. Các Bộ trưởng đã cho chỉ đạo cụ thể, kể cả vấn đề về rà soát phát lý, thúc đẩy đạt mục tiêu tất cả việc chuẩn bị để ký kết vào cuối năm 2020, cũng như tiếp tục tạo điều kiện để Ấn Độ tham gia trong quá trình ký kết RCEF .
“Dự kiến cần thêm 1 hội nghị vào tháng 10/2020 để đánh giá lại công tác chuẩn bị, trước khi báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2020 để ký kết Hiệp định RCEF theo đúng yêu cầu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của hiệp định này, người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định, RCEF luôn được xác định là nội dung rất ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam.
Nếu được ký kết, Hiệp định RCEF sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, GDP quy mô lên tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD; quy mô dân số chiếm 47,5% dân số thế giới.
Video đang HOT
Với các cam kết của hiệp định, khi thực thi, RCEF sẽ tạo ra thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa thương mại dịch vụ, đồng thời cải cách sâu đậm các lĩnh vực để thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại. Đây là động lực to lớn giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu.
RCEF sẽ là đóng góp to lớn, không chỉ cho tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố hệ thống thương mại đa phương, vô cùng cần thiết cho toàn cầu hóa. Với Việt Nam, để cân đong đo đếm về lợi ích thương mại, đầu tư từ RCEF còn nhiều điều cần tính toán kỹ hơn.
Tuy nhiên, rõ ràng với bước đi mang tính chủ động nằm trong chiến lược hội nhập, đây là “mắt xích”, điểm nhấn cần thiết để đảm bảo những hoạt động tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập, từ đó tạo ra phát triển kinh tế xã hội bền vững, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
“Cùng với các Hiệp định thương mại tư do (FTA) khác, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), RCEF có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu, nền tảng cũng như chiến lược dài hạn của Việt Nam; tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò, vị thế quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác liên quan, người đứng đầu ngành Công Thương chia sẻ thêm, hiện nay, ASEAN đã có kế hoạch về Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác dự kiến tổ chức vào cuối năm nay.
Công việc chuẩn bị đang được các kênh cả kênh ngoại giao, kinh tế cũng như bộ phận có liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu, hiệu quả. Các công việc đến nay đều khá tích cực, đưa lại những nội dung có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19…
“Tuy nhiên, việc tổ chức hội nghị là trực tiếp hay trực tuyến phụ thuộc vào ý chí của các nhà lãnh đạo, nhất là dựa trên cơ sở diễn biến dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bởi các quốc gia đều đặt mục tiêu an toàn tính mạng, sức khỏe con người lên trên”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Duy trì các dòng chảy thương mại và đầu tư
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam (CLMV) lần thứ 12, các nước đã tập trung trao đổi một số vấn đề rà soát, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2019-2020.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Ngày 24/8, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ 12 (CLMV EMM 12) đã diễn ra tại Hà Nội theo hình thức họp trực tuyến.
Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các Hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 22-30 tháng 8 năm 2020 tại Hà Nội.
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Thương mại Cam-pu-chia Pan Sorasak, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena, Bộ trưởng Đầu tư và Kinh tế đối ngoại My-an-ma Thaung Tun, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn. Ngoài ra còn có đại diện một số đơn vị trong Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt, chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng cùng với sự bùng phát của dịch COVID-19 đã dẫn đến các hệ quả về đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng, các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch... của các nước bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những khó khăn trên đặt ra nhiều thách thức cho các nước CLMV trong việc vừa phải đảm bảo phòng chống dịch, vừa phải khôi phục phát triển kinh tế, đồng thời đã có những ảnh hưởng nhất định, làm gián đoạn hoặc chậm tiến độ triển khai một số dự án, hoạt động thuộc Kế hoạch hành động CLMV dành cho năm 2020. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề xuất các nước CLMV cần tăng cường phối hợp về chính sách, biện pháp khắc phục các khó khăn do COVID-19, tiếp tục các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo hình thức mới, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, các vướng mắc trong hoạt động thương mại biên giới...
Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu.
Đối với tiến độ triển khai Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV 2019-2020, nhiều hoạt động hợp tác thuộc Kế hoạch hành động này về cơ bản đã được hoàn thành hoặc đạt được những kết quả tích cực. Một số hoạt động/dự án đáng chú ý gồm: tổ chức thành công các chương trình hội chợ, triển lãm tại các nước CLMV như Triển lãm Vietnam Expo, Vietnam Food Expo tổ chức tại Việt Nam và có sự tham gia của các nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma; các triển lãm hàng Việt Nam tại My-an-ma, Cam-pu-chia, Lào; Dự án Đánh giá khung pháp lý hiện tại về thương mại điện tử tại Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam (do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Hội nhập ASEAN - Nhật Bản); Dự án Đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh giai đoạn II do New Zealand tài trợ; Dự án Thúc đẩy cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến Hội nhập ASEAN (COMPETE) do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - GIZ.
Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2021-2022 với 5 lĩnh vực chính: Hợp tác thương mại và đầu tư, Thực hiện các cam kết khu vực, Kế hoạch Khôi phục sau dịch bệnh, Khung khổ phát triển CLMV, Phát triển nguồn nhân lực. Các Bộ trưởng nhất trí giao nhiệm vụ cho các Trưởng SEOM tăng cường hoạt động điều phối việc đề xuất thêm các dự án mới, có tính thiết thực, phù hợp với nhu cầu hợp tác, nhu cầu phát triển thực tế trong bối cảnh mới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nước CLMV tích cực và chủ động hơn trong việc tiếp cận và đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lực cho việc triển khai các hoạt động/dự án hợp tác CLMV trong giai đoạn mới.
Một trong những trọng tâm được các Bộ trưởng tập trung thảo luận tại Hội nghị là tác động của đại dịch COVID-19 lên các hoạt động kinh tế và phương hướng hợp tác ứng phó, khôi phục sau đại dịch. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các chính sách, biện pháp ứng phó với dịch bệnh và khôi phục kinh tế sau dịch, các sáng kiến, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, đầu tư. Trưởng đoàn Việt Nam cho rằng, khác với giai đoạn trước, hợp tác ứng phó và khôi phục sau dịch cần phải là một trọng tâm hợp tác của khu vực CLMV hiện nay và trong thời gian tới, phản ánh đúng nhu cầu hợp tác thực tế của các nước trong tình hình mới. Bộ trưởng đề xuất các nước cần có thêm các dự án hợp tác mới về nghiên cứu, đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ kĩ thuật trong các lĩnh vực: kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, sản xuất thông minh, hệ sinh thái 5G, tăng cường hợp tác giữa các trung tâm đổi mới sáng tạo của các nước CLMV, kết nối hạ tầng giao thông, thương mại, logistics.
Để đảm bảo sự vận hành bình thường của các chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, góp phần khắc phục xu hướng suy giảm trong trao đổi thương mại giữa các nước CLMV, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nước quan tâm, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan tại các khu vực cửa khẩu biên giới, tăng cường kết nối giao thông, logistics. Các nước CLMV cần tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, đưa CLMV trở thành điểm đến quan trọng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Các Bộ trưởng CLMV đánh giá cao ý tưởng và các đề xuất cụ thể của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Các Bộ trưởng nhất trí các nước cần tăng cường sự phối hợp để giảm thiểu các tác động tới hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại của các nước, duy trì các dòng chảy thương mại và đầu tư, đồng thời tăng cường nội lực của các nước trong ứng phó với dịch và khôi phục sau dịch.
Cục Điều tiết điện lực xin rút phương án điện một giá Trước những ý kiến, kiến nghị của người dân, chuyên gia về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, chiều 18-8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về phương án tính giá điện mới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nguyên tắc xây dựng biểu giá bán lẻ...