Chuẩn bị kỹ để cách ly tại nhà
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đà Nẵng đang tính đến phương án cách ly tại nhà.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng chiều 4-8 – Ảnh: TẤN LỰC
Tại cuộc họp với thường trực Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết trước tình trạng ca nhiễm tăng rất nhanh, Đà Nẵng đang tập trung sử dụng hết công suất khu cách ly tập trung.
Tuy nhiên theo ông Thơ, “trong trường hợp số lượng bùng phát, tăng rất nhanh, đương nhiên chúng tôi đã tính đến phương án cách ly trong cộng đồng, tức là cách ly tại nhà”.
Đã truy được trên 8.400 trường hợp F1
Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng chiều 4-8, TP đã xác định được hơn 8.400 đối tượng F1, cách ly hơn 4.200 trường hợp tại các cơ sở y tế, hơn 4.000 trường hợp tại khu cách ly tập trung và 100 trường hợp tại nhà… Ngoài ra còn có hơn 6.000 đối tượng F2 đang được giám sát y tế.
Trong 3 ngày qua, khi số lượng các ca bệnh tăng đột biến, Đà Nẵng đã tổ chức mở thêm 8 cơ sở cách ly tập trung mới. Trong đó tận dụng tối đa các doanh trại quân đội, ký túc xá sinh viên, trường học, trạm y tế…
Bà Ngô Thị Kim Yến, giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết hiện nay TP thành lập thêm các khu cách ly để đáp ứng điều kiện phòng chống dịch, đồng thời cũng giao UBND các quận huyện tự thiết lập các cơ sở cách ly.
Bên cạnh đó, ngày 4-8, Sở Y tế Đà Nẵng công bố các đơn vị đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm COVID-19 gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 – Bộ Công an, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng).
Ai được cách ly tại nhà?
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, đối tượng cách ly là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
Video đang HOT
Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.
Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.
Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.
Có tiếp xúc gần trong vòng 2m với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào.
Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ.
Thời gian cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ. Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.
Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trong quá trình thực hiện thì cán bộ y tế phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Chủ tịch Đà Nẵng: Thành phố đã tính tới phương án cách ly tại nhà
Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương, Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói thành phố đã tính đến phương án cách ly tại nhà để dập dịch.
Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ, cả nước đang đứng trước tình thế hết sức đặc biệt. Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, làn sóng thứ hai. 37/63 tỉnh có ca lây nhiễm, trên 50% địa phương có dịch nhưng tổng thể đất nước vẫn an toàn.
Nhận định về nguy cơ, ông Nhân phân tích hiện không có đủ thông tin dự báo nhưng từ đồ thị dịch bệnh, dự báo trong khoảng thời gian từ ngày 23-30/8 nguy cơ cao, nếu không có giải pháp quyết liệt sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, tức là cả nước sẽ có 970 người đang điều trị trong BV, hiện nay chỉ có 216 ca.
"Nếu không làm quyết liệt, sau thời gian vàng 30 ngày sắp tới, nước ta sẽ vào diện cả quốc gia có dịch", ông Nhân đánh giá.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TTXVN
Bí thư Nhân đặt vấn đề, Đà Nẵng có 120 người đang điều trị, phải có mục tiêu như thế nào? TP.HCM và Hà Nội có nguy cơ lớn, riêng TP.HCM từ 1-27/7 khi dừng bay, có 140.000 người về từ Đà Nẵng.
Lãnh đạo TP.HCM kiến nghị, cần có nhiệm vụ đặc biệt cho Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh Đà Nẵng là Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk.
Bình quân 1 triệu người Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm, gấp 10 lần chỉ số dịch mà thế giới công bố. Ông Nhân cho rằng: "Cần xác định Đà Nẵng là trung tâm dịch đặc biệt nguy hiểm, mức độ rất cao, nhất là khi Bộ Y tế đã thông tin dịch diễn ra 4-5 chu kỳ từ đầu tháng 7".
Ông Nhân đề nghị, từ kinh nghiệm quốc tế, cụ thể ở Vũ Hán, Đà Nẵng phải áp dụng biện pháp cao nhất để ngăn chặn dịch.
Ở Vũ Hán, khi xảy ra dịch ở mức cao nhất, họ yêu cầu tất cả gia đình ở nhà, 1 ngày 1 người đi chợ 1 lần, phát phiếu chỉ người đó được ra khỏi nhà. Sau một thời gian họ không cho đi chợ nữa, mà chuyển sang giao nhận thực phẩm tại nhà.
Vấn đề thứ hai là năng lực cách ly cũng phải tính toán, vì từ kinh nghiệm của TP.HCM cứ 1 người nhiễm thì phải cách ly 280 người liên quan, nếu áp dụng số này cho Đà Nẵng có 100 người nhiễm thì cần 28.000 chỗ cách ly. "Rõ ràng không thể có chỗ cách ly cho 28.000 người, Đà Nẵng đang cho xây dựng BV dã chiến ở trung tâm thể thao với 1.000 chỗ nhưng với số người 28.000 thì điểm cách ly đó rất nhỏ bé. Từ đó, phải coi cách ly ở gia đình là quan trọng nhất, đề nghị Bộ Y tế có nghiên cứu, hướng dẫn về cách ly gia đình", ông Nhân cho biết.
Đề xuất bệnh viện tư xét nghiệm Covid-19
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bày tỏ lo lắng: "Chúng tôi rất quan ngại, 6 ca nhiễm chưa xác định được vết tích có liên quan đến các ca trước hay không. Khi chưa xác định được vết tích 6 ca này, chúng ta có quyền nghi ngờ trong cộng đồng còn những ổ dịch khác chưa truy tìm được".
Điểm cầu tại UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Vì thế, chiến lược của Đà Nẵng rõ ràng là xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong tỏa và dập dịch. TP yêu cầu củng cố các tổ giám sát Covid-19 ở cộng đồng, trở thành công cụ ở cơ sở để tăng cường giám sát và cách ly.
Ông Thơ cũng cho hay số điểm phong tỏa tăng lên: "Trưa nay, chúng tôi đã phong tỏa Bệnh viện Cẩm Lệ, nơi phát sinh 2 ca nhiễm và phong tỏa khu vực thôn Sơn Nam, xã Hòa Tiến nơi phát hiện 3 ca nhiễm với 800 dân".
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, 100% cho nhân viên y tế đã được lấy mẫu và hôm nay công bố tăng thêm 4 ca nhiễm liên quan đến y bác sĩ. "Chúng tôi hi vọng là con số này sẽ dừng ở đây, bệnh viện đang được làm sạch để trở thành trung tâm chữa bệnh, cách ly", ông Thơ nói.
"Trong trường hợp số lượng bùng phát, tăng nhanh chúng tôi đã tính đến phương án cách ly trong cộng đồng, tức là cách ly tại nhà, nhưng quy trình này phải thực hiện một cách chặt chẽ", Chủ tịch Đà Nẵng nói. Ông Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết, hiện Bộ Y tế chưa khuyến khích hình thức này, nhưng TP đã sẵn sàng.
Ngoài ra, Đà Nẵng đang bàn tới việc có thêm bệnh viện dã chiến thứ hai là Trung tâm Hội chợ triển lãm. Ông Thơ đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị, nghiệm thu và công nhận bệnh viện dã chiến càng sớm càng tốt để điều trị.
Tại điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tính đến 12h ngày 2/8, toàn thành phố đã ghi nhận 83.937 người về từ Đà Nẵng (tăng thêm 11.662).
Lãnh đạo Hà Nội tại điểm cầu UBND TP Hà Nội.
Thành phố đã xét nghiệm PCR cho 491 trường hợp, kết quả có 465/491 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính là bệnh nhân 447, còn lại 25 mẫu chưa có kết quả. Ngoài ra, TP Hà Nội đã rà soát được 127 trường hợp F1 liên quan đến hai ca bệnh mới, tất cả đều cho kết quả âm tính.
Hà Nội đã đón đoàn vận chuyển các bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về an toàn, đồng thời tổ chức cách ly, điều trị ngay tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2.
Theo ông Chung, trong giai đoạn 1 và 2 phòng chống dịch, Hà Nội có thể xét nghiệm được 4.000 - 5.000 mẫu PCR/ngày nhưng chủ yếu mượn máy chuyên dụng của các đơn vị.
Vì thế, Chủ tịch Hà Nội đề xuất Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn Hà Nội có cơ chế đặt hàng các bệnh viện của TƯ và tư nhân có thể xét nghiệm PCR cho những trường hợp sốt, ho, khó thở và các bệnh nhân có nhu cầu để giảm tải cho Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP đề nghị Bộ Y tế giúp đỡ trong việc mua đủ lượng test nhanh, bởi hiện nay số lượng test của Hà Nội không đủ cung cấp do số lượng người đăng ký đông.
"Nếu đến ngày 12/8, Hà Nội không phát hiện thêm ca nhiễm nào thì có thể nói, thành phố đã tương tối an toàn", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Chủ tịch Đà Nẵng: Tiến tới xét nghiệm tất cả người dân Đà Nẵng Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu đảm bảo cung ứng đầy đủ công cụ, phương tiện, vật tư để xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, tiến tới xét nghiệm cho tất cả người dân. Ngày 1/8, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ ban hành chỉ thị về quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống...