Chuẩn bị kết nạp Gruzia, NATO tiếp tục áp sát biên giới Nga
Ngày 2-4, tai hội nghị Uy ban NATO- Gruzia tại Brussels – Bỉ, ngoại trưởng các quốc gia thành viên “Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO) đa ung hô Gruzia gia nhâp khôi quân sư nay va coi Tbilisi la đôi tac đăc biêt.
Phat biêu sau cuôc hop giưa cac ngoai trương NATO vơi ngươi đông câp Gruzia Maia Panjikidze, Tông thư ky Anders Fogh Rasmussen nhấn mạnh Gruzia là một đối tác đặc biệt của khối đồng minh quân sự này, các thành viên đều ủng hộ mạnh mẽ toàn vẹn lãnh thổ Gruzia cũng như việc quốc gia này gia nhập Liên minh.
“La môt nươc mong muôn gia nhâp liên minh cua chung tôi, Gruzia la môt đôi tac đăc biêt cua “Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”, chung tôi đanh gia rât cao sư đôi thoai chinh tri va hơp tac thưc tê giưa hai bên”, Tông thư ky NATO khăng đinh.
Trong khuôn khổ chương trình nghị sự của cuôc hop, cac ngoai trương cung đa thảo luân vê cuôc khung hoang do cuôc “xâm lươc quân sư” ở Crimea cua Nga, đôi vơi Ukraine gây nên.
Hội nghị Uy ban NATO-Gruzia
“Tai thơi điêm nay, cân phai nhân manh răng sư vi pham chu quyên va toan ven lanh thô la không thê châp nhân đươc. Cac quôc gia co quyên co nhưng lưa chon riêng cua ho va nhưng lưa chon đo cân phai đươc tât ca cac nươc tôn trong”, ông Rasmussen cho biêt.
Video đang HOT
Tông thư ky Rasmussen con khăng đinh, Gruzia la nươc ngoai NATO đong gop sô quân lơn nhât thưc hiên sư mênh cua liên minh quân sư nay tai Afghanistan, đông thơi hoan nghênh quyêt đinh cua Tbilisi, gia nhâp Lưc lương phan ưng nhanh cua NATO.
Hiên Gruzia đa tich cưc chuân bi cho Hôi nghi thương đinh của khối, diên ra tai London, Anh, vao ngay 4 va 5-9 tơi va dư kiên se đươc nhân “Kê hoach hanh đông thanh viên NATO” trươc khi chinh thưc gia nhâp liên minh quân sư nay.
Theo ANTD
Cuộc chiến Nga - Gruzia: 5 năm nhìn lại
Cách đây 5 năm, xe tăng Nga đã vượt qua hầm Roki từ Cộng hòa Bắc Ossetia thuộc Nga tiến vào Nam Ossetia thuộc vùng lãnh thổ Gruzia. Cuộc chiến tổng lực chỉ diễn ra 5 ngày nhưng dư âm của nó vẫn kéo dài đến ngày nay.
Những chiếc xe tăng Nga đầu tiên tiến qua hầm Roki tiến vào Nam Ossetia trong cuộc chiến chỉ kéo dài 5 ngày nhưng đã mang lại một hình ảnh hoàn toàn mới cho nước Nga trong suốt 5 năm qua.
Tuy không tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia mà chỉ dừng lại ở điểm cách thủ đô Tbilisi 45 km, nhưng quân đội Nga khi đó đã phá hủy phần lớn quân đội Gruzia, cắt đứt các đường hậu cần và cơ sở hạ tầng trọng yếu của nước này trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và phương Tây.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, kể từ sau cuộc chiến, Mátxcơva đã thiết lập hiện diện quân sự tại Nam Ossetia, đồng thời chính thức công nhận vùng lãnh thổ ly khai này cùng với vùng Abkhazia là hai nhà nước độc lập.
Mạng tin tình báo Stratfor nhận định cuộc chiến đã để lại nhiều ý nghĩa, trong đó có việc Mátxcơva đã khẳng định được với phương Tây rằng Nga vẫn là một cường quốc khu vực kể từ sau sụp đổ của Liên Xô. Theo Stratfor, dư âm lớn nhất của cuộc chiến này chính là việc Nga vẫn duy trì lực lượng quân sự tại Abkhazia và Nam Ossetia, nơi cũng đã được một vài quốc gia Mỹ Latinh và châu Đại Dương -theo chân Nga- công nhận là nhà nước độc lập.
Nhưng đây không phải là mục tiêu cuối cùng trong ý đồ của Nga. Thông điệp mà Điện Kremlin muốn nhắn gửi qua cuộc chiến này là sự ủng hộ của phương Tây đối với Gruzia chẳng qua chỉ là một cái thùng rỗng. Rõ ràng "nước xa chẳng thể cứu được lửa gần"
Nhìn lại, nguồn gốc cuộc xung đột ở Gruzia không chỉ nằm ở vấn đề Nam Ossetia mà bắt nguồn từ châu Âu. Việc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng ảnh hưởng tới vùng Trung Âu và Đông Âu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đã trực tiếp đe dọa vị thế của Nga ở không gian hậu Xô Viết, đồng thời làm sói mòn ảnh hưởng của Mátxcơva tại khu vực này. Thêm vào đó, việc phương Tây công nhận độc lập của Kosovo khỏi Serbia -đồng minh truyền thống của Nga - hồi đầu năm 2008, và sau đó vài tháng NATO lại hứa hẹn sẽ cho Gruzia và Ukraine gia nhập khối liên minh quân sự này càng khiến Nga có thêm quyết tâm thúc đẩy cuộc chiến.
Sai lầm lớn nhất của Mỹ và phương Tây khi đó là không đánh giá được hết tiềm năng, sức mạnh và cả quyết tâm mãnh liệt của "chú gấu" Nga.
Cuộc chiến ở Nam Ossetia xảy ra vào thời điểm dư luận phương Tây vẫn xem Nga là một nhà nước yếu kém và tiềm ẩn bất ổn rơi rớt lại từ những năm hỗn loạn dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Boris Yeltsin. Nhưng thực tế, ngay từ năm 2008, Putin đã củng cố và kiểm soát được quyền lực cũng như bộ máy nhà nước. Nền kinh tế Nga cũng đã cất cánh nhờ giá dầu cao. Vì thế khi phương Tây có quá nhiều hành động làm suy yếu lợi ích quốc gia Nga thì đây là thời điểm Mátxcơva cần hành động.
Và Gruzia là cơ hội hoàn hảo cho phản ứng của Nga. Dưới sự lãnh đạo của Mikhail Saakashvili, Gruzia đã gần như hoàn toàn ngả về phương Tây với hoài bão có thể sớm được đứng dưới chiếc ô bảo trợ của NATO và EU. Nhưng đối với Nga, Gruzia lại có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Bắc Cáp-ca-dơ. Gruzia lại quá xa so với lục địa châu Âu nên đây sẽ là mặt trận tuyệt vời để Nga phô diễn sức mạnh quân sự.
Vậy là một cuộc chiến với Gruzia đã mang đến cho Nga 3 cơ hội: phá hủy khả năng quân sự của Gruzia; khẳng định khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng quân sự Nga, và quan trọng hơn là làm cho phương Tây tỏ ra yếu hơn trong cam kết của mình với các đối tác thuộc vùng ảnh hưởng của Nga. Đến cuối tháng 8/2008, Nga đã hoàn thành tất cả các mục tiêu này và đúng như tính toán của Nga, ý nghĩa của cuộc chiến đã vượt ra ngoài lãnh thổ Gruzia.
Trong cuộc chiến này, chính NATO -chứ không phải Nga- mới bị xem là bất lực và thiếu quyết đoán. Trong khi đó, Mátxcơva được nhìn nhận như một cường quốc quân sự mạnh. Bất kể thực tế năng lực quân sự thế nào, các nước trong vùng ảnh hưởng Liên Xô trước đây đã phải thay đổi cách nhìn nhận trong quan hệ với Nga.
Cụ thể là Ukraine đã chính thức từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và không tham gia bất kỳ khối quân sự nào. Các nước đã là đồng minh của Nga như Belarus, Armenia và Kyrgystan lại càng tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Mátxcơva. Ngay cả Gruzia cũng đã có những thay đổi khi Thủ tướng Bidzina Ivanishvili, người đã đánh bại ông Saakashvili trong cuộc bầu cử năm 2012, đã thay đổi lập trường trong quan hệ với Nga theo hướng tìm kiếm hợp tác kinh tế gần gũi hơn dù vẫn duy trì cam kết hội nhập với phương Tây.
Trong cục diện địa chính trị quốc tế hiện nay, việc Nga trở lại vị trí siêu cường cạnh tranh trực tiếp với Mỹ như thời Liên Xô khó có thể quay lại. Nhưng các đối thủ của Nga không thể phủ nhận vai trò cường quốc quân sự khu vực của nước này, nhất là trong bối cảnh EU đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc; còn Mỹ đang bị sa lầy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố do chính nước này phát động và cầm đầu trong hơn 10 năm qua. Vậy là, cuộc chiến ngắn ngủi Nga - Gruzia không chỉ là sự kiện đơn thuần, nó đã trở thành nguồn định hướng cho các quốc gia khu vực trong chính sách đối ngoại của mình với cả Nga và phương Tây.
Hà Giang
Theo Dantri
Không thể làm khác Dư luận thế giới có nhiều đánh giá khác nhau về cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm Ukraine. Nhưng dưới góc độ của "chú gấu Nga", việc cương quyết giữ Crimea để chặn đà "Đông tiến" của phương Tây là điều không thể làm khác. Tổng thống Putin quyết tâm hậu thuẫn Crimea ly khai để trả đũa phương Tây tăng cường ảnh...