Chuẩn bị đưa phòng khám chuyên gia vào hoạt động
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành cho hay, ngày 17-12, khoa khám bệnh đa khoa mới được đầu tư, nâng cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu của người dân. Đặc biệt, trong khoa này, bệnh viện sẽ mở thêm 2 phòng khám chuyên gia.
Khu khám bệnh mới được nâng cấp, mở rộng của Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh sẽ được khai trương vào ngày 17-12
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hai, Giám đốc bệnh viện, khoa khám bệnh này có 2 tầng nhà với 19 phòng khám. Trong đó, tầng trệt gồm 11 phòng khám, tầng 1 có 8 phòng với đầy đủ các chuyên khoa. Còn 2 phòng khám chuyên gia bao gồm phòng khám tim mạch và hô hấp.
Khoa khám bệnh đa khoa mới được nâng cấp và mở rộng được thiết kế tạo sự thuận tiện tối đa cho bệnh nhân. Trong đó, khu vực này được xây dựng khép kín với đầy đủ các buồng khám và buồng cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, siêu âm, X-quang…
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hai, bệnh viện sẽ bố trí đội ngũ y bác sĩ là trưởng, phó các khoa với trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để khám bệnh tại đây. Đội ngũ điều dưỡng và các cán bộ phục vụ được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong chuyên nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ, kỹ năng ứng xử tốt, nhằm đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh.
“Bệnh nhân không phải đi lại nhiều khi đến khám tại đây. Các dịch vụ từ khám bệnh, tư vấn, xét nghiệm cận lâm sàng… đều được làm nhanh, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh” – bác sĩ Hai nói.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành đón tiếp từ 800 – 1.000 lượt người bệnh đến khám ngoại trú. Do đó, cơ sở vật chất đã cũ không đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Khu khám bệnh theo yêu cầu có diện tích khoảng 2000m 2 , đáp ứng yêu cầu cho 1.000 – 1.500 lượt bệnh/ngày.
Nhiều thách thức trong thu hút, "giữ chân" bác sĩ tại Đắk Nông
Sau hơn 5 năm thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao của tỉnh Đắk Nông vẫn đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa phân bổ không đều giữa các huyện, thành phố.
Thực trạng này tiếp tục đặt ra nhiều thách thức trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng như thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế.
Bác sĩ Trung tâm Y tế H. Đắk RLấp thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật phức tạp.
5 năm, có huyện không có thêm bác sĩ
BS Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm Y tế H. Đắk GLong cho biết, từ năm 2015 đến nay, tức hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về thu hút, đãi ngộ nhân lực ngành Y tế, ngành Y tế H. Đắk GLong chưa thu hút được bác sĩ, dược sĩ nào về công tác. Việc thu hút bác sĩ, dược sĩ về công tác tại huyện biên giới Tuy Đức cũng có kết quả tương tự.
Trong khi đó, so với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các quy định hiện hành của ngành Y tế, huyện Đắk GLong hiện thiếu khoảng 30 nhân viên y tế, trong đó có 8 bác sĩ. Đây là con số tối thiểu để ngành thực hiện công tác khám chữa bệnh, cũng như các nhiệm vụ về y tế dự phòng, kiểm soát các loại dịch bệnh. "Trong các năm từ 2015-2019, đơn vị chúng tôi đều đăng ký với Sở Y tế nhu cầu thu hút bác sĩ, dược sĩ. Có một số bác sĩ, dược sĩ về làm việc với đơn vị, đi khảo sát thực tế về điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện cơ sở vật chất, đi lại... sau đó không đồng ý về công tác", bác sĩ Huynh chia sẻ thêm.
Tháng 6 vừa qua, H. Đắk GLong là một điểm nóng về dịch bệnh bạch hầu của tỉnh Đắk Nông, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng dân di cư không theo quy hoạch, cư trú rải rác trên đất lâm nghiệp tại nhiều xã của huyện; đồng thời cũng nêu lên nhiều thách thức về lâu dài đối với ngành Y tế. Những thách thức đó là thực hiện không đầy đủ công tác tiêm chủng mở rộng, y tế dự phòng đối với các đối tượng là dân di cư không theo quy hoạch, trong bối cảnh ý thức phòng chống bệnh tật của bà con vẫn còn rất thấp; cùng với nhiều vấn đề về ngôn ngữ, điều kiện đi lại vẫn chồng chất khó khăn.
Theo BS Huỳnh Thanh Huynh, các nhu cầu quan trọng nhất của bác sĩ trẻ là có được môi trường làm việc hiện đại, đông bệnh nhân để họ có điều kiện cọ xát, nâng cao tay nghề thì với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại, H. Đắk GLong chưa thể đáp ứng được.
Đẩy mạnh hơn nữa chính sách thu hút, đãi ngộ
BS Phạm Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế H. Đắk RLấp, một "điểm sáng" trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho rằng, thời gian qua, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực ngành Y tế đã giúp Đắk Nông thu hút được nhiều bác sĩ, dược sĩ học hành bài bản, có trình độ chuyên môn cao vào công tác trong ngành. Đây là điều kiện quan trọng nhất để ngành Y tế Đắk Nông nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng như triển khai các chương trình, kỹ thuật y tế phức tạp, trong bối cảnh nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ, BS Tùng cho rằng cần có một số điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo đó, tỉnh cần mở rộng diện thu hút, đãi ngộ bởi hiện nay, ngành y tế chỉ mới thực hiện chính sách thu hút, đại ngộ đối với khối trực tiếp khám chữa bệnh (bác sĩ, dược sĩ, y sĩ). Để tạo nên một tập thể mạnh, tránh tâm lý bị phân biệt, đối xử, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ cần thực hiện cả với những vị trí khác như: xét nghiệm viên, điều dưỡng, y tế công cộng... Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh cũng nên tập trung thêm cho chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện để các y, bác sĩ đang công tác trong ngành có thêm thu nhập, có thêm điều kiện học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và gắn bó với nghề. Việc thực hiện các chính sách thu hút, đãi ngộ cần linh hoạt để phù hợp hơn với điều kiện cụ thể từng địa phương.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông khẳng định, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực y tế thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả quan trọng cho ngành Y tế Đắk Nông. Đây là một chính sách đặc thù rất thiết thực, kịp thời, trong bối cảnh nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao và việc triển khai, thực hiện nhiều kỹ thuật khám chữa bệnh phức tạp ngày càng cần thiết. Ngành Y tế Đắk Nông mong muốn với việc điều chỉnh chính sách tới đây, Đắk Nông sẽ tiếp tục thu hút được nhiều bác sĩ, dược sĩ giỏi, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại chỗ, trong bối cảnh Đắk Nông vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
Phát huy truyền thống là phải nâng y đức, y thuật Được thành lập ngày 1-9-1950 (tiền thân là Đội Phẫu thuật chiến dịch), Bệnh viện Quân y (BVQY) 105 đã trực tiếp phục vụ chiến đấu, điều trị, cứu chữa thương binh, bệnh binh trong hai cuộc kháng chiến và các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào và Campuchia; được Đảng, Nhà nước tặng danh...