Chuẩn bị 100.000 túi lương cho lễ phát lương Đền Trần Thương
Với quy mô tổ chức lớn hơn mọi năm, cũng như để đảm bảo nhu cầu của nhân dân và du khách, Ban tổ chức Đền Trần Thương đã chuẩn bị 100.000 túi lương, phát tại 29 điểm.
Đền Trần Thương thuộc xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (trước đây thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo), là nơi được Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương của nhà Trần để phục vụ cuộc chiến chống Nguyên – Mông thế kỷ XIII.
Điểm trông xe do Đoàn thanh niên tự quản.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, hàng năm, cứ đến giờ Tý ngày rằm tháng Giêng, người dân nơi đây lại tất bật chuẩn bị cho lễ phát lương. Năm nay, lễ phát lương Đền Trần Thương sẽ được tổ chức quy mô lớn hơn mọi năm từ phần lễ đến phần hội.
Nhằm đảm bảo nhu cầu của nhân dân và du khách thập phương, Ban tổ chức lễ hội Đền Trần Thương đã chuẩn bị 100.000 túi lương, phát tại 29 điểm nằm xung quanh khu vực Đền.
Đền Trần Thương đã chuẩn bị sẵn sàng cho lễ hội.
Video đang HOT
Một điểm phát lương tại Đền Trần năm 2014.
Ông Bùi Quốc Toản – Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Lý Nhân, Phó trưởng ban tổ chức lễ hội phát lương Đền Trần Thương – cho biết, hiện nay cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn tất. So với các năm khác, năm nay Ban tổ chức sẽ tổ chức “Đêm Trần Thương” cho nhân dân và du khách vào đêm ngày 13/1 âm lịch.
Để đảm bảo an ninh trật tự trong dịp lễ hội, ban tổ chức cũng đã bố trí 14 điểm chốt trực tại các trục đường quanh khu vực đền, đảm bảo giao thông không bị ách tắc.
Các cụ bô lão phát lương cho nhân dân và khách thập phương tại lễ hội phát lương năm 2013.
Cũng theo ông Toản, năm nay Ban tổ chức sẽ tổ chức phát lương cho nhân dân và du khách từ rạng sáng ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Giêng. Ngày mai Đền Trần Thương sẽ tiến hành nghi thức rước nước và tổ chức phần hội cho nhân dân.
Thanh Thủy – Duy Tuyên
Theo Dantri
Phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá" tại lễ hội đền Trần
Sáng nay 11/2 (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã cho phục dựng lại nghi lễ "rước nước, tế cá".
Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay là việc khôi phục lại nghi lễ "rước nước, tế cá" truyền thống vốn đã mai một từ lâu. Đây là năm đầu tiên nghi lễ này được phục dựng và trở thành một trong những nội dung chính của lễ hội. Nghi lễ "rước nước, tế cá" có ý nghĩa tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Các cụ cao niên lấy nước từ Giếng Rồng.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù còn gần 3 ngày nữa đền Trần mới chính thức khai ấn (đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhưng ngay từ ngày 12, du khách thập phương và người dân địa phương đã tập trung rất đông xem phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá".
Cách đây hơn 100 năm, trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức "rước nước, tế cá". Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng giêng. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn.
Theo nghi lễ "rước nước, tế cá" được khôi phục tại đền Trần năm 2014, đoàn "rước nước" gồm có cờ, biểu đi trước; chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Các loại cá dâng lễ gồm: 5 cá triều đẩu (cá quả), 5 cá long ngư (cá chép), trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg. Ao đánh bắt cá phải được phát quang, tẩy uế trước khi diễn ra lễ hội khoảng 20 ngày.
Bắt cá dưới ao đã được phát quang, tẩy uế.
Đội múa rồng tại lễ "rước nước, tế cá".
Sau khi làm nghi lễ tại đền Thiên Trường, đoàn rước sẽ tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị (cách đền Trần khoảng 3 km). Tại bến sông, Ban tổ chức đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước sẽ lên thuyền và ra giữa sông để phóng sinh.
Trao đổi với Dân trí ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử khu văn hóa Đền Trần cho biết: "Hiện tại công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Nam Định mời những người hành khất về Trung tâm Bảo trợ tỉnh để nuôi ăn ở trong những ngày diễn ra lễ hội".
Đưa cá vào kiệu rước về đền Thiên Trường.
Làm lễ "rước nước, tế cá" tại đền Thiên Trường.
Thanh Thủy - Duy Tuyên
Theo Dantri
Hà Nội: Đầu năm bị "chặt" 120.000 đồng/bát bún Sau khi lễ lạt xong, cả gia đình ra quán bún ngay bên cạnh phủ Tây Hồ ăn bún bò. Ăn xong đến lúc trả tiền chị mới ngã ngửa khi nhìn hóa đơn tính tiền kê tới 1,2 triệu đồng cho 10 bát bún, tương đương 120.000 đồng/bát. Đầu năm nhiều hàng quán xung quanh phủ Tây Hồ ra sức hét giá...