Chưa xác định thời điểm mở rộng nút giao thông Hàng Xanh
Ngày 4.9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết vừa nhận được chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc nghiên cứu, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng nút giao thông Hàng Xanh, Q.Bình Thạnh.
Theo đại diện Sở GTVT, dự kiến mật độ giao thông khu vực này sẽ tăng đột biến trong tương lai gần khi các dự án xây dựng mới cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn 2, mở rộng xa lộ Hà Nội hoàn thành và đưa vào sử dụng, UBND thành phố lưu ý việc mở rộng nút giao thông Hàng Xanh cần mang tính liên hoàn, tính toán đến vấn đề kết nối với các nút giao thông gần đó.
Nút giao thông Hàng Xanh – Ảnh: D.Đ.Minh
Trước đó, tháng 9.2010, Sở GTVT đã có văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho liên doanh gồm Công ty CP dịch vụ đầu tư Đăng Cơ, Công ty TNHH phát triển Bắc Việt và Indochina Capital nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư mở rộng nút giao thông Hàng Xanh và dự án cầu đi bộ nối Q.1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2).
Theo các nhà đầu tư, mục tiêu của dự án nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại ngã tư Hàng Xanh và trục đường Điện Biên Phủ – cửa ngõ phía đông bắc TP.HCM.
Hiện dự án mở rộng nút giao thông Hàng Xanh chưa được UBND thành phố phê duyệt nên về nguyên tắc Sở GTVT cũng chưa biết bao giờ triển khai.
Liên quan đến dự án xây dựng cầu vượt nhẹ bằng thép tại nút giao thông Hàng Xanh, ngày 4.9, một cán bộ của Sở GTVT cho biết hiện nay chủ đầu tư đã trình phương án xây dựng và Sở đang lấy ý kiến các sở, ngành để thẩm định dự án. Dự án này đến nay cũng vẫn chưa được phê duyệt chính thức.
Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, Sở GTVT và các sở, ngành sẽ tính toán kỹ vấn đề kết nối giữa 2 dự án trên.
Nguồn tin trên cũng cho biết do đến nay liên doanh Đăng Cơ – Bắc Việt – Indochina Capital vẫn chưa có báo cáo phương án đề xuất đầu tư dự án nên coi như họ đã bỏ cuộc, không tiếp tục thực hiện dự án.
Video đang HOT
Theo TNO
Cầu vượt lắp ghép đầu tiên ở thủ đô
Lần đầu tiên được xây dựng và lắp đặt ở các ngã tư trọng điểm, hai cây cầu vượt nhẹ đang trong quá trình hoàn thiện và thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thủ đô.
Cầu vượt bằng sắt ở nút giao thông Láng Hạ - Thái Hà đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Cầu được xây dựng dọc tuyến đường Láng Hạ, dài 189 m, gồm 8 nhịp dầm thép liên tục, tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ đồng.
Đây là một trong những nút giao thông trọng điểm của thủ đô, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Cầu cao 4,75 m, rộng 9 m với 2 làn ôtô, 2 làn xe máy, cho phép xe dưới 3 tấn lưu hành với vận tốc 40 km/h.
Cầu có độ dốc 5-6%.
Hiện mặt cầu đã được trải nhựa, hệ thống đèn cao áp được lắp đặt, chỉ còn thiếu lan can hai bên.
Cây cầu vượt bằng sắt thứ hai đặt tại ngã tư Chùa Bộc - Tây Sơn được xây dựng dọc tuyến phố Tây Sơn, dài 249 m, gồm 8 nhịp dầm thép liên tục, với tổng mức đầu tư 65,5 tỷ đồng.
Cùng kích cỡ với cầu vượt Láng Hạ, cầu vượt Tây Sơn cao 4,75 m, rộng 9 m với 2 làn ôtô, 2 làn xe máy, cho phép xe dưới 3 tấn lưu hành với vận tốc 40 km/h.
Cây cầu này hiện mới đổ bê tông, chưa trải nhựa mặt cầu. Mật độ phương tiện qua lại đây luôn đông đúc dù không phải giờ cao điểm.
Phía dưới gầm giàn giáo, vật liệu xây dựng vẫn ngổn ngang vì đang trong quá trình thi công và hoàn thiện.
Tại hướng nam của cầu, chiều 16/4 công nhân bắt đầu phá dỡ dải phân cách để chuẩn bị lấy lối lên cầu cho xe.
Dự kiến cả hai cây cầu này sẽ được đưa vào sử dụng dịp lễ 30/4 và 1/5, sớm hơn một tháng so với kế hoạch. Cách đây vài ngày, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã chấp thuận đề nghị xây thêm 3 cầu vượt kết cấu bằng thép lắp ghép tại các nút giao đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân và Bạch Mai - Lê Thanh Nghị.
Theo VNExpress
Rối với nút giao thông Nút giao thông cầu vượt Gò Dưa, quận Thủ Đức - TPHCM đưa vào sử dụng 3 ngày nay nhưng thông báo chỉ dẫn không rõ ràng Ngay giao lộ Tô Ngọc Vân - Tam Bình theo hướng từ chợ Thủ Đức về Tỉnh lộ 43 có băng rôn thông báo cho phép tất cả các loại xe rẽ trái nhưng phía trước...