Chưa xác định được ‘thủ phạm’ khiến sông Cái Lớn ô nhiễm đen kịt
Liên quan đến sự cố ô nhiễm sông Cái Lớn ở Hậu Giang hồi năm 2019, theo kết quả bước đầu, nguyên nhân chính là do hoạt động xả thải của nhà máy đường.
Tuy nhiên, sau khi Tổng cục Môi trường vào cuộc, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính.
Như Tiền phong đã phản ánh, từ ngày 22/3-2/5/2019, sông Cái Lớn và các kênh nhánh thuộc địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt, gây thiệt hại về thủy sản nuôi và làm đảo lộn đời sống của người dân.
UBND tỉnh Hậu Giang sau đó báo cáo Bộ TN&MT để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, chỉ đạo Sở TN&MT khẩn trương phối hợp với các đơn vị hữu quan và chính quyền địa phương rà soát các nguồn thải, thu thập, xác minh dữ liệu chuyên ngành về môi trường.
Kết quả xác minh bước đầu cho thấy nguồn nước sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát ( Cty Long Mỹ Phát).
Nhà máy đường Long Mỹ Phát. Ảnh: NH
Tuy nhiên, thông tin tại buổi giao ban báo chí hôm 15/7/2020, ông Trương Cảnh Tuyên -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cũng đã vào kiểm tra nhưng vẫn chưa xác định được tác nhân chính gây ra ô nhiễm.
“Nhà máy đường Long Mỹ Phát là một trong những nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ở đây có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, như nguồn chăn nuôi, nguồn đốt rơm rạ… nên Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng không đủ cơ sở xác định đâu là nguồn chính” – ông Tuyên cho hay.
Trước đó, ngày 23/7/2019, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định xử phạt Cty Long Mỹ Phát 714 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cty trong thời gian 4,5 tháng; buộc cty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đến nay địa phương vẫn chưa cho phép nhà máy trên hoạt động trở lại vì cty chưa thực hiện quyết định, cụ thể là chưa nộp phạt và báo cáo khắc phục, thậm chí còn khiếu nại.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng đã tiến hành đối thoại nhưng phía cty vẫn tiếp tục không đồng ý và hiện có ý định khởi kiện ra tòa. Dù như thế nào, chúng tôi khẳng định là phải xử lý nghiêm minh vấn đề này” – ông Tuyên nói.
Về tình hình thiệt hại, tổng số hộ bị thiệt hại ở huyện Long Mỹ là 8 hộ và thị xã Long Mỹ là 16 hộ, ước tổng thiệt hại gần 400 triệu đồng, đến nay người dân vẫn chưa nhận được hỗ trợ.
Theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, ở đây chỉ có thể hỗ trợ chứ không phải bồi thường, vì bà con nuôi thủy sản trên sông là vi phạm an toàn giao thông thủy. Hiện địa phương đang xem xét để hỗ trợ cho bà con bớt khó khăn nhưng phải có cơ sở phù hợp vì tiền hỗ trợ là lấy từ ngân sách.
Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân
Những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh liên tục trong tình trạng ô nhiễm nặng, nguyên nhân do chủ yếu do đốt rơm rạ.
Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân
Trong những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc bộ liên tục trong tình trạng ô nhiễm nặng ở mức gây hại cho sức khỏe. Đáng chú ý, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuất hiện ngay cả những ngày cuối tuần, khi mà lượng phương tiện lưu thông giảm hẳn so với ngày thường. Một trong những nguyên nhân là do người dân đốt rơm rạ vào mùa thu hoạch.
Những ngày gần đây, nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội liên tục bị bao phủ bởi khói bụi tỏa ra từ việc đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Ảnh: B.M/VOV.VN
Vừa cầm chổi thu gọn nốt đống rơm cho gọn vào lề đường, chị Lê Thị Nhung ở huyện Đông Anh Hà Nội vừa thanh minh, không phải mình chị mà các hộ gia đình trong thôn đều xem việc đốt rơm sau khi thu hoạch xong là một thói quen suốt nhiều năm qua.
"Cũng có khi người ta không muốn nhưng người ta không kêu. Quanh đây toàn dân làm ruộng nên người ta cũng hiểu cho nhau. Như ở đồng nhà tôi cũng không thấy ai kêu ca gì cả, nói chung là cũng không ảnh hưởng gì lắm nên việc của ai người ấy làm thôi", chị Nhung chia sẻ.
Tại nhiều vùng quê ngoại thành Hà Nội, mỗi khi đến mùa thu hoạch, máy tuốt lúa sẽ được để ngay bên vệ đường, khi xong, thóc được đóng vào các bao tải còn rơm được chất đống phơi ngoài đường. Đợi đến tối khô mọi người sẽ ra đốt. Nhà nào cũng giống nhau, khi đốt thì không ai kêu ai được nên hòa cả làng.
Mặc dù người dân ngoại thành đã chung sống quen với khói mù của việc đốt rơm rạ nhưng với những người dân nội thành - những người chịu ảnh hưởng của việc này lại rất nghiêm trọng khi những đám khói này cộng với không khí oi bức hơn 10 ngày qua đã gây cảm giác ngột ngạt, khó thở cho những cư dân nội thành.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài làm nhiệt độ không khí tăng cao, gây ô nhiễm môi trường, khói đốt rơm rạ còn gây nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Ảnh: B.M/VOV.VN
Đây là ý kiến một số người dân khu vực nội thành về vấn đề này:
"Theo tôi nên cấm vì ảnh hưởng rất nhiều đến không khí. Buổi sáng chở con đi học thì khói bụi, ảnh hưởng nhiều đến các cháu".
"Tôi không đồng tình với việc này. Người dân cứ đốt rơm rạ, cả làng thi nhau đốt gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường mà nắng nóng thế này, rơm rạ đốt lên khói bụi mù mịt không thở được".
"Mình không đồng tình việc đốt rơm rạ ngay tại đồng như vậy, ảnh hưởng ngay tới chính người đốt tiếp theo là người xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường".
Đánh giá về tác hại của việc đốt rơm rạ đến sức khỏe con người, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cho biết, khói do đốt rơm rạ là nguồn gây ô nhiễm, rất có hại cho sức khoẻ của con người.
"Việc đốt chủ yếu vào buổi chiều, về đêm không khí không tốt khi hít phải sẽ mắc bệnh phổi. Ngoài ra với nền nhiệt độ cao cộng thêm phần đốt rơm rạ sẽ làm cho sức khỏe của dân trực tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng thêm", PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho hay.
Tình trạng người dân phơi rơm, thóc hoặc đốt rơm tràn lan không chỉ xảy ra ở Hà Nội mà hiện nay, tại nhiều tỉnh thành khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định... đang vào mùa thu hoạch, người dân phơi, đốt rơm rạ nhiều. Điều này không chỉ gây nhiều cản trở giao thông, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông trên các tuyến đường mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người dân. Chính vì vậy, các địa phương cần phải có các giải pháp sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.
Đốt rơm rạ sẽ được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường
Trước hiện tượng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vào buổi tối do đốt rơm rạ, Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi tối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế còn về lâu về dài cần phải có giải pháp tổng thể, kể các các quy định và pháp luật cũng như các giải pháp công nghệ để giải quyết tình trạng này. Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây, chất lượng không khí tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng suy giảm vào ban đêm, một trong những nguyên nhân chính là hiện tượng đốt rơm rạ đang diễn ra phổ biến. Tại khu vực nông thôn, sau một ngày phơi nắng, rơm rạ thường được đốt vào buổi tối, vì vậy các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18h và đạt giá trị cực đại vào 20 - 22 giờ hàng ngày. Trên thực tế, lâu nay, người nông dân cứ hiểu nhầm là đốt rơm rạ sẽ giải phóng được mặt bằng cho vụ tiếp theo cũng như tận dụng tro làm phân bón ruộng, nhưng đó lại là nhận thức cực kỳ sai lầm bởi đốt rơm cũng lãng phí vô cùng.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nguồn rơm rạ này có thể tận dụng để làm nguyên liệu cho các ngành khác như trồng nấm, làm biogas, làm thức ăn cho ao nuôi thủy sản.
"Quan trọng nhất phải nhìn từ góc độ kinh tế. Như hiện nay người ta gọi là kinh tế tuần hoàn. Để bán cho những người có nhu cầu sử dụng rơm cộng với đó nữa là giáo dục ý thức của người dân bản thân việc đốt đó ảnh hưởng cộng đồng, xã hội. Nếu những vùng đó vẫn cứ tiếp tục đốn thì lại có chế tài thì người ta sẽ thay đổi cách tư duy", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho hay.
Theo PGS.TS Hoàng Thu Hương, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, việc đốt rơm rạ cho thấy, bà con nông dân đang thiếu các giải pháp để giải quyết. Chính vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích các nghiên cứu về xử lý rơm rạ cũng như chính sách hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề này.
"Để bà con không chỉ có một mình trong việc giải quyết vấn đề sử dụng phần rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác thì tôi hy vọng về phía nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ nội dung này. Để có thể giảm từ phụ phẩm nông nghiệp cũng như là có những biện pháp để giải quyết vấn đề rác thải nông thôn, hạn chế điểm đốt như hiện nay gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường như thế này", PGS.TS Hoàng Thu Hương đề xuất.
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Chất lượng, Tổng cục Môi trường cho biết, trước đây, các nội dung có liên quan đến bảo vệ môi trường nông thôn nói chung, tận thu phụ phẩm nông nghiệp nói riêng được quy định rời rạc, phân tán tại nhiều điều khoản dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình thực thi tại chính quyền địa phương các cấp. Chính vì vậy, trong Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi lần này có hẳn 1 Điều quy định rơm rạ phải được sử dụng để sản xuất phụ phẩm nông nghiệp.
"Tại Điều 63 của Dự thảo luật quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chúng ta có quy định phải thực hiện tái chế sản xuất các phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có ích để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Thứ hai là cũng đã có quy định về cấm đốt các loại phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tức là trong Điều 63 cũng có yêu cầu quản lý đối với hoạt động đốt ngoài trời", ông Nam thông tin.
Tổng cục Môi trường khuyến cáo, hoạt động đốt rơm rạ còn có thể tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, vì vậy mọi người cần giảm các hoạt động ngoài trời vào buổi tối, hạn chế tối đa việc ra ngoài nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Trường hợp phải ra ngoài cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5./.
Xem xét di dời các hộ dân bị ảnh hưởng từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, bụi, tiếng ồn phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh. Tỉnh Bình Thuận đang xem xét, nghiên cứu thực hiện yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi từ Trung...