Chưa xác định được nguồn lây nhiễm của cô gái Việt dương tính với SARS-CoV-2 khi đến Nhật
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết nữ hành khách Việt Nam dương tính với SARS-CoV-2 khi đến Nhật Bản đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội ngày 12-8, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết trong 2 ngày vừa qua, Hà Nội có 22 ca bệnh nhập cảnh về, 8 ca lây nhiễm cộng đồng. Ca bệnh 867 (quê Hải Dương) mới được công bố đã đi khám bệnh tại một số địa điểm, bệnh viện. Ca bệnh này chưa phát hiện được nguồn lây nhiễm và không liên quan đến vùng dịch Đà Nẵng.
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Ngoài ra, theo ông Quý, trước đó một người từ Hà Nội nhập cảnh Nhật Bản cũng được thông báo dương tính với SARS-CoV-2. Người này đã tiếp xúc với 22 người, đi nhiều cơ quan, xét nghiệm tại viện 108 cho kết quả âm tính, nhưng sang bên Nhật Bản lại dương tính. TP đã rà soát F1, F2 để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Ca này cũng chưa biết nguồn lây nhiễm.
Trước đó, ngày 9-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết đã nhận được thông tin từ phía Nhật Bản báo cáo về trường hợp nữ hành khách 29 tuổi, đáp chuyến bay NH898 ngày 8-8 từ Hà Nội đi Tokyo, dương tính với SARS-CoV-2. Phía Nhật Bản thực hiện test nhanh kháng nguyên với vị nữ hành khách nói trên nên cần phải theo dõi xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR.
Video đang HOT
CDC Hà Nội đã triển khai các biện pháp phòng chống, điều tra dịch tễ phòng chống dịch ở một số nơi có liên quan đến bệnh nhân này tại 2 quận Đống Đa và Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Là nguồn lây COVID-19, vì sao dơi không nhiễm bệnh?
Dơi thường được coi là nguồn lây nhiễm của nhiều loại bệnh truyền nhiễm chết người, như Ebola, bệnh dại và gần đây nhất là chủng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19. Nhưng chúng lại có khả năng miễn dịch kỳ diệu với các mầm bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester (New York, Mỹ), bí mật của loài dơi có thể xuất phát từ khả năng kiểm soát tình trạng viêm sưng, vốn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tật và lão hóa.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm 3 nhà khoa học Vera Gorbunova, Andrei Seluanov và Brian Kenedy đã phác thảo các cơ chế miễn dịch dựa trên khả năng độc đáo của loài dơi và cách các cơ chế này có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị cho các căn bệnh truyền nhiễm mới.
Cả 3 đã có ý tưởng nghiên cứu về khả năng miễn dịch cũng như tuổi thọ của loài dơi khi phải cách ly tại Singapore hồi tháng 3 năm nay do dịch COVID-19.
"Với COVID-19, tình trạng viêm trở nên tồi tệ và phản ứng viêm mới là nguyên nhân gây tử vong ở người, chứ không phải virus" - giáo sư Gorbunova chỉ ra. "Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động như sau: một khi chúng ta bị nhiễm bệnh, cơ thể chúng ta sẽ bị sốt và viêm nhằm mục đích tiêu diệt virus và chống nhiễm trùng, nhưng chính cơ chế này cũng có thể là con dao hai lưỡi".
Không giống con người, dơi đã phát triển các cơ chế cụ thể làm giảm sự nhân lên của virus và cũng như làm giảm phản ứng miễn dịch đối với virus. Kết quả là hệ thống miễn dịch của chúng kiểm soát virus và đồng thời không tạo ra phản ứng viêm mạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, có một số yếu tố có thể góp phần khiến dơi tiến hóa để chống lại virus và sống thọ. Yếu tố hàng đầu bắt nguồn từ khả năng bay của chúng.
Dơi là loài động vật có vú duy nhất có khả năng bay, đòi hỏi chúng phải thích nghi với sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ cơ thể trong quá trình trao đổi chất và tổn thương phân tử. Chính điều này cũng có thể hỗ trợ loài dơi kháng bệnh.
Một yếu tố khác có thể là môi trường sống của chúng. Nhiều loài dơi sống trong hang động và hốc cây, nơi đầy rẫy các loại vi khuẩn và mầm bệnh.
"Dơi liên tục tiếp xúc với virus", ông Seluanov nói. "Chúng luôn bay ra ngoài và mang về các mầm bệnh khác nhau rồi lây lan cho cả đàn".
Do liên tục tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của dơi luôn trong tư thế "chạy đua vũ trang" với mầm bệnh: khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển cơ chế chống lại virus.
"Việc phải liên tục đối phó với tất cả các loại virus từ bên ngoài có thể hình thành khả năng miễn dịch và tăng tuổi thọ của dơi", bà Gorbunova chỉ ra.
Liệu con người có thể phát triển hệ miễn dịch tương tự như loài dơi hay không? Câu trả lời hiện tại là không, bởi quá trình tiến hóa phải diễn ra trong vòng hàng nghìn năm, thay vì vài tháng.
Chỉ trong vài thế kỷ gần đây, phần lớn dân số loài người mới bắt đầu sống gần nhau trong các đô thị. Mặc dù con người có thể đang phát triển các thói quen xã hội song song với loài dơi, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển các cơ chế tinh vi của loài dơi để chống lại virus một khi dịch bệnh bùng phát.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng sự lão hóa dường như đóng một vai trò bất lợi trong phản ứng của con người đối với COVID-19.
"COVID-19 có cơ chế phát triển khác nhau ở mỗi lứa tuổi", giáo sư Gorbunova nói. "Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sống chết."
Nhóm chuyên gia dự đoán rằng việc nghiên cứu hệ thống miễn dịch của loài dơi sẽ cung cấp các mục tiêu mới cho nhân loại để chống lại bệnh tật và lão hóa. "Con người có hai chiến lược khả thi nếu chúng ta muốn ngăn ngừa triệu chứng viêm nhiễm, sống lâu hơn và tránh những ảnh hưởng chết người của các loại dịch bệnh như COVID-19," Gorbunova nói. "Một là sẽ không tiếp xúc với bất kỳ loại virus nào, nhưng điều đó không thực tế. Thứ hai là điều chỉnh hệ thống miễn dịch giống như loài dơi."
Các ca nhiễm Covid-19 ở Bệnh viện Bạch Mai bị lây thế nào? Với 5 ca nhiễm Covid-19 liên quan Bệnh viện Bạch Mai được phát hiện, nơi này phán đoán ca nhiễm mới có thể lây từ bên ngoài. Song Chủ tịch Hà Nội lại thông tin về kịch bản khác. Cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chiều 27/3 có thêm sự tham dự của lãnh đạo...