Chùa Việt Nam Quốc Tự ở đâu? Khám phá ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn
Là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp tôn giáo bậc nhất Sài Thành, Chùa Việt Nam Quốc Tự là điểm du lịch tâm linh bạn nên ghé thăm. Nếu bạn đang cần tìm một chốn thanh tịnh để thư giãn và tái tạo năng lượng thì đừng bỏ qua ngôi chùa này nhé!
1. Chùa Việt Nam Quốc Tự ở đâu?
Chùa Việt Nam Quốc tự tọa lạc tại đường Ba Tháng Hai, quận 10, TP. HCM – một trong những con đường rộng rãi và sầm uất nhất tại Sài Thành. Chùa được xây dựng vào năm 1964, trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, thay bằng vẻ đẹp hoang sơ, ngôi chùa đã khoác lên mình một diện mạo mới, với nhiều công trình kiến trúc độc đáo hơn. Hiện nay, ngôi chùa này được xem là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam.
2. Di chuyển tới chùa Việt Nam Quốc Tự
Chùa Việt Nam Quốc Tự mở cửa từ 7 giờ sáng cho tới 18 giờ tối. Điều này rất tiện cho du khách ghé chùa tham quan, khám phá kết hợp cùng nhiều địa điểm khác mà không lo ảnh hưởng tới lịch trình di chuyển.
Có rất nhiều phương thức di chuyển bạn có thể lựa chọn để ghé thăm chùa như:
Đi bằng xe bus
Bạn bắt các tuyến bus số 07, 150, 27, 54, 69 sau đó hỏi phụ xe địa điểm gần chùa để chủ động xuống xe.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Bạn có thể chủ động di chuyển tới chùa bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô bằng cách tra cứu đường đi chùa Việt Nam Quốc Tự trên Google Maps.
Đi theo tour du lịch
Nếu bạn là khách du lịch, bạn có thể tham khảo dịch vụ tham quan của các công ty lữ hành. Điểm cộng là các đơn vị này là có hướng dẫn viên đi cùng, giúp bạn hiểu hơn về lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của chùa.
3. Khám phá vẻ đẹp của chùa Việt Nam Quốc Tự
Chùa Việt Nam Quốc Tự được mệnh danh là ngôi chùa với nhiều cái “nhất” ở Việt Nam. Ngôi chùa sở hữu những nét kiến trúc đặc trưng, kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, thu hút đông đảo tăng ni, phật tử trong nước và bạn bè quốc tế ghé thăm hằng năm.
Chiêm ngưỡng nét kiến trúc chùa độc đáo
Chùa Việt Nam Quốc Tự ban đầu được xây dựng khá sơ sài, sau nhiều năm tu tạo đã được hoàn thiện và đẹp hơn rất nhiều. Hiện tại, tính cả phần khuôn viên bên ngoài, chùa có diện tích là 11.000 mét vuông.
Từ bên ngoài nhìn vào, chùa gây ấn tượng bởi phần mái hiện màu vàng làm bằng đá tự nhiên. Bước vào trong, du khách sẽ bất ngờ trước một khuôn viên rộng rãi, say mê ngắm nhìn từng phần mái, cột, được chạm trổ đầy tinh xảo. Tòa chính điện của chùa mang tới cảm giác vừa lạ, vừa quen cho du khách với thiết kế dàn đèn trần kỳ công, giữa mỗi hộc đèn có hình tượng hoa sen tượng trưng cho sự lan tỏa của Phật pháp.
Video đang HOT
Khám phá vẻ đẹp tòa tháp cao nhất Việt Nam
Ngôi chùa được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến nhờ sở hữu tòa tháp cao nhất cả nước. Tòa tháp có chiều cao 13 tầng, tổng chiều cao là 63m. Đây chính là công trình tôn giáo để kỷ niệm cho cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo vào năm 1963. 13 tầng bảo tháp mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần thống nhất, sự đoàn kết của 13 tổ chức, tông giáo, hội đoàn.
Ngoài ra, chùa còn là nơi bảo quản xá lợi trái tim của vị hòa thượng nổi tiếng Thích Quảng Đức. Tại chùa cũng đặt quả chuông nặng khoảng 3 tấn, cao 3 mét. Đây cũng là quả chuông lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
4. Lưu ý khi tham quan chùa Việt Nam Quốc Tự
Cũng như khi tham quan, khám phá những chốn linh thiêng khác, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
Mặc trang phục dài tay, lịch sự. Không mặc trang phục quá ngắn, phản cảm để không phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính.
Khi đi cùng trẻ em, nên nhắc trẻ đi lại chậm rãi, không chạy nhảy, làm ồn trong khuôn viên chùa.
Không tự ý sử dụng, lấy đồ đạc của chùa về nhà làm của riêng. Không tự ý chụp ảnh tại những khu vực có biển cấm chụp ảnh, quay phim.
Nên tìm hiểu về chùa và các ban trong chùa trước khi dâng hương và lễ, tránh kêu nhầm ban hoặc tên các Phật, Thánh.
Khám phá chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn
Là khu chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam, chợ Bình Điền lúc nào cũng tấp nập và đông đúc.
Đến đây, du khách không chỉ có thể thỏa thích mua sắm các món đồ, các món đặc sản nức tiếng mà còn có thể tham quan và hòa mình vào bầu không khí nhộn nhịp, sầm uất của khu chợ này.
1. Chợ Bình Điền ở đâu?
Tọa lạc ngay trên đại lộ Quản Trọng Linh, khu phố 6, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh, chợ Bình Điền là địa điểm mua sắm cực kỳ sầm uất và lý tưởng mà bất kỳ du khách nào cũng không thể bỏ lỡ khi có dịp ghé đến Sài Gòn. Nơi đây bán ra hàng nghìn mặt hàng nông sản và thủy sản mỗi ngày. Đây cũng là nơi cung cấp các mặt hàng về các chợ nhỏ ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Ảnh: @moran_kerinec
Chợ Bình Điền có quy mô rộng lớn lên đến 6ha, 7 nhà lồng và 2 nhà kho. Bên cạnh đó, chợ còn có các bãi để xe quy mô lớn cùng nhiều công trình phụ trợ khác như khu xử lý rác và nước thải, khu khai thác nước ngầm,...
2. Cách di chuyển đến chợ Bình Điền
Xuất phát từ phố đi bộ Nguyễn Huệ, bạn di chuyển theo hướng Đồng Khởi - Tôn Đức Thắng - Đoàn Như Hài - Nguyễn Trường Tộ - Bến Vân Đồn. Tiếp đó, bạn rẽ vào đường Nguyễn Văn Cừ - Bá Trạc - Đường số 9A. Sau đó, tiếp tục rẽ phải sang đường Nguyễn Văn Linh, đi thẳng thêm một đoạn và rẽ phải vào đường Quản Trọng Linh, bạn sẽ nhìn thấy một khu chợ cực to nằm ngay bên phía tay phải của mình.
Ảnh: @havan.cloud.2008
3. Giờ mở cửa của chợ Bình Điền
Chợ Bình Điền thường mở cửa từ 20h - 6h sáng ngày hôm sau.
Chợ Bình Điền đa số đều là khách bán buôn đến mua hàng. Trong khoảng thời gian từ 10 rưỡi tối đến 3h sáng, thương lái từ nhiều nơi sẽ đổ về mua hàng.
Nếu bạn muốn mua lẻ thì nên đến chợ sớm, khoảng từ 8 - 9h tối hoặc sau 3h sáng, lúc này người bán mới có thời gian để bán lẻ.
Ảnh: CHỢ ĐẦU MỐI BÌNH ĐIỀN
4. Các mặt hàng tại chợ Bình Điền
Chợ Bình Điền là nơi buôn bán những mặt hàng như nông sản, thủy hải sản, rau củ với số lượng lớn. Đây thường là nơi các thương nhân đến mua về để phân phối tại các chợ nhỏ hay các điểm bán lẻ. Khách hàng đến đây, thường chuẩn bị cho mình những chiếc xe đẩy để đặt nhiều hàng hóa và thuận tiện cho việc di chuyển.
Chợ Bình Điền được phân theo nhiều nhà lồng khác nhau tương ứng với những loại thực phẩm khác nhau. Có thể kể đến như:
Khu vực nhà lồng A: Hoa tươi
Khu vực nhà lồng B: Rau củ quả
Khu vực nhà lồng D: Thủy hải sản
Khu vực nhà lồng F: Thủy hải sản
Khu vực nhà lồng H: Thịt gia súc và gia cầm
Khu vực nhà lồng K: Thủy hải sản khô
Khu vực nhà lồng T: Trái cây
Ảnh: @therealgrasso
Các cửa hàng đều bày bán hàng hóa với số lượng lớn. Lượng hàng về chợ mỗi đêm lên đến 2000 tấn và chủ yếu là các loại thủy hải sản và rau củ. Các hàng hóa tại đây chủ yếu được nhập ngay từ nơi sản xuất. Các loại hải sản thường được chuyển đến từ vùng biển của các tỉnh miền Trung hay miền Tây Nam Bộ. Các loại rau củ quả thường được nhập từ những vựa nông sản lớn.
Đặc biệt, mặt hàng hoa tươi của chợ bắt đầu được kinh doanh vào năm 2013 và cho đến ngày nay cũng đã trở thành mặt hàng kinh doanh chính của khu chợ này. Các loài hoa tràn ngập hương sắc, trong đó có cả những loài hoa quý hiếm có giá trị cao.
5. Tại sao chợ Bình Điền lại được yêu thích
Dưới đây là các lý do khiến chợ Bình Điền được yêu thích bởi các thương nhân Sài Gòn nói chung và người buôn bán ở các tỉnh lân cận nói riêng.
Đa dạng mặt hàng
Vì là chợ đầu mối nên các mặt hàng được bày bán vô cùng đa dạng. Không chỉ có nông sản mà khu chợ này còn có cả thủy hải sản và các loại hoa. Đặc biệt, nơi đây còn cung cấp cả các loại thủy hải sản hay các loại hoa quý hiếm mà không phải đâu cũng có.
Ảnh: @therealgrasso
Chất lượng, số lượng hàng hóa ổn định
Hàng hóa của chợ luôn được cung cấp với số lượng và chất lượng ổn định, mang đến sự tiện lợi cho những thương lái tới nhập hàng.
Văn hóa không chửi
Văn hóa không chửi chính là nét đẹp làm nên sự văn minh của chợ Bình Điền. Các thương nhân luôn ý thức được việc cư xử đúng mực để giữ được các mối kinh doanh tốt. Vì thế, đến đây, chợ Bình Điền thường không xuất hiện tình trạng cãi vã giữa người mua và người bán hay giữa các người bán với nhau.
Sự hoạt động hiệu quả của ban quản lý chợ
Chợ được quản lý và quy hoạch các khu vực theo đúng các mặt hàng kinh doanh để người mua có thể tìm được đúng sản phẩm mình cần. Rác thải tại đây luôn được xử lý sạch sẽ, không gian thoáng rộng, hệ thống đèn điện được lắp đặt có tổ chức, thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán của các thương nhân.
6. Các lưu ý khi đi chợ Bình Điền
Bạn cần đảm bảo đồ dùng và vật dụng có giá trị, đặc biệt là ví tiền và điện thoại, phòng trừ kẻ gian lấy cắp.
Vì trong chợ khá ẩm ướt, đặc biệt là ở những khu thủy hải sản tươi sống, nên bạn nên chuẩn bị những đôi ủng để đi.
Nên trả giá trước khi mua, khoảng 10% giá mặt hàng để mua được với mức giá tốt nhé!
Công viên Lê Văn Tám: Không gian ký ức của Sài Gòn 1. Giới thiệu công viên Lê Văn Tám Công viên Lê Văn Tám có vị trí đặc biệt, nằm giữa 4 tuyến đường trọng điểm của thành phố là Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu và Phan Liêm. Nơi này đặt theo tên của một vị anh hùng cách mạng, liều mình phá kho đạn của địch trong cuộc kháng...