Chữa viêm xoang bằng Đông Y và Tây Y
Viêm xoang được chia làm hai loại: viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và khô hanh, môi trường ô nhiễm…
Chữa viêm xoang bằng Đông Y và Tây Y
8 bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm xoang
Các bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm xoang chủ yếu được dùng theo dạng sắc uống hoặc hít. Thuốc có sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau nhằm cải thiện các triệu chứng của viêm xoang và nâng cao thể trạng cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đang được áp dụng:
Bài thuốc số 1:
Thành phần: Ké đầu ngựa và tân di mỗi vị 8g, chỉ hương 12g, bạc hà 4g.
Cách dùng thuốc: Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm. Thêm 500ml nước sắc lấy 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Áp dụng cho các trường hợp bị viêm mũi, viêm xoang, xổ mũi.
Bài thuốc số 2:
Thành phần: Tân di hương 9g, bách chiểu 10g, kê tô 7g, nghiệt mộc 15g
Cách dùng: Đem thuốc sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy 1 chén trộn đều với nhau. Sau đó chia thuốc làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng thông mũi, giảm phề nề mũi, đau đầu, chống ứ đọng trong xoang, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Bài thuốc số 3:
Thành phần: Bạch mộc liên, cuống dưa ngọt và long não (băng phiến ) mỗi thứ 15g
Cách dùng: Đem tất cả nghiền thành bột mịn, cất vào hũ kín dùng dần. Khi sử dụng lấy một ít bột thuốc thổi nhẹ vào bên lỗ mũi bị viêm. Đều đặn thực hiện bài thuốc Đông y đặc trị viêm xoang này mỗi ngày 3 lần để lỗ mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
Bài thuốc số 4:
Thành phần: Thương nhĩ 20g, lan hòe 6g, ngải thảo 30g, kinh giới 10g, kim bồn thảo 4g, gạo tẻ 60g, một ít đường cát trắng.
Cách dùng: Sắc các vị thuốc lấy nước. Dùng nước thuốc nấu chung với gạo thành cháo. Sau cùng cho thêm đường vào ăn hết một lần. Mỗi đợt dùng thuốc trong 7 – 10 ngày liên tục giúp giảm đau đầu, nghẹt mũi và các triệu chứng khác do viêm xoang gây ra.
Bài thuốc số 5:
Thành phần: Thương nhĩ tử, phù ly, xích thược, thoát hạch nhân, hồng hoa, bạc hà mỗi vị 9g, vỏ cam 5g, nhẫn đông hoa 30g, liên kiều 12g.
Cách dùng: Đem thuốc sắc làm 2 lần lấy nước trộn chung với nhau. Ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần uống. Bài thuốc Đông y này có tác dụng đặc trị viêm xoang, viêm vòm họng.
Bài thuốc số 6:
Thành phần: Ké đầu ngựa 15g, tân di 25g, thần hươu 50g, bạc hà 5g.
Video đang HOT
Cách dùng: Các vị thuốc sao khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 – 4 lần lấy thuốc hít để giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi.
Bài thuốc số 7:
Thành phần: Sinh địa, kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi vị 16g, huyền sâm, mạch môn, hoàng cầm và đan bì mỗi loại 12g.
Cách sử dụng: Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc số 8:
Thành phần: Kim ngân hoa, hy thiên thảo, ké đầu ngựa, ngư tinh thảo mỗi vị 16g, mạch môn 12g và chi tử 8g. Trường hợp sợ lạnh hoặc có biểu hiện sốt, đau đầu thì thay thế mạch môn và hoàng cầm bằng 12g ngưu bàng, 12g bạc hà.
Cách dùng: Đem thuốc sắc với 500ml cạn còn một nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống. Dùng khi bị viêm xoang cấp tính.
Bài thuốc đông y chữa viêm xoang cấp tính
Công dụng: khắc phục nhanh những dấu hiệu viêm xoang cấp tính như: nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng kèm mủ, nhức đầu, sốt,… Thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn đông 12g, hạ khô thảo 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, thạch cao 40g.
Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang gồm các vị thuốc trên. Chia ngày uống 2-3 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc đông y chữa viêm xoang mãn tính
Công dụng: làm thuyên giảm các triệu chứng do viêm xoang mãn tính gây ra như: xoang hàm, xoang trán đau, chảy nước mũi có mủ và mùi hôi khó chịu, nhức đầu thường xuyên,…các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần. Theo đông y, bài thuốc giúp thanh nhiệt, dưỡng âm và nhuận táo.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, sinh địa 12g, hà thủ ô 20g, huyền sâm 12g, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, ké đầu ngựa 16g, mạch môn đông 12g, tân di 8g.
Cũng tương tự đối với bài thuốc trên: mỗi ngày bệnh nhân sắc uống 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.
Kim ngân hoa là vị thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
Bài thuốc đông y chữa viêm xoang dị ứng
Công dụng: ngăn ngừa bệnh biến chứng thành bệnh viêm mũi dị ứng, khắc phục nhanh các triệu chứng như: chảy nước mũi, ngạt mũi, xoang hàm và xoang trán đau,… Có tác dụng: tán hàn, bổ khí, khu phong, cố biểu.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: tế tân 6g, quế chi 6g, táo tàu 6g, cam thảo 4g, đẳng sâm 16g, sinh khương 4g, bạch thược 12g, ma hoàng 6g, hà thủ ô 20g, tang bạch bì 10g, ngũ vị tử 4g, bạch chỉ 12g, bán hạ chế 8g, ké đầu ngựa 16g, phòng phong 6g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 12g, xuyên khung 16g.
Tương tự với bài thuốc 1 và 2: mỗi ngày sắc 1 thang, uống 2-3 lần mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày thực hiện, các dấu hiệu viêm xoang dị ứng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý khi dùng thuốc Đông y trị viêm xoang
Các bài thuốc Đông y đặc trị viêm xoang dù có thành phần 100% từ tự nhiên song cũng có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần qua thăm khám và được bác sĩ kê đơn.
Sử dụng thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh tự ý mua thuốc được bày bán ngoài lòng lề đường về uống.
Dùng thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc kéo dài hoặc tự ý thêm bớt liều so với quy định.
Cần có sự kiên trì vì thuốc Đông y lâu cho tác dụng
Thuốc sẽ cho tác dụng nhanh hơn với những trường hợp bị viêm xoang nhẹ và phù hợp cơ địa. Nếu trong quá trình sử dụng bệnh vẫn tiếp tục nặng hơn thì nên đi khám lại để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Không uống thuốc Tây hay các sản phẩm thảo dược khác cùng lúc khi đang điều trị bằng thuốc Đông y. Chúng có thể tương tác với nhau gây ra những phản ứng không tốt cho sức khỏe. Nếu có ý định kết hợp cả hai phương pháp điều trị viêm xoang trên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi áp dụng.
Không dùng các bài thuốc Đông y đặc trị viêm xoang theo đơn của người khác bởi mỗi đối tượng có thể trạng, mức độ bệnh khác nhau. Cần qua thăm khám, bắt mạch để thầy thuốc điều chỉnh các vị cho phù hợp.
Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng với thuốc Đông y. Hãy ngưng dùng thuốc ngay khi bạn có các dấu hiệu như nổi mề đay, tức ngực, chóng mặt, giữ nước, tiêu chảy, mệt mỏi… sau khi uống thuốc.
Điều trị viêm xoang bằng Tây y
Tây Y hầu hết sử dụng các loại thuốc, có thành phần là các chất hóa học để giảm triệu chứng và chữa bệnh. Một số loại thuốc Tây y hay được chỉ định cho người mắc bệnh viêm xoang là:
Thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine… Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
Thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mạn tính.
Thuốc súc rửa mũi: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% cho vào lọ nhựa sạch (neti pot) rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
Thủ thuật Proetz súc rửa xoang: Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
Biện pháp phẫu thuật hốc xoang
Đây là biện pháp mà các bác sỹ sẽ mở các đường dẫn lưu trong mũi nhằm khắc phục những tình trạng do viêm xoang ảnh hưởng đến khả năng thở của mũi .Trường hợp này thường dùng cho những bệnh nhân bị bệnh viêm xoang cấp và mãn tính ,cách này điều trị thay cho việc phải dùng thuốc .
Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không bớt, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang… Trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.
Trường hợp tiếp theo mà các chuyên gia và các bác sĩ cũng thường khuyên bệnh nhân thực hiện đó là phẫu thuật nội soi khắc phục và loại bỏ những khối u hốc mủ ở mũi bệnh nhân .
Bằng cách can thiệp trực tiếp như vậy đồng thời kết hợp với thời gian theo dõi và điều trị lâu dài sẽ làm hạn chế và khắc phục nhanh tình trạng cho bệnh nhân bị viêm xoang .
Với những phương pháp trên thì có ưu điểm làm tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng,không phải uống thuốc kháng sinh kéo dài , hết những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân , nhưng ngược lại với chi phí khá cao ,phải nằm viện theo dõi điều trị ,mất thời gian cho bệnh nhân và người thân chăm sóc ,và đặc biệt là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao ,khó điều trị triệt để vĩnh viễn bệnh này.
Theo thoidai
Biến chứng nguy hiểm lên não khi chủ quan với bệnh viêm xoang
Nhiều người nghĩ viêm xoang sẽ tự khỏi nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh dễ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm dây thần kinh, viêm màng não, áp xe não, viêm xương... thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Ảnh minh họa
Lồi mắt vì viêm xoang
Ông N.T.T bị viêm xoang mãn tính đã lâu, nhức đầu liên tục và mắt bên phải bị đau nhức, mờ dần. Ông đã đi điều trị nhiều lần ở một số nơi nhưng bệnh không giảm mới đến Bệnh viện Tai mũi họng TƯ khám. Trước khi vào viện, mũi của ông thường xuyên chảy mủ đục. Vào viện khám, bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm đa xoang mãn tính hai bên. Và thật không ngờ, tình trạng mắt hiện tại là do biến chứng viêm xoang mãn tính đã lâu của ông.
Cách đây không lâu, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cũng đã cấp cứu cho bệnh nhi 9 tuổi bị biến chứng của viêm mũi xoang cấp. Mắt trái bị đẩy lồi ra trước, hạn chế vận động nhãn cầu, thị lực còn 2/10. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu mở các xoang và mở vào ổ mắt dẫn lưu áp xe.
Theo BS Đào Trung Dũng - Khoa Tai mũi họng (BV Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba), các biến chứng ở mắt xảy ra do viêm xoang cũng rất phức tạp, đặc biệt là biến chứng áp xe ổ mắt. Lúc này, mủ tạo lập đầy bên trong mô ổ mắt, đẩy nhãn cầu lồi ra, mi mắt sưng nề và người bệnh sẽ bị đau nhức mắt dữ dội. Biến chứng ổ mắt do viêm mũi xoang không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giảm thị lực, nguy cơ mù lòa cao.
Đồng quan điểm, BSCKI Nguyễn Đình Tuấn (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, nhiều người vẫn nghĩ viêm xoang là bệnh tạm thời và sẽ tự khỏi nên có tâm lý chủ quan không tích cực chữa. Rất nhiều trường hợp chỉ vào viện khi bệnh đã trở nặng. Nếu không điều trị sớm, viêm xoang sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và có những biến chứng nguy hiểm như: Viêm dây thần kinh, viêm màng não, áp xe não, viêm xương...có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm xoang cấp tính là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm); do viêm nhiễm đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi) hoặc do bệnh sâu răng, viêm lợi lan truyền sang các khoang gây viêm cấp. Bên cạnh đó, viêm xoang cấp còn do dị ứng với vi sinh vật và các chất gây dị ứng. Nếu mắc bệnh kéo dài hơn 12 tuần và tái phát nhiều lần là viêm xoang mãn tính.
Những dấu hiệu điển hình cảnh báo viêm xoang
Theo các chuyên gia, các bệnh lý tai mũi họng nói chung và viêm xoang nói riêng thường có tính chất lai rai. Người bệnh bên cạnh việc ý thức điều trị sớm cần phải quyết tâm điều trị. Khi đã bỏ dở điều trị thì việc điều trị về sau thường phức tạp và bệnh có thể gây những biến chứng khó lường như trên.
Viêm xoang do virus bệnh thường tự hết. Nhưng trường hợp này rất dễ bị bội nhiễm vi trùng và chuyển từ viêm xoang cấp tính sang mãn tính. Nếu viêm xoang do vi trùng, hiệu quả điều trị tùy độc lực của vi trùng, có nhạy với thuốc kháng sinh nhiều hay ít và tùy vào có làm thông thoáng lỗ thông mũi xoang tốt hay không. Còn viêm xoang do nấm đã hình thành u nấm trong xoang buộc phải phẫu thuật lấy hết nấm ra mới khỏi, việc dùng thuốc lúc này không có tác dụng.
Theo BSCKI Nguyễn Đình Tuấn, người bệnh cần chú ý đến những dấu hiệu điển hình của bệnh để đi điều trị sớm. Theo đó, người bệnh có các dấu hiệu:
Đau nhức: Tùy thuộc xoang bị viêm ở vùng nào, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó. Nếu bị viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má, viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định. Nếu viêm xoang sàng trước, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt, nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy
Chảy dịch mũi: Dịch thường đặc, có màu vàng, nâu hoặc xanh, có mũi tanh hoặc hôi
Điếc mũi: Ngửi không thấy mùi, thường là do viêm nặng, gây phù nề nhiều, mùi không thể len lỏi đến các thần kinh khứu giác.
Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo dấu hiệu đau đầu, có thể có sốt, cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Mỗi khi hắt hơi mạnh thường rất đau, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị viêm xoang mọi người không nên tự ý điều trị bằng thuốc tán, mẹo dân gian như uống nước mật ong, nhỏ tỏi... vào mũi. Thực tế, đã có nhiều trường hợp tiền mất tật mang khiến bệnh trở nặng hơn vì những mẹo này.
Để biết chính xác mức độ bệnh và nguyên nhân do đâu, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám cụ thể. Tùy theo tình hình bệnh mà bác sĩ có hướng xử lý đúng.
Bệnh viêm xoang là bệnh rất dễ tái phát, bởi vậy người bệnh cần phải có những biện pháp phòng tránh tích cực. Cần giữ gìn vệ sinh mũi họng để tránh bị viêm mũi, viêm họng dẫn đến viêm xoang. Với người bị xoang mạn cần giữa ấm vùng mũi họng thường xuyên, không tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi và hạn chế tiếp xúc các yếu tố làm nặng thêm tình trạng viêm xoang như khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá... Ngoài ra, nên đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm.
Theo giadinh.net
Lệch vách ngăn mũi có cần phẫu thuật? Nguyễn Văn Toàn hỏi: "Con tôi năm nay 4 tuổi, hay bị "thò lò mũi xanh". Tôi tự coi mũi cháu thì thấy cái vách sụn chia hai mũi bị lệch một bên, bên mũi bị hẹp sẽ dễ bị nghẹt. Có người nói bị vậy không đi mổ sớm sẽ bệnh nặng, ví dụ như sưng phổi. Có thật như vậy không?"....