Chữa viêm thanh quản cấp, thuốc gì?
Viêm thanh quản là tình trạng bệnh lý ở thanh quản gây ra bởi virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, sau các đợt cảm cúm, viêm mũi họng…
Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ em, là loại viêm thanh quản tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần. Thông thường, viêm thanh quản cấp xảy ra sau một đợt viêm mũi, xoang, họng cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh với triệu chứng chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Nếu không được điều trị bệnh sẽ lan xuống gây viêm khí – phế quản.
Dân gian thường sử dụng chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày. Dùng một số thảo dược như húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà… trong điều trị viêm thanh quản cũng cho kết quả tốt.
Điều trị toàn thân dùng kháng sinh phòng bội nhiễm: nhóm b lac-tam như amoxilin, taxetil dạng viêm hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thường được thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid như davercine… Thực tế, một số người bệnh hay mách nhau ngậm một vài viên biseptol (là một sulfamid đường uống) mỗi khi bị khàn tiếng. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ tạo ra kháng thuốc thì sulfamid là loại thuốc thải chủ yếu qua thận do thuốc rất ít tan trong nước tiểu acid nên tạo tinh thế sắc cạnh, gây độc vì kích ứng thận, có khi vô niệu nên cần uống rất nhiều nước mỗi khi phải sử dụng. Biseptol khi bị dị ứng sẽ rất nặng, gây ban đỏ đa dạng có tổn thương ở niêm mạc, bong biểu bì và có thể tử vong.
Có thể dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề bằng liệu pháp corticoid (hít): solumedrol hoặc depersolone hoặc corticoid đường uống, chymotrypsine choay dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống.
Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản, tuy nhiên thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều trị hỗ trợ viêm mũi họng bằng cách nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ. Khí dung mũi họng cùng với làm thuốc thanh quản thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Bạn có thể xông các thứ lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả… Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước chè mạn pha nóng. Thở không khí ấm trong mùa đông.
Video đang HOT
Đối với những bệnh nhân viêm thanh quản, điều quan trọng nhất trong điều trị là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Nếu thực hiện được kiêng nói trong vài ngày (thường khoảng 3-5 ngày) bệnh sẽ khỏi rất nhanh. Bệnh nhân nên tránh tắm lạnh. Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước trà nóng, không hút thuốc lá, uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu…
Để phòng viêm thanh quản chú ý giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.
Theo Sức khỏe đời sống
Bệnh chuyển mùa: Bắt đầu từ... ho
Những lúc chuyển mùa như thế này càng khiến dễ bệnh, mà khởi đầu là triệu chứng ho...
Từ giữa tháng 4 đến nay cả nước chịu cái nóng khác thường. Đi đâu cũng nghe bà con kêu "nóng quá". Vài hôm nay lác đác đã có những cơn mưa đầu mùa. Nhiệt độ giảm chút đỉnh nhưng trời vẫn rất oi. Thậm chí những lúc chuyển mùa như thế này càng khiến dễ bệnh, mà khởi đầu là triệu chứng ho...
Nắng nóng chuyển mùa làm trẻ mắc nhiều loại bệnh, nhiều nhất là bệnh tai mũi họng. Trong ảnh: chờ khám bệnh cho trẻ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 sáng 25-5 - Ảnh: N.C.T.
Nắng nóng, oi bức lúc chuyển mùa là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, siêu vi phát triển, cộng thêm sự mất cân bằng cơ thể nên sinh ra nhiều bệnh. Đông nhất là bệnh tai mũi họng và bệnh đường hô hấp tăng đột biến.
Tại sao chuyển mùa dễ bị ho?
Trẻ nhỏ, cơ thể đang suy yếu và người già là những đối tượng chịu trận đầu tiên. Thường gặp nhất là hiện tượng dị ứng với thời tiết. Ho, hắt hơi, sổ mũi đùng đùng trong đêm khiến cha mẹ, người nhà hoảng hốt. Bà nội cho rằng tại con dâu cho cháu bà tắm khi vừa đi nhà trẻ về, lại còn chiều con cho uống nước đá nên mới sinh bệnh. Trẻ nào bị suyễn thì giống như hàn thử biểu, nhiệt độ chưa kịp thay đổi ba mẹ đã nghe tiếng cò cử trong đêm rồi.
Viêm xoang dị ứng cũng vậy, ho chảy nước mũi, nhức đầu ầm ầm. Nhiệt độ bên ngoài tăng, giảm thì các loại cầu khuẩn như tụ cầu, liên cầu đua nhau nhảy múa ở vùng họng gây viêm họng, sưng amiđan khiến trẻ sốt, ho. Vi khuẩn, siêu vi hoành hành ở vùng "tứ giác" hầu họng chưa đủ, chúng còn di chuyển lên phía trên gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, di chuyển xuống dưới gây viêm khí quản, phế quản và viêm phổi.
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng có lợi như một tín hiệu báo động vùng tai mũi họng, xoang, phế quản, phổi đang mắc bệnh. Ho cũng giúp các bậc cha mẹ đánh giá tình trạng của con và đưa con đến gặp bác sĩ.
Có bao nhiêu loại ho?
Nhiều lắm, mỗi kiểu ho liên quan với từng loại bệnh khác nhau.
* Ho ban đêm: điển hình là hen suyễn thường phát bệnh vào ban đêm, đông y gọi là "háo suyễn" và "đàm ẩm" là tình trạng ho, khó thở do khí quản bị co thắt tạo ra tiếng cò cử, khi nằm càng khó thở hơn nên thường người hen suyễn phải ngồi dậy mà thở. Trẻ nào thể tạng tiết dịch hay dị ứng với thời tiết cũng ho và khó thở về đêm.
* Ho ban ngày: không khí lạnh, ra đường không giữ ấm cổ và mang khẩu trang, trong lớp học có bạn nhiễm siêu vi, trẻ dị ứng với thực phẩm, khói thuốc, bụi, nắng nóng, lông thú, phấn hoa, hóa chất... đều có thể gây ho khi tiếp xúc.
* Ho sù sụ: tùy thuộc vào phản ứng của từng cá thể. Ho sù sụ kèm theo hâm hấp sốt khiến cha mẹ rối ren đôi khi chỉ là cảm thông thường vì thời tiết thay đổi. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao kèm theo khó thở, cánh mũi phập phồng, lồng ngực co kéo thì có thể trẻ bị viêm phổi cần đưa đi cấp cứu ngay.
Hiện nay bệnh bạch hầu ít gặp nếu cha mẹ cho con chích ngừa đầy đủ. Nếu trẻ chưa chích ngừa lại đột ngột ho sù sụ về đêm, khó thở tăng dần, tiếng thở rít cũng nên cảnh giác vì giả mạc bạch hầu bám vào thanh quản có thể gây ngạt thở.
* Ho khò khè: ho kèm theo thở khò khè, môi tím, cánh mũi phập phồng, có dấu hiệu co kéo các cơ liên sườn kèm theo sốt thường do viêm đường hô hấp dưới.
* Ho ông ổng vào sáng sớm: thường do viêm phế quản mãn tính kéo dài, còn gặp ở người nghiện thuốc lá. Nếu không chữa trị tốt, phế quản và các tiểu phế quản lâu ngày sẽ bị xơ cứng, tắc nghẽn, đường dẫn không khí vào phế nang bị cản trở. Nghiêm trọng hơn, viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến bệnh tâm phế mãn (suy tim do suy hô hấp).
* Ho do viêm họng, sưng amiđan: thường ho kèm theo sốt nhiều về ban đêm. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết. Nhiều bà mẹ nôn nóng nghĩ rằng cứ cắt amiđan là trẻ hết bệnh. Thật ra amiđan giống như hai "anh bảo vệ" đường hô hấp bởi chúng tiết ra globulin chống lại vi khuẩn, siêu vi. Chỉ khi nào chúng mất tác dụng bảo vệ, biến thành ổ nhiễm trùng mới nên cắt bỏ.
Nên sử dụng thuốc ho như thế nào?
Chúng ta vào tiệm thuốc sẽ thấy cả rừng thuốc ho từ xirô, viên nén, viên nang mềm, viên nang cứng đến dạng bột và cả thuốc đông y dưới các hình thức bào chế đa sắc màu. Tựu trung lại thuốc ho có hai dạng chính: ho long đàm nhằm giảm sự tiết dịch và ly giải chất nhầy - loại này phổ biến nhất; loại thứ hai nhằm chẹn phản xạ ho gồm những thuốc kháng histamine (chống dị ứng) và gây ngủ. Thường nhân viên bán thuốc sẽ tùy độ tuổi (và nghe kể bệnh) mà "bán thuốc liều".
Thuốc long đàm vừa giảm ứ đọng dịch, vừa phá vỡ kết cấu nhầy để động tác ho dễ dàng tống chúng ra ngoài tỏ ra hữu hiệu trong hầu hết các loại ho. Chúng có vô vàn biệt dược tùy theo hãng sản xuất nhưng hoạt chất chính là N-acetylcystein(ACC), chứa carbocysteine, bromhexine (Bisolvon), ambroxol (Muxol, Mucosolvan) giảm độ nhầy dính của đàm, làm loãng đàm dễ khạc, nhờ vậy giảm ho.
Đặc biệt ACC có thể dùng dạng khí dung làm tan đàm, cho vào nội khí quản hoặc dùng dạng tiêm truyền khi ngộ độc Paracetamol trong tám giờ đầu.
Tuy nhiên nếu con bạn bị hen suyễn thì việc đầu tiên phải dùng thuốc giãn khí phế quản chứ không dùng thuốc ho (dù trẻ bị ho và khó thở dữ dội). Còn thuốc kháng histamine dù dạng nào cũng có thể làm khô dịch tiết, khó khạc đàm ra ngoài. Thuốc ức chế trung tâm ho thường có á phiện, rất nguy hiểm khi dùng cho trẻ nhỏ.
Ho chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Vì thế xin đừng vào hiệu thuốc giống như đi chợ mua rau. Người bán và người mua đều cần "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bán và bỏ chúng vô miệng".
Tuổi trẻ
Đừng chủ quan khi bé khò khè, khản tiếng Nhiều bé bị khản tiếng, kèm theo hiện tượng khò khè, có đờm nhưng cha mẹ chủ quan cho rằng khản tiếng vài ngày là khỏi. Thực ra, đó là dấu hiệu của viêm thanh quản cấp, khi đó, dây thanh quản có nguy cơ phù nề, "bít" tắc khiến bé khó thở, tím tái. Nguy hiểm không kém viêm phổi Đến bây...